Sản xuất phân ủ

tuan1990

Banned
Xu
0
Hàng bao đời nay nhà nông ta đã đúc kết những kinh nghiệm cấy cày phong phú thành một nguyên lý chỉ đạo tuyệt vời nhất nước, nhì phân – tam cần, tứ giống. trong đó phân bón được xếp thứ hai về tầm quan trọng. Ngày xưa khi nói đến phân bón là chỉ có phân động vật dưới các dạng phân chuồng, phân nhặt (ở đường), phân trộn rác cỏ,….bây giờ gọi chung là phân hữu cơ. Loại phân này vẫn được dân ta coi trọng ngay cả khi các loại phân hóa học chiếm thế thượng phong.


Sở dĩ như vậy, vì bà con ta hiểu rằng độ phì nhiêu của đất canh tác không chỉ gồm các chất dinh dưỡng cơ bản N-P-K , mà còn có các chất được sinh ra từ các xác cây cỏ thối rửa trong đất. Các loại trái cây ấy cùng với cặn bã bài tiết của súc vật bắt nguồn từ phân chuồng, phân xanh, thân cây sau khi thu hoạch được vùi xuống,……. Ngày nay khoa học đã chỉ ra rằng khi nằm trong đất với độ ẩm ướt nhất định,. Các xác cây sẽ bị phân hủy dần dần do tác động của các vi sinh vật, trở thành chất bùn được phân bố đều trong đất. Nếu trước khi đưa vào ruộng các loại phân ấy được trộn với nhau, đem ủ thành đống, bên ngoài trát lớp đất, thì hiệu quả tạo mùn còn tăng lên nhanh chóng và rõ rệt, tránh được ô nhiễm của phân tươi.



Kỹ thuật đó đã được nhân dân ta áp dụng từ rất lâu và được phổ biến rộng rãi.

Nó cũng được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ để “ nâng cấp chất lượng” và “ quy trình hóa” thành công nghệ chế biến phân ủ (compost). Ở miền Bắc nước ta trong những năm sáu mươi, với phong trào “ sạch làng tốt ruộng”, phát triển bèo hoa dâu và các loại phân xanh khác, cũng đã xác lập được những công thức ủ phân rất tốt, góp phần tích cực nâng cao năng suất lúa và các loại cây khác.
Dưới đây sẽ giới thiệu những nét chính của quá trình ủ phân đã được phổ biến có hiệu quả ở nhiều nơi.

I.Thành phần nguyên liệu

như vừa nói ở trên, hai nguyên liệu chính để ủ phân là phân động vật, chủ yếu là phân chuồng, và các xác cây như rơm rạ, rác thải, cây xanh,….. mà ta tạm gọi chung là rác độn. Ngoài ra để tăng hiệu quả của quá trình ủ người ta còn bổ sung các loại phân bón N-P-K và một số phụ kiện khác như vôi, bột đá, đolomit, than bùn, bột đất.



  1. Thành phần, tính chất của phân chuồng
phân chuồng tức là cặn bã bài tiết của vật nuôi, chất thừa của thức ăn gia súc không được tiêu hóa bởi cơ thể gia súc, được thải ra ngoài. Thành phần hóa học của nó gồm xenlulozo, hemexenlulozo, licnhin, proti và các sản phẩm phân giải như lipit, axit hữu cơ, các chất vô cơ,….. Trong phân chuồng luôn có lẫn nước giải. thành phần nước giải tương đối đơn giản, gồm những chất tan trong nước như ure, axit utric, và các muối vô cơ của K, Na, Ca……

Tính chất của nước giải từ các loại gia súc đều na ná nhau, còn tính chất của phân thì lại tùy thuộc vào thể chất, khả năng tiêu hóa của từng loại gia súc. Trong phân chuồng luôn có rất nhiều những loại vi sinh vật hoạt động. Mà bản thân nó lại là môi trường tốt cho các hoạt động như vậy; đặc biệt chú ý là trong phân của những loài nhai lại (trâu, bò,….), như đã nói, có chứa các enzimxenlulaza chuyên phân giải các xơ sợi thực vật.

