Chàng Thôi Hộ ngày xưa đã để lại một bài thơ trứ danh trong nền văn học Trung quốc với vài câu thơ so sánh má hồng của giai nhân và sắc thắm của hoa đào. Truyền thuyết nói rằng khi chàng trở lại đề bài thơ nơi chốn cũ thì nàng con gái kia đã vì tương tư chàng mà khổ đau sầu muộn sắp sửa lìa bỏ trần gian, may thay, vì nhớ thương nàng, chàng trở lại lần nữa kịp lúc nàng đang cơn hấp hối, mãnh lực tình yêu đã khiến nàng hồi sinh và đôi bên đã thỏa nguyện đá vàng. Giai thoại ấy còn truyền tụng mãi trong nhân gian.
Ðề Tích Sở Kiến Xứ
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ.
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Thôi Hộ 618-907)
Tạm dịch
Thơ đề chốn năm xưa gặp gỡ
Năm xưa cửa ấy ngày này,
Má đào hoa thắm thơ ngây thẹn thùa.
Biết tìm đâu bóng người xưa,
Hoa đào năm cũ cợt đùa gió đông.
(Hạt Cát dịch)
Đào Tiềm hay còn gọi Ðào Uyên Minh, Ngũ Liễu Tiên Sinh (365- 427) đời Ðông Tấn ( 317-419) nổi tiếng với bài Đào Hoa Nguyên ký, nghĩa là bài ký về suối hoa đào; còn gọi là động đào, động bích hay động nguyên bích, một cảnh thế ngoại thiên thai mà chỉ những người hữu duyên mới có cơ hội gặp gỡ, trong bài ký, ông tả cảnh hoa đào rụng rơi trôi theo dòng suối chảy ra hạ nguồn, có người thấy được và lần lên thượng nguồn, tìm gặp cả một rừng đào và một thôn trang khung cảnh u nhã thần tiên, người trong ấy có nếp sinh hoạt cách người thế giới bên ngoài vài trăm năm, hỏi ra mới biết đó là người một nước nhỏ vì lánh nạn nhà Tần bồng bế vào chốn thâm sơn cùng cốc sinh sống, vì không quan hệ với thế giới bên ngòai nên họ vẫn giữ được truyền thống từ trang phục đến chữ viết mấy trăm năm trước.
Sakura –Hoa Anh Ðào là biểu tượng thiêng liêng của nước Nhật, là quốc hoa Nhật Bản. Sakura có một truyền thuyết liên quan đến nét hào hùng võ sĩ đạo, mà tính chất của hoa đào cũng là những nét đẹp hào hùng tiêu biểu cho truyền thống võ sĩ đạo samurai - biết chết một cách cao đẹp, cho nên Hoa Ðào được xếp vào hàng quốc hoa của Nhật Bản không có gì đáng ngạc nhiên. Theo truyền thuyết, người Nhật vui hội hoa anh đào từ 1000 năm trước
Anh đào nở rồi tàn chỉ trong khoảng một tuần. Đời sống ngắn ngủi của nó kết thúc đúng lúc hoa tươi thắm nhất. Người Nhật vốn thích một cái chết đẹp. Mọi người nghĩ rằng một cuộc đời tuy ngắn nhưng chói sáng thì tốt hơn một cuộc sống dài nhưng khốn khó. Sống như sakura, chết như sakura, đó là quan niệm xưa của người Nhật. Nhật Bản có câu : "A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai" (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo). Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.
Truyền thuyết về hoa anh đào
Ngày xưa ở xứ phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi phú sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi, có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: "hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó trở thành một kiếm sĩ lừng danh".
Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: "ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này" chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình "oan nghiệt" và chấp thuận.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên phú sĩ sơn, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động, trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ.
