• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sản xuất cây công nghiệp

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP

1.Vai trò của sản xuất cây công nghiệp

-Hệ thống cây công nghiệp nước ta rất đa dạng gồm cây ngắn ngày, cây dài như cà phê, cao su, chè… nên tạo ra nguồn nguyên liệu chế biến phong phú cho công nghiệp chế biến phát triển như chế biến chè búp, đường mía, ép dầu lạc, dầu vừng..

-Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ vì ở nước ta có nhiều sản phẩm công nghiệp nhiệt đới đặc sản rất hấp dẫn với thị trường châu Âu như cà phê, chè…

-Phát triển cây công nghiệp cũng là tạo ra nhiều việc làm cho nguồn lao động các vùng ở nước ta, đồng thời góp phần điều chỉnh, phân bố lại nguồn lao động cả nước.

-Phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường…

-Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày còn có tác dụng cải tạo đất làm cho tới xốp.

2.Hiện trạng phân bố và phát triển cây công nghiệp

-Nguồn lực:

+Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với đất đa dạng về loại hình, nguồn nước tưới phong phú…là những điều kiện tốt để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hằng năm.

+Nước ta có nguồn lao động dồi dào, với bản chất cần cù và nhiều kinh nghiệm thâm canh nông nghiệp, nên là nguồn động lực thúc đẩy phát triển cây công nghiệp, đồng thwoif là thị trường kích thích cây công nghiệp phát triển.

+Nhà nước có nhiều chính sách thích hợp cho sự phát triển cây công nghiệp, đó là chính sách khoán 10 ở đồng bằng, chính sách giao đất giao rừng ở trung du và miền núi…

+Nhờ có sản lượng LT đạt năng suất cao, đối lưu sản phẩm nông nghiệp giữa các vùng nên làm cho người nông dân ở trung du và miền núi yên tâm mở rộng diện tích cây công nghiệp.

+Nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật , trong đó có các công nghệ chế biến các sản phẩm cây công nghiệp nên đã thu hút nhiều nguồn nguyên liệu, từ đó kích thích sản xuất cây công nghiệp phát triển.

-Hiện trạng:

+Trong nhiều năm qua diện tích, sản lượng, năng suất cây CN lâu năm tăng nhiều.

+Hiện trạng sản xuất cây công nghiệp tăng từ 14 % (1990) lên 20 % (1999) tổng giá trị của ngành trồng trọt.

+Hiện nay ở nước ta chia làm 2 nhóm chính: cây công nghiệp ngắn ngày và cây nghiệp dài ngày.

*Cây công nghiệp ngắn ngày:

+Cây đay là cây công nghiệp nhiệt đới điển hình và ưa nóng ẩm, mưa nhiều và phát triển tốt trên đất phù sa, vì thế cây đay được trồng nhiều ở ĐBSH ven sông Hồng, sông Luộc, đặc biệt là Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên…Nay cây đay được phát triển rộng khắp ở ĐBSCL (Long An)

+Cây mía (27 vạn ha) sản lượng là 13 triệu tấn, là cây công nghiệp nhiệt đới cho đường, ưa nóng ẩm và phát triển tốt trên đất phù sa ven sông, hầu hết vùng ven sông nước ta đều trồng mía. Hiện nay 70 % diện tích mía và 85 % sản lượng mía tập trung ở các tỉnh phía nma, vùng trồng nhiều mía nhất ở nước ta là ven sông Cửu Long, sông Đồng Nai, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+Cây bong là cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt ưa khí hậu khô nhưng ưa tưới, chính vì thế những vùng có khí hậu khô như Đắc Lắc, Ninh Thuận, BÌnh Thuận, Đồng Nai và một số khu vực ở Tây Bắc thuận tiện cho vùng trồng bông.

