Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Sáng tác của F. Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ - Phục hưng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="bichngoc" data-source="post: 69863" data-attributes="member: 1814"><p><strong><p style="text-align: center"><span style="color: Blue">SÁNG TÁC CỦA FRANÇOIS RABELAIS VÀ NỀN VĂN HÓA DÂN GIAN TRUNG CỔ - PHỤC HƯNG</span></p><p></strong></p><p><strong><em><p style="text-align: right">M. BAKHTIN </p></em></strong></p><p style="text-align: right"><strong><em>Phạm Vĩnh Cư dịch</p><p></em></strong> </p><p><strong><p style="text-align: center"><span style="font-size: 12px"><span style="color: Blue">Vài lời giới thiệu</span></span></p><p></strong></p><p>Tác giả cuốn này, Mikhailovich Bakhtin (1895-1975) là một trong những nhà nghiên cứu văn học xuất sắc nhất của Liên-xô. Do hoàn cảnh khách quan, ông không viết được nhiều lắm, nhưng công trình nghiên cứu nào của ông cũng trở thành sự kiện đáng ghi nhớ trong lĩnh vực khoa học xã hội ở Liên-xô và có tiếng vang khá rộng ở nước ngoài. Ở Bakhtin, vốn tri thức mênh mông được kết hợp với một tư duy lý luận hết sức sâu sắc và độc đáo. Ông đã viết về vấn đề gì, là đưa ra một quan điểm mới, một cách nhìn nhận mới, nhiều khi khác hẳn với những quan niệm thông thường. Mạnh bạo hơn, Bakhuin còn phát hiện ra nhiều vấn đề mới, khám phá nhiều đối tượng nghiên cứu mới mà trước ông chưa ai lưu ý tới. Những vấn đề mà đối tượng nghiên cứu ấy lại thường nằm ở “vùng tiếp giáp” của nhiều ngành khoa học (nghiên cứu văn học, mỹ học, ngôn ngữ học, triết học, sử học, dân tộc học v.v…), cho nên những công trình nghiên cứu của Bakhtin thường được giới khoa học xã hội ở Liên-xô thảo luận, bàn cãi sôi nổi và rộng rãi. Một đặc điểm hấp đẫn khác khiến Bakhtin thu hút được nhiều độc giả là bút pháp sắc sảo, giầu hình tượng của ông. Như một nhà văn thực thụ, Bakhtin biết khắc họa hình tượng sống động của những con người và vấn đề mà ông đề cập tới. </p><p></p><p>Cuốn “Sáng tác của François Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng” là luận án tiến sĩ (ban đầu nó mang tên: “Rabelais trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực”) mà Bakhtin bảo vệ tại Viện văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên-xô năm 1940, nhưng mãi tới năm 1965 mới được in thành sách. Ngay sau khi xuất bản, nó đã được dư luận khoa học ở Liên-xô (qua các bài giới thiệu-phê bình của L. Pinskij, Ja. Gureviech, L. Bathkin đăng trên các tạp chí “Những vấn đề văn học” và “Những vấn đề triết học” năm 1966-1967) đánh giá rất cao. Người ta nhất trí nhận định rằng những quan điểm lý luận và phương pháp luận của cuốn sách này vượt xa khỏi khuôn khổ nghiên cứu Rabenlais và có tác dụng soi sáng đối với nhiều bộ môn khoa học, trước tiên là mỹ học và triết học của tiếng cười. “Sau cuốn sách của Bakhtin, toàn bộ lịch sử tiếng cười phải được viết lại” -đó là một trong những ý kiến gần đây nhất của Gurevich (xem tạp chí “Văn học nước ngoài” năm 1966) khẳng định tác dụng có tính chất cách mạng trong khoa học của cuốn sách của Bakhtin. </p><p></p><p>Những luận điểm cơ bản của Bakhtin về đặc tính và vai trò của nền văn hóa trào tiếu dân