Do đặc tính như vậy của phân chuồng mà trong công nghệ ủ phân ngày nay nó được dùng làm chất men, gọi là phân men, thêm 10-15% vào phân ủ.

  1. Các loại rác độn
Rác độn vốn là các loại cây cỏ, nên khi hoai mục sẽ chứa những chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ, đổng thời lại có tác dụng giữ đạm khỏi bay mất ( dưới dạng amonhac Nh3 một chất có mùi khai). Chính sản phẩm phân hủy của rác độn làm cho đất có độ xốp, cải thiện khả năng của đất nhất là khả năng giữ nước.
Các loại rác độn dùng trong ủ phân thường là:

  1. Rơm rạ, thân cây bắp đậu….
chúng là bã thải chủ yếu của nông nghiệp, nên có khối lượng rất lớn. ngoài phần dùng cho trâu bò ăn, lợp nhà, đun nấu, còn lại được đưa vào làm rác độn ủ phân bao gồm cả dạng vùi dưới ruộng sau thu hoạch.
b.Bã thai của sơ chế nông sản
trấu, bả mía, vỏ lạc, vỏ cà phê,………. Cũng dùng được để ủ phân. Những loại có sợi dài như bã mía, cây chuối, lõi cây đay, điền thanh,……. Trước khi ủ cần băm nhỏ.

c. Các loại cỏ, cây hoang dại

thường được coi là một loại phân xanh, cũng phải băm nhỏ khi đang ủ.
d. Rác thải sinh hoạt
Do thu được từ quét dọn, làm vệ sinh; trong đó có khối lượng lớn, tập trung là rác thành phố. Trước khi đem ủ phải loại bỏ những vật cứng (sắt thép, cát, đá,….) những vật bền dai (đồ nhựa,….), rồi băm, nghiền nhỏ.



  1. Phân hóa học
đây là những loại , khoáng chứa các thành phần dưỡng cây cơ bản N-P-K như SA, ure, các phân lân, phân kali,…..
ngoài tác dụng dưỡng câ, các phân đạm, lân còn có tác dụng nuôi dưỡng và thúc đẩy các vi sinh vật hoạt động trong khối phân ủ. Nên chúng thường được thêm vào với liều lượng xác định.


4. Một số phụ liệu



a. Những chất kiềm tính

đó là các vật liệu như vôi, đá vôi, đolomit,…. Được thêm vào để giữ độ kiềm cho hỗn hợp ủ, duy trì hoạt lực của vi sinh vật. Như đã biết, khi có hoạt động vi sinh thì PH môi trường sẽ giảm (do lượng axit tăng), dẫn tới ức chế các hoạt động đó. Mặt khác bón vôi còn có tác dụng cải tạo đất.


b. Bột đất khô



Nó có tác dụng hấp phụ và giữ đạm dạng NH3, khỏi bay đi, đồng thời tạo keo đất để giữ nước, duy trì khả năng trao đổi ion của đất. Thường được cho vào 20-30% tổng sản lượng phân ủ.



c. Than bùn

Ở những vùng trũng, đầm lầy, chân thung lũng,….. thương có than bùn. Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt cho ủ phân, do nó có khả năng hút nước và giữ đạm rất mạnh. Tỉ lệ hút nước tới 200- 500%, hút amon 2-4% theo khối lượng than bùn.
Ngoài ra than bùn cũng chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng mà cây dễ tiêu thụ. (chú ý : không nhầm lẫn với bùn ao, đầm,…. cũng được bà con nông dân đem bón ruộng).