+Cây lạc 25,4 ha, 35,6 triệu tấn (1999) là cây công nghiệp cho dầu, ưa nóng ẩm và đất phù sa cát. Nước ta có nhiều vùng trồng lạc quy mô điển hình như khu vực Bắc Trung Bộ, ĐNB như Tây Ninh, Bình Dương, Trung du Bắc Bộ…

+Dâu tằm là cây công nghiệp ngắn ngày , cây nghiệp nhiệt đới điển hình được trồng ở khắp các vùng nước ta, nhưng thường gắn liền với vùng có nghề truyền thống nuôi tằm, ươm, tơ, dệt lụa. Nước ta có nhiều vùng trồng dâu nuôi tằm lớn nhất cả nước là Bảo Lộc – Lâm Đồng (tại đây đã có nhà máy ươm tơ dệt lụa lớn nhất ĐNA)

+Cây thuốc lá 2,6 vạn ha, với sản lượng 2,8 vạn tấn, là cây công nghiệp ngắn ngày nhiệt đới, cận nhiệt phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Nước ta có nhiều vùng thuốc lá nổi tiếng như Lạng Sơn, Cao Bằng, ở miền Trung nổi tiếng là thuốc lá Thanh Hóa, ở miền Nam nổi tiếng là thuốc lá Đồng Nai (là vùng nguyên liệu thuốc lá Sài Gòn).

+Đậu tương cũng là cây công nghiệp cho dầu ưa nóng ẩm mưa nhiều, được trồng ở khắp các vùng nước ta. Vùng trồng nhiều đậu tương nhất là TDMNBB như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, ĐNB, ĐBSCL (riêng ĐNB đặc biệt là tỉnh Đồng Nai chiếm 1/3 cả nước, TDMNPB chiếm ½ cả nước), ngoài ra còn ở Hà Tây, Đắc Lắc, Đồng Tháp.

+Cây vừng là cây công nghiệp ngắn ngày cho dầu được trồng ở khắp các vùng ở nước ta

*Cây công nghiệp dài ngày

+Chè búp 8,3 triệu ha, sản lượng 5,1 vạn tấn chè búp khô là cây công nghiệp nhiệt đới cận nhiệt ưa nóng ẩm mưa nhiều có khả năng chịu lạnh tốt, có khả năng phát triển tốt trên đất feralit đỏ vàng. Nước ta có nhiều vùng chè nổi tiếng như TDMNBB : Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang…Ở miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An, ở Tây nguyên có chè Bầu Cạn, Biển Hồ (Gia Lai) đặc biệt là chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), nhưng 50 % chè cả nước tập trung ở TDMNBB.

+Cà phê 31 vạn ha, sản lượng 34,2 vạn tấn là cây nghiệp nhiệt đới điển hình ưa nóng, kém chịu lạnh và phát triển tốt trên đất đỏ badan, vùng trồng nhiều cà phê nhất nước ta là: Tây Nguyên, ĐNB, Quảng Bình,Quảng Trị, Nghệ An…Ở Tây Nguyên có diện tích cà phê = 4/5 diện tích cà phê cả nước, khoảng 290 ngàn ha, trong đó riêng Đắc Lắc là 170 nghìn ha và nổi tiếng nhất là cà phê Buôn Ma Thuột.

+Cao su 36,3 vạn ha, sản lượng 18,1 vạn tấn mủ cao su, là cây công nghiệp dài ngày cho nhựa, ưa nóng ẩm, mưa nhiều và đất đỏ badan, đất xám.Cao su ưa nóng, không ưa lạnh nên chỉ trồng được ở phái Nam vĩ tuyến 20. Vùng trồng nhiều cao su ở nước ta là ĐNB với diện tích chiếm hớn 70 %, sản lượng hơn 90 % cả nước, cao su trồng từ thời Pháp thuộc 1914 trong đó nổi tiếng là cao su Phú riềng, Lộc Ninh, Phước Hòa (Bình Phước).