gian những năm gần đây đã được giới học giả ở Liên-xô tiếp thu và ứng dụng rộng rãi, ngay cả giới nghiên cứu phương Đông. Trong một cuốn sách giáo khoa “Lịch sử văn học phương Đông” được xuất bản ở Liên-xô trong những năm gần đây, trong phần văn học Trung Quốc có hẳn một chương: “Văn hóa hội hè dân gian Trung-quốc thời Trung cổ”. Nhà nghiên cứu văn học Việt-nam N. Nikulin cũng vận dụng những luận điểm của Bakhtin để cắt nghĩa hiện tượng Hồ Xuân Hương. Gần đây nhất, viện sĩ Đ. Likhachev đã dựa vào những phát kiến của Bakhtin để sáng tác cuốn “Thế giới trào tiếu của nước Nga cổ” (Nxb “Nauka”, 1976). </p><p></p><p>Trong sáng tác của Rabelais, đây cũng là một phát kiến rất quan trọng của Bakhtin, khiến cho giới khoa học và nói chung công chúng ngày phải xét lại những quan niệm về cái tục trong văn hóa cổ truyền. Bakhtin đã chứng minh rõ rằng, cái tục trong tác phẩm của Rabelais và trong sáng tác trào tiếu dân gian tuyệt đối không mang ý nghĩa “sinh lý” bẩn thỉu như ngày nay. Ngược lại, nó thể hiện tư duy duy vật tự phát, ý tưởng và sự bất tử của tập thể nhân dân và lý tưởng may mắn vật chất của loài người. </p><p></p><p><strong><p style="text-align: center"><span style="font-size: 12px"><span style="color: Blue">Mối liên quan mật thiết và sự gần gũi về bản chất giữa tiếng cười Rabelais và tiếng cười dân gian</span></span></p><p></strong></p><p>Bakhtin nêu ra hẳn một phạm trù mới: “Văn hóa trào tiếu dân gian” (Narodoraja smokhovaja Kultura) gồm 3 thể loại hình thức chủ yếu: các hình thức hội hè dân gian, các tác phẩm văn học trào tiếu dân gian và các hình thức “ngôn ngữ quảng trường”. Đặc biệt, ông làm sáng tỏ ý nghĩa vô cùng lớn lao của mọi hình thức hội hè (đặc biết là hội giả trang) trong lịch sử văn hóa loài người. Ông làm nổi bật hai yếu tố quan trọng hàng đầu của hội hè: ý thức về tính tương đối đáng mừng của thực tại hiện hữu và sự “thao diễn” trước tương lai lý tưởng. Sau khi xác định: hội hè (đặc biệt hội giả trang) là cuộc đời thứ hai của nhân dân, là sự thoát ly tạm thời thế giới hiện hữu để thưởng thức trong giây lát thế giới lý tưởng: thế giới của tự do, bình đẳng, bác ái và sung mãn vật chất, Bakhtin nêu rõ tác dụng tích cực to lớn của hội hè và các hình tượng trào tiếu hội hè dân gian đối với sự phát triển của văn học và của tư duy nghệ thuật nói chung. Theo Bakhtin, tiếng cười hội hè có tác dụng giải phóng con người khỏi sức ức chế của hệ tư tưởng chính thống, cho phép con người nhìn nhận thế giới bằng một con mắt mới, tỉnh táo và đồng thời lạc quan, giúp con người thấy rằng trật tự thế giới hiện hữu và toàn bộ hiện thực trước mắt không mang tính tất yếu tuyệt đối và vì thế không bất di bất dịch, rằng ngoài cái thực hiển nhiên ấy có thể có một hiện thực hoàn toàn khác, được xây dựng trên những cơ sở khác, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với những mục đích sinh tồn tối cao của loài người, rằng trong bản thân cái hiện thực chưa hoàn hảo hôm nay ẩn tàng những mầm mống của ngày mai. Thực chất, ở đây Bakhtin đề cập tới một vấn đề hết sức cơ bản của văn học nghệ thuật, tức là mối quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng trong hình tượng nghệ thuật. Vấn đề này gắn bó khăng khít