II.Các kiểu ủ phân

Có hai kiểu ủ phân thông dụng: ủ nổi và ủ chìm

1.
Ủ NỔI


  1. Ủ chay
Ở đây không dùng phân men hay phân chuồng, mà chỉ đơn thuần là rơm rạ, xác cây,… đã băm nhỏ, rắc một ít phân đạm. Sau khi ủ sẽ thu được loại phân ủ nhân tạo hoàn toàn.
Cách làm như sau: xếp một lớp xác cây cắt ngắn thành luống với bề ngang 3-4mm, dày 80-100cm, trên một nền đất nện kỹ, có chiều dài tùy ý. Mỗi lớp được rắc thêm lớp phân đạm theo tỉ lệ 10-12kg SA hay 4-5kg ure trên 1 tấn rơm rạ hay xác cây nói chung. Phun nước cho đủ thấm (khoảng 500lit/ tấn xác cây). Cứ cách 10-12 lại phun, 3-4 lần phu là đủ.
Chỉ sau khi đợt rơm thứ nhất này bắt đầu lên men, nhiệt độ tăng đến 50-60­­­oC thì mới xếp chồng lên đó đợt II, rồi đợt III,….cho đến khi đống ủ cao tới 2m.
phương pháp ủ này tương đối lâu. Tùy theo thời tiết, có thể tới 4-5 tháng mới đem bón được.



  1. Ủ có phân men
Ủ có sử dụng phân chuồng làm men vẫn tốt hơn. Đầu tiên rải lớp cỏ vụn hay than bùn dày 5-10cm để giữ nước phân không thấm xuống đất. Rải rạ thành từng lớp dày 15-20cm. Nếu rác độn khô thì phải tưới nước hoặc ngậm nước để đạt w =70-80%. Các loại cây xanh, cỏ tạp thì nên phơi héo mới ủ, cứ mỗi lớp lại rải vôi (3%), hay apatit bột (5%) và 15-20% phân chuồng so với tổng lượng nguyên liệu. Rải lớp khác trồng lên, và cứ vậy cho đến khi đống phân cao1,5 -2 m (bề ngang và chiều dài vẫn như ở trên). Trên cùng rải lớp đất bột hay than bùn dày 10-15cm, phủ rơm rác để che mưa.


Sau 45 ngày đảo một lần, thêm nước và lại đánh đống. Mùa nóng thì sau 2- 3 tháng là đã hoai mục và có thể đem bón. Mùa lạnh thì thời gian ủ có thể kéo dài 4-5 tháng. Để đẩy nhanh quá trình ủ và tăng chất lượng phân,có thêm 5% SA ngay khi rải nguyên liệu để cân đối tỉ lệ C/N (xem dưới đây), xúc tiến các hoạt động vi phân trong đống phân.



2.
Ủ CHÌM

Thực ra là ủ nửa chìm. Đào hố sâu 0.8-1.2m. Đất đào được lấy lên đắp thành bờ xung quanh, bề ngang 2-3m, chiều dài tùy ý. Dưới đáy và thành hố cần nện chặt để tránh thấm, hao phân (nếu xây hay láng xi măng thì càng tốt).

rải xác cây, rơm rạ,…. Thêm phần men cũng như ở trên. Cần lèn chặt. Nếu nguyên liệu nhiều xơ và cần đẩy nhanh thì cũng thêm 0.5% SA. (khi phải thêm SA hay ure thì tránh dùng vôi thêm vào cùng lúc, sẽ làm mất chất đạm; khi đó nên thêm bột đá vôi, đolomit, apatit nhưng không phải supe lân vì có hàm lượng oxit cao).


Tiếp tục rải các lớp khác cho tới khi đống phân cao hơn miệng hố 50-80cm, lèn chặt, tưới nước, phủ bột đất và rác lên trên. Sau 3-5 ngày đống phân bắt đầu nóng tới 65oc; sau 5-6 ngày nhiệt độ giảm dần, 10 ngày là nguội. Nếu thấy độ nóng giảm đột ngột thì có thể tưới thêm nước.

ủ cách này đống phân ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí như ủ nổi, do vậy độ ẩm và độ nóng trong đống được duy trì tốt hơn. Mặt khác các chất dinh dưỡng trong phân ít bị hao giảm do hao phân hay nước mưa làm trôi đi. Nhờ thế mà chất lượng phân thành phẩm tốt hơn.


Còn nữa....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top