+Hồ tiêu 1 vạn ha, sản lượng 1,2 vạn tấn là cây gia vị có giá trị xuất khẩu, ưa nóng không chịu lạnh, nên trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Vùng trồng nhiều hồ tiêu nhất nước ta là Đắc Lắc, ĐNB, vùng trồng hồ tiêu có truyền thống lâu đời nhất là Phú Quốc .
+Điều là cây công nghiệp cho dầu rất quý, ưa nóng không chịu lạnh nên chỉ trồng được ở các tỉnh phía Nam. Vùng trồng điều nhiều nhất nước ta là ĐNB,nổi tiếng là tỉnh Bình Phước.

+Dừa là cây công nghiệp cho dầu rất quý, phát triển tốt trên đất nhiễm mặn ven biển, dừa trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, đặc biệt là ĐNB, vùng dừa nổi tiếng lâu đời nhất là Bến Tre, Cà Mau Tam Quan (Bình Định), sông Cầu (Phú Yên)…

+Ngoài ra nước ta còn có công nghiệp đặc sản khác như cây sơn trồng nhiều ở Tam Nông, Thanh Thủy (Phú Thọ), cây hồi trồng nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng…

Ngoài ra còn có quế, thông, nhựa, trẩu, sở trồng nhiều ở TDMNPB, DHMT…

Tóm lại, qua chứng minh trên ta thấy hệ thống cây công nghiệp ở nước ta khá đa dạng, với nhiều đặc điểm, giá trị khác nhau.. hiện nay phân bố khá phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng.

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ cây công nghiệp

-Do đặc điểm tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên là đất đai, khí hậu, nguồn nước… khác nhau giữa các vùng.

-Do trình độ, kĩ năng, tập quán, sở trường khác nhau của người lao động ở từng vùng.

-Do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến khác nhau giữa mỗi vùng để góp phần công nghiệp hóa đất nước.

-Do nhu cầu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp, đặc biệt ở nước ta có nhiều cây công nghiệp đặc sản nhiệt đới hấp dẫn thị trường châu Âu và các nước ôn đới.

-Do nhu cầu phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên cả nước.

Sự tác động của các nhân tố trên dẫn đến sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta

4.Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta

-Đông Nam Bộ

*Điều kiện hình thành

-Diện tích đất đỏ badan rộng lớn khoảng 950 ngàn ha, đất xám, đất phù sa cổ khoảng 700 nghìn ha phân bố trên địa hình cao nguyên lượn sóng và đồi bát úp… nên dễ khai thác, dễ làm đất, dễ áp dụng cơ giới hóa.

-Đất badan ở ĐNB rất màu mớ, phì nhiêu thuận lợi cho trồng cao su, cà phê, lạc, mía..còn đất xám rất tốt với trồng cao su, lạc, mía, đậu tương…

-Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh vơi nhiệt độ trung bình 28 – 29[SUP]0[/SUP]C, tổng nhiệt độ hoạt động khoảng 10.000[SUP]0 [/SUP]C, lượng mưa trung bình từ 1600 – 1800 mm rất thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới ưa nóng điển hình như cao su, cà phê, lạc, mía…đồng thời khí hậu trong vùng khá ổn định, không sương muối… nên năng suất cây trồng khá ổn định.

-Nguồn nước trong vùng khá dồi dào với hệ thống sông Đồng Nai, nhưng phân hóa thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, mùa khô gây nhiều khó khăn cho sản xuất do đó vấn đề thủy lợi phải cần được quan tâm.

-Nguồn lao động trong vùng khá dồi dào. Vì ĐNB có nhiều thành phố lớn điển hình là TP.HCM nên đây đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm từ đó kích thích cây công nghiệp phát triển, đồng thời nguồn lao động trong vùng có tác phong kinh nghiệm, có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây công nghiệp nên là động lực chính để phát triển cây công nghiệp.

-Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vùng khá tốt, điển hình là các cơ sở chế biến nhưu chế biến cà phê tan ở Biên Hòa, hàng trăm xí nghiệp chế biến hạt điều, nhiều nhà máy chế biến cao su… nên đây là thị trường kích thích sản xuất cây công nghiệp phát triển

-ĐNB hiện nay có nhiều liên doanh, hợp tác với nước ngoài và có nhiều khả năng thu hút đầu tư nên được Nhà Nước rất quan tâm đầu tư phát triển.

Cơ sở trên dẫn đến ĐNB đã phát triển thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn nhất nước ta với cơ cấu cây trồng đa dạng:

*Các cây công nghiệp chính ở ĐNB:

-Cao su là cây công nghiệp chủ đạo nhất với diện tích chiếm trên 70 % cả nước, sản lượng trên 90 % cả nước, tập trung chủ yếu ở Phú Riềng, Lộc Ninh, Phước Hòa (Bình Phước) và rải rác ở Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh…

-cà phê với diện tích lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên, cà phê được trồng nhiều nhất trên đất badan thuộc tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

-Cây điều được trồng với diện tích lớn nhất nước ta, vùng trồng nhiều nhất là Bình Phước.

-Cây hồ tiêu được trồng rải rác ở vùng Đông Nam Bộ nhưng trồng nhiều nhất ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

-Cây dừa được trồng chủ yếu ở ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu

-Các cây công nghiệp ngắn ngày ở ĐNB cũng rất đa dạng, điển hình là nhwunxg cây sau:

+Cây lạc, cũng như ở ĐBSCL vào loại lớn nhất cả nước, lạc được trồng nhiều ở tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh trên đất xám.

+Cây mía cũng là cây có diện tích lớn được trồng nhiều ở ven sông Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây..

+Cây thuốc lá có diện tích lớn nhất cả nước được trồng nhiều ở tình Đồng Nai.

+cây đậu tương cũng có diện tích vào loại lướn sau TDMNPB, ĐBSCL (năm 1999 riêng tỉnh Đồng Nai đã có diện tích chiếm 30 % diện tich cả nước)

+Ngoài ra ở ĐNB còn trồng nhiều cây công nghiệp ngắn ngày khác như bong, dâu tằm, cói…

*Phương hướng:

Tây Nguyên

*Điều kiện hình thành

-Đây là vùng đất đai rộng lớn hơn 1,4 triệu ha đất đỏ badan rất màu mỡ, với tầng phong hóa dày lại phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng trải ra bề mặt rất rộng rãi dễ khai thác thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn.

-Khí hậu ở Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, ở vùng dưới 500 m có khí hậu nóng rất thích hợp cho các loại cây ưa nóng như cao su, cà phê, vối…còn ở độ cao trên 500 m khí hậu mát mẻ kiểu cận nhiệt thích hợp với cây cà phê, chè và chè búp…

-Vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng gây nhiều khó khăn cho tưới nước cây trồng, nhưng thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp.

- Tây Nguyên mặc dù chỉ mới được khai thác từ năm 1975 đến nay nhưng đã tiếp cận hàng chục vạn lao động từ ĐBSH, DHMT…với nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đó chính là nguồn lực con người thúc đẩy phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

-Mặt khác, Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về rừng, khoáng sản, vùng đồng bào các dân tộc ít người, vùng biên giới phức tạp… nên được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đầu tư phát triển mạnh nhằm biến vùng này thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Hiện nay Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước với nhiều cây trồng.

*Hiện trạng:

-Cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên với diện tích là 290.000 ha chiếm 4/5 diện tích cả nước, vùng trồng nhiều cà phê vối ở Đắc Lắc, trong đó riêng Đắc Lắc chiếm 170.000 ha cao nhất ở Tây Nguyên và nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê chè trên các cao nguyên mát mẻ ở Gia Lai, Kon Tum, lâm Đồng…

-Chè búp là cây công nghiệp quan trọng, với diện tích năm 1998 là 14.000 ha, vùng trồng chè búp nhiều nhất là Bầu Cạn, Biển Hồ (Gia Lai) và bảo Lộc ( Lâm Đồng) trong đó nổi tiếng nhất là chè Blao (Bảo Lộc – Lâm Đồng).