với một vấn đề hệ trọng khác: thế nào là chủ nghĩa hiện thực chân chính trong văn học nghệ thuật? Linh hồn của nó là gì? Bakhtin không đưa ra một “đáp án” trực tiếp và đầy đủ cho vấn đề này (ông nhiều lần nhấn mạnh rằng khuôn khổ hạn chế của cuốn sách không cho phép ông có những nhận định khái quát quá rộng), nhưng từ những phân tích so sánh cụ thể của ông toát ra một ý: chủ nghĩa hiện thực chân chính, chủ nghĩa hiện thực cỡ lớn thù địch ngang nhau với cả hai xu hướng đối lập: lý tưởng hóa hiện thực hoặc sao chép nó theo phương pháp kinh nghiệm chủ nghĩa. Ở chủ nghĩa hiện thực chân chính, thái độ tuyệt đối tỉnh táo, phê phán nhạy sắc hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với một ý thức thì thường trực về bản chất luôn luôn không hoàn bị (“dở dang”) của thế giới, bản chất luôn luôn chứa đựng khả năng đủ mới của sự vật. Chủ nghĩa hiện thực thâu tóm thế giới không ở thể dạng hoàn bị và tính tại và trong quá trình hình thành đầy mâu thuẫn nội tại (phép biện chứng của sự sống), nhưng có phương hướng, có ý nghĩa. Hình tượng nghệ thuật trong chủ nghĩa hiện thực, trước tiên là hình tượng con người, vì vậy không bao giờ mang tính đơn nghĩa và tính đồng nhất (trường hợp) đơn thuần với bản thân mình. Nó bao giờ cũng chứa đựng khả năng đổi mới, khả năng phủ định bản thân mình, vượt khỏi khuôn nền của mình. </p><p></p><p>Theo Bakhtin, tiếng cười hội hè dân gian, những hình tượng hội hè dân gian thể hiện một hình thức sinh động như vậy về bản chất không hoàn bị và khả năng đổi mới cả hiện thực. Cho nên, được các nghệ sĩ bậc thầy thời Phục hưng, đặc biệt là Rabelais, kế thừa và nâng lên một trình độ phát triển cao, chúng đã trở thành một công cụ nghệ thuật thâu tóm hiện thực vô cùng hữu hiệu, đã tạo nên cốt là cho một chủ nghĩa hiện thức sâu rộng. </p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="bichngoc, post: 69863, member: 1814"] [B][CENTER][COLOR="Blue"]SÁNG TÁC CỦA FRANÇOIS RABELAIS VÀ NỀN VĂN HÓA DÂN GIAN TRUNG CỔ - PHỤC HƯNG[/COLOR][/CENTER][/B] [B][I][RIGHT]M. BAKHTIN Phạm Vĩnh Cư dịch[/RIGHT][/I][/B] [B][CENTER][SIZE="3"][COLOR="Blue"]Vài lời giới thiệu[/COLOR][/SIZE][/CENTER][/B] Tác giả cuốn này, Mikhailovich Bakhtin (1895-1975) là một trong những nhà nghiên cứu văn học xuất sắc nhất của Liên-xô. Do hoàn cảnh khách quan, ông không viết được nhiều lắm, nhưng công trình nghiên cứu nào của ông cũng trở thành sự kiện đáng ghi nhớ trong lĩnh vực khoa học xã hội ở Liên-xô và có tiếng vang khá rộng ở nước ngoài. Ở Bakhtin, vốn tri thức mênh mông được kết hợp với một tư duy lý luận hết sức sâu sắc và độc đáo. Ông đã viết về vấn đề gì, là đưa ra một quan điểm mới, một cách nhìn nhận mới, nhiều khi khác hẳn với những quan niệm thông thường. Mạnh bạo hơn, Bakhuin còn phát hiện ra nhiều vấn đề mới, khám phá nhiều đối tượng nghiên cứu mới mà trước ông chưa ai lưu ý tới. Những vấn đề mà đối tượng nghiên cứu ấy lại thường nằm ở “vùng tiếp giáp” của nhiều ngành khoa học (nghiên cứu văn học, mỹ học, ngôn ngữ học, triết học, sử học, dân tộc học v.v…), cho nên những công trình nghiên cứu của Bakhtin thường được giới khoa học xã hội ở Liên-xô thảo luận, bàn cãi sôi nổi và rộng rãi. Một đặc điểm hấp đẫn khác khiến Bakhtin