-Cây cao su là cây công nghiệp lớn thứ 2 ở Tây Nguyên (120.000 ha) và đứng thứ 2 cả nước, được trồng ở đất đỏ badan ở độ cao dưới 500 m. Vùng trồng nhiều cao su nhất là Gia Lai, Đắc Lắc, đây là vùng tránh gió mạnh.

-Cây dâu tằm là cây công nghiệp quan trọng, vùng có diện tích dâu tằm lớn nhất nước ta là Bảo Lộc – Lâm Đồng với diện tích khoảng 15 nghìn ha (1998).

-Hồ tiêu trồng ở Đắc Lắc.

-Nay ở Tây Nguyên đang phát triển thêm một số cây công nghiệp mới như ca cao, điều…

*Phương hướng

+Đẩy mạnh mô hình kinh tế vườn rừng với mô hình VARC, VAC… để vừa phát triển cây công nghiệp, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

+Phải đầu tư nghiên cứu phát triển thủy lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô

+Phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến với công nghệ kỹ thuật cao thu hút nhiều nguồn nguyên liệu, kích thích phát triển cây công nghiệp tạo ra nguồn hàng xuất khẩu.

+Phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tìm đầu ra cho các sản phẩm cây công nghiệp.

+Cần thực hiện triệt để chính sách giao đất giao rừng và các tài nguyên cho các hộ dân để vừa tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

+Cần giải quyết tốt lương thực tại chỗ và trao đổi sản phẩm với các vùng khác để nguời dân yên tâm phát triển cây công nghiệp.

*Trung du miền núi phía Bắc

-Điều kiện phát triển

+Đất đai vùng rộng lướn chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất đỏ đá vôi…thích hợp cho các loại cây công nghiệp dà ngày và ngắn ngày phát triển.

+Khí hậu TDMNPB là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình 22 – 23[SUP]0[/SUP]C, lượng mưa trung bình 1600 mm, tổng nhiệt độ hoạt đồng 8000 – 8500[SUP]0[/SUP]C, nhưng lại phân hóa theo độ cao, theo hướng Đông – Tây, trong đó những vùng cao khí hậu gần như lạnh quanh năm thích hợp với các loại cây, ngoài cây nhiệt đới còn có các loại cây cận nhiệt, ôn đới như chè, hồi quế, sơn trẩu, và các loại cây dược liệu quý khác.

+Khu vực Tây Bắc nhìn chung có khí hậu nóng và khô hơn Đông Bắc (trừ vào mùa hè khu vực Tây Bắc cao hơn nên khí hậu mát mẻ hơn) nên thích hợp với cây cà phê, chè, bông, xoài…, nhưng vào mùa khô ở Đông Bắc nhiều nơi thiếu nước đặc biệt là các vùng cao biên giới.

+TDMNPB liên tục được bổ sung thêm nguồn lao động từ ĐBSH giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp của vùng.

+TDMNPB rất gần với ĐBSH nên đây là thị trường tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp của TDMNPB.
-Hiện trạng:

+Chè búp có diện tich slowns nhất cả nước chiếm trên 50 % cả nước, với nhiều vùng chè nổi tiếng như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ… ngoài ra còn có một số cao nguyên như Hà Giang, Nghĩa Lộ, Sơn La… đặc biệt là chè Thái Nguyên.