thu hút được nhiều độc giả là bút pháp sắc sảo, giầu hình tượng của ông. Như một nhà văn thực thụ, Bakhtin biết khắc họa hình tượng sống động của những con người và vấn đề mà ông đề cập tới. Cuốn “Sáng tác của François Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng” là luận án tiến sĩ (ban đầu nó mang tên: “Rabelais trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực”) mà Bakhtin bảo vệ tại Viện văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên-xô năm 1940, nhưng mãi tới năm 1965 mới được in thành sách. Ngay sau khi xuất bản, nó đã được dư luận khoa học ở Liên-xô (qua các bài giới thiệu-phê bình của L. Pinskij, Ja. Gureviech, L. Bathkin đăng trên các tạp chí “Những vấn đề văn học” và “Những vấn đề triết học” năm 1966-1967) đánh giá rất cao. Người ta nhất trí nhận định rằng những quan điểm lý luận và phương pháp luận của cuốn sách này vượt xa khỏi khuôn khổ nghiên cứu Rabenlais và có tác dụng soi sáng đối với nhiều bộ môn khoa học, trước tiên là mỹ học và triết học của tiếng cười. “Sau cuốn sách của Bakhtin, toàn bộ lịch sử tiếng cười phải được viết lại” -đó là một trong những ý kiến gần đây nhất của Gurevich (xem tạp chí “Văn học nước ngoài” năm 1966) khẳng định tác dụng có tính chất cách mạng trong khoa học của cuốn sách của Bakhtin. Những luận điểm cơ bản của Bakhtin về đặc tính và vai trò của nền văn hóa trào tiếu dân gian những năm gần đây đã được giới học giả ở Liên-xô tiếp thu và ứng dụng rộng rãi, ngay cả giới nghiên cứu phương Đông. Trong một cuốn sách giáo khoa “Lịch sử văn học phương Đông” được xuất bản ở Liên-xô trong những năm gần đây, trong phần văn học Trung Quốc có hẳn một chương: “Văn hóa hội hè dân gian Trung-quốc thời Trung cổ”. Nhà nghiên cứu văn học Việt-nam N. Nikulin cũng vận dụng những luận điểm của Bakhtin để cắt nghĩa hiện tượng Hồ Xuân Hương. Gần đây nhất, viện sĩ Đ. Likhachev đã dựa vào những phát kiến của Bakhtin để sáng tác cuốn “Thế giới trào tiếu của nước Nga cổ” (Nxb “Nauka”, 1976). Trong sáng tác của Rabelais, đây cũng là một phát kiến rất quan trọng của Bakhtin, khiến cho giới khoa học và nói chung công chúng ngày phải xét lại những quan niệm về cái tục trong văn hóa cổ truyền. Bakhtin đã chứng minh rõ rằng, cái tục trong tác phẩm của Rabelais và trong sáng tác trào tiếu dân gian tuyệt đối không mang ý nghĩa “sinh lý” bẩn thỉu như ngày nay. Ngược lại, nó thể hiện tư duy duy vật tự phát, ý tưởng và sự bất tử của tập thể nhân dân và lý tưởng may mắn vật chất của loài người. [B][CENTER][SIZE="3"][COLOR="Blue"]Mối liên quan mật thiết và sự gần gũi về bản chất giữa tiếng cười Rabelais và tiếng cười dân gian[/COLOR][/SIZE][/CENTER][/B] Bakhtin nêu ra hẳn một phạm trù mới: “Văn hóa trào tiếu dân gian” (Narodoraja smokhovaja Kultura) gồm 3 thể loại hình thức chủ yếu: các hình thức hội hè dân gian, các tác phẩm văn học trào tiếu dân gian và các hình thức “ngôn ngữ quảng trường”. Đặc biệt, ông làm sáng tỏ ý nghĩa vô cùng lớn lao của mọi hình thức hội hè (đặc biết là hội giả trang) trong lịch sử văn hóa loài người. Ông làm nổi bật hai yếu tố quan trọng hàng đầu của hội hè: ý thức về tính tương đối đáng mừng của thực tại hiện hữu và sự “thao diễn” trước tương lai lý