+Cây công nghiệp đặc sản ở TDMNPB là hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng..), sơn (Cao Bằng, Phú thọ…)

+Cây công nghiệp ngắn ngày hiện nay là đậu tương chiếm 40 % diện tích cả nước, ngoài ra còn có thuốc lá ở Lạng Sơn, Cao Bằng, bong ở Tây Bắc, lạc được trồng ở đất bạc màu như Lạng Sơn, Bắc Giang, …, các cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt như xoài, đào, mận, lê… ở Tây Bắc đang phát triển cây cà phê, chè trong các hộ gia đình.

*Duyên hải miền Trung

+Đây cũng là vùng cây công nghiệp quan trọng với cơ cấu cây đa dạng.

+Ở Bắc Trung Bộ điển hình là chè búp ở Tây Nghệ An, cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị…, cao su, hồ tiêu được trồng ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.

+Các cây công nghiệp như quế, trẩu, sở được trồng nhiều ở các tỉnh như Nam Trung Bộ như Đà Nẵng, Q uảng Nam, Quãng Ngãi…

+Ở phía đông cũng được trồng nhiều cây công nghiệp dài ngày như cây dừa nổi tiếng là Tam Quan – Bình Định, Sông Cầu – Phú Yên, Khánh Hòa…

+Ở ĐBDHMT trồng nhiêu cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bong, lạc, thuốc lá… nổi tiếng có vùng mía Quãng Ngãi, Phú Yên…
*ĐBSH, ĐBSCL

-Cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày như đay, cói , mía, lạc, dâu tằm…

 
Vai trò của sản xuất cây công nghiệp

Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt tăng tỉ trọng cây công nghiệp của nước ta cho thấy vai trò của nó trong nền kinh tế hiện đại .

Sản phẩm từ cây công nghiệp được xem là nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biển , kể cả công nghiệp nặng ( cao sư) lẫn công nghiệp nhẹ ( cà phê , hồ tiêu . chè,....) . Các sản phẩm đầu vào của cây công nghiệp đa dạng nên cơ cấu ngàng công nghiệp nước ta cũng khá phong phú . Đáp ứng được nhu cầu ngàng càng lớn của người tiêu dùng . Đồng thời yêu cầu của thị trường ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng góp phần làm cho sản xuất cây công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất , tăng chất lượng đầu vào , đồng bộ hóa sản xuất hình thành các vùng chuyên canh .

Giá trị của cây công nghiệp sẽ tăng gấp nhiều lần sau quá trình chế biến chính vì vậy đây là hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao ( Hiên nay nước ta đã thu được 3 tỉ với việc XK cà phê , cao su mỗi năm ) Nó góp phần tạo ra nguồn thu ngọai tệ lớn , tái đầu tư cho chính ngàng và các hoạt động kinh tế khác đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước .

Ngaòi ra cây công nghiệp cũng làm cho nước tận dụng được các điều kiện tự nhiên : đất , nước , khí hậu ...cho năng suất , chất lượng cao hơn so với các nước khác Vì đây là laòi cây khá khó tính các điều kiện cần cho quá trình phát triển không chỉ cần đủ , đúng thời gian...vào mỗi gia đoạn sinh gian thì yếu tố khí hậu cũng có tác động không nhở . Mà sản xuất lương thực nước đựợc đảm và thừa nên một số diện tích trồng cây nông nghiệp không hiệu quả chuyển sang trồng cây công nghiệp cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn.

Sản xuất cây công nghiệp cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động , đặc biệt là lao động ở vùng sâu vùng xa . Tạo nên thói quen lao động mới cho đồng bào khu vực này . Hạn chế được tình trạng du canh du cư , phá rừng . Mà lao động của sản xuất cây công nghiệp đòi hỏi lực lường lao động có trình độ tay nghề nên nó cũng góp phân fthức đẩy nâng cao trình độ lao động của nước ta .Bên cạnh đó nó cũng làm đa dạng hóa cơ cấu cấu cây trồng mùa vụ cho sản xuất nông nghiệp và tạo chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .

Chính vì vậy bên cạnh coi trọng sản xuất lương thựuc thì nước ta cần đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top