tưởng. Sau khi xác định: hội hè (đặc biệt hội giả trang) là cuộc đời thứ hai của nhân dân, là sự thoát ly tạm thời thế giới hiện hữu để thưởng thức trong giây lát thế giới lý tưởng: thế giới của tự do, bình đẳng, bác ái và sung mãn vật chất, Bakhtin nêu rõ tác dụng tích cực to lớn của hội hè và các hình tượng trào tiếu hội hè dân gian đối với sự phát triển của văn học và của tư duy nghệ thuật nói chung. Theo Bakhtin, tiếng cười hội hè có tác dụng giải phóng con người khỏi sức ức chế của hệ tư tưởng chính thống, cho phép con người nhìn nhận thế giới bằng một con mắt mới, tỉnh táo và đồng thời lạc quan, giúp con người thấy rằng trật tự thế giới hiện hữu và toàn bộ hiện thực trước mắt không mang tính tất yếu tuyệt đối và vì thế không bất di bất dịch, rằng ngoài cái thực hiển nhiên ấy có thể có một hiện thực hoàn toàn khác, được xây dựng trên những cơ sở khác, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với những mục đích sinh tồn tối cao của loài người, rằng trong bản thân cái hiện thực chưa hoàn hảo hôm nay ẩn tàng những mầm mống của ngày mai. Thực chất, ở đây Bakhtin đề cập tới một vấn đề hết sức cơ bản của văn học nghệ thuật, tức là mối quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng trong hình tượng nghệ thuật. Vấn đề này gắn bó khăng khít với một vấn đề hệ trọng khác: thế nào là chủ nghĩa hiện thực chân chính trong văn học nghệ thuật? Linh hồn của nó là gì? Bakhtin không đưa ra một “đáp án” trực tiếp và đầy đủ cho vấn đề này (ông nhiều lần nhấn mạnh rằng khuôn khổ hạn chế của cuốn sách không cho phép ông có những nhận định khái quát quá rộng), nhưng từ những phân tích so sánh cụ thể của ông toát ra một ý: chủ nghĩa hiện thực chân chính, chủ nghĩa hiện thực cỡ lớn thù địch ngang nhau với cả hai xu hướng đối lập: lý tưởng hóa hiện thực hoặc sao chép nó theo phương pháp kinh nghiệm chủ nghĩa. Ở chủ nghĩa hiện thực chân chính, thái độ tuyệt đối tỉnh táo, phê phán nhạy sắc hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với một ý thức thì thường trực về bản chất luôn luôn không hoàn bị (“dở dang”) của thế giới, bản chất luôn luôn chứa đựng khả năng đủ mới của sự vật. Chủ nghĩa hiện thực thâu tóm thế giới không ở thể dạng hoàn bị và tính tại và trong quá trình hình thành đầy mâu thuẫn nội tại (phép biện chứng của sự sống), nhưng có phương hướng, có ý nghĩa. Hình tượng nghệ thuật trong chủ nghĩa hiện thực, trước tiên là hình tượng con người, vì vậy không bao giờ mang tính đơn nghĩa và tính đồng nhất (trường hợp) đơn thuần với bản thân mình. Nó bao giờ cũng chứa đựng khả năng đổi mới, khả năng phủ định bản thân mình, vượt khỏi khuôn nền của mình. Theo Bakhtin, tiếng cười hội hè dân gian, những hình tượng hội hè dân gian thể hiện một hình thức sinh động như vậy về bản chất không hoàn bị và khả năng đổi mới cả hiện thực. Cho nên, được các nghệ sĩ bậc thầy thời Phục hưng, đặc biệt là Rabelais, kế thừa và nâng lên một trình độ phát triển cao, chúng đã trở thành một công cụ nghệ thuật thâu tóm hiện thực vô cùng hữu hiệu, đã tạo nên cốt là cho một chủ nghĩa hiện thức sâu rộng. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Sáng tác của F. Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ - Phục hưng
Top