-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết:
-Chỉ buốn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh, thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả..... làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuốngkiếm. Không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi
-Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Không samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu ... Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm: "tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi..." Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất.... Tuyết không ngừng rơi.... Đến sáng, tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng phú sĩ sơn. (Sưu Tầm)
Ðối với kẻ viết bài này, người hiện đang sống tại một tiểu bang miền Ðông Bắc nước Mỹ, mỗi năm khi mùa xuân đến, không có gì thích thú hơn là được ngắm hoa đào nở rộ ven đường, hồng thắm trong sân cỏ nhà ai xanh biếc, và tôi thích nhất là lúc hoa rụng, muôn ngàn cánh hoa bé tí mong manh mang một màu hồng đang độ tươi thắm nhất rụng đầy mặt đất chung quanh gốc cây, như trải lên sân cỏ một tấm thảm hồng, và một cơn gió nhẹ thoảng qua, muôn ngàn cánh hoa cuốn xoay lên theo làn gió, bay la đà, trong một lúc tình cờ, bắt gặp hình ảnh ấy ta không thể nào không buộc miệng kêu lên “Ôi đẹp quá, diễm lệ quá!” Và tôi cũng đồng ý với một số quan niệm cho rằng cái chết đẹp nhất là cái chết của hoa đào. Ðẹp nhất chính là ở chỗ này. Khi còn ở trên cành, hoa cũng đẹp nhưng cái đẹp đó quá thực khó mang đến cho ta một cảm xúc ngậm ngùi thương cảm, khi nó lìa cành rơi rụng đầy mặt đất chính là lúc nó không còn thực nữa mà đã trở nên nửa thực nửa hư, chính là lúc gợi cho ta một niềm cảm thương sâu sắc nhất.
Phải, không có cái chết nào đẹp hơn cái chết của hoa đào, cũng giống như người Nhật ca tụng cái chết của một võ sĩ, tôi không biết nhiều về người Nhật, cũng không biết nhiều về võ sĩ đạo, nhưng mỗi năm được ngắm hoa đào trên đất Mỹ, dần dần tôi chợt nhận ra, ít nhất là trong cái chết của các loài hoa, cái chết của hoa đào, đẹp nhất ý nghĩa nhất, dù sau đó muôn ngàn cánh hoa rơi rụng như một tấm thảm hồng cũng sẽ trở thành cát bụi, nhưng ít ra trước khi trở thành cát bụi, nó đã gợi lên cho nhân gian một khung cảnh diễm lệ và một ý nghĩa sâu sắc, thiết tha. Tôi đã không ngăn được nỗi xót xa ngậm ngùi khi nhìn thấy gió dập mưa vùi những cánh hoa tan tác rụng rơi, nhưng đồng thời cũng phải công nhận rằng đã có những cái chết làm đẹp chốn nhân gian giống như cái chết của hoa đào. Không biết có ai đồng cảm với tôi thương tiếc cho cái chết của hoa đào không?
Tích Hoa
Lạc hoa hồng địa thượng,
Phiêu phiêu phong vũ xuy.
Vãng lai nhân đa thiểu,
Tích hoa triêu mộ thùy?
Hạt Cát
Tiếc hoa
Hồng hồng hoa rơi mặt đất,
Tả tơi mưa gió não nùng.
Ít nhiều người qua kẻ lại,
Ðời hoa chiều sớm ai thương
Hạt Cát
Xuân hoa ai
Xuân tiết mai đào tranh diễm,
Lộ bàng ẩn ước bạch hồng.
Thùy liên triêu phong mộ vũ,
Thổ nê biện bạc tương đồng.
Hạt Cát
Thương hoa xuân
Trời xuân phơi phới mai đào,
Trắng hồng thấp thoáng xôn xao bên đường.
Mưa chiều gió sớm ai thương,
Ðất bùn cánh mỏng vô thường như nhau.
Hạt Cát
Ðề Tích Sở Kiến Xứ
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ.
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Thôi Hộ 618-907)
Tạm dịch
Thơ đề chốn năm xưa gặp gỡ
Năm xưa cửa ấy ngày này,
Má đào hoa thắm thơ ngây thẹn thùa.
Biết tìm đâu bóng người xưa,
Hoa đào năm cũ cợt đùa gió đông.
(Hạt Cát dịch)
Đào Tiềm hay còn gọi Ðào Uyên Minh, Ngũ Liễu Tiên Sinh (365- 427) đời Ðông Tấn ( 317-419) nổi tiếng với bài Đào Hoa Nguyên ký, nghĩa là bài ký về suối hoa đào; còn gọi là động đào, động bích hay động nguyên bích, một cảnh thế ngoại thiên thai mà chỉ những người hữu duyên mới có cơ hội gặp gỡ, trong bài ký, ông tả cảnh hoa đào rụng rơi trôi theo dòng suối chảy ra hạ nguồn, có người thấy được và lần lên thượng nguồn, tìm gặp cả một rừng đào và một thôn trang khung cảnh u nhã thần tiên, người trong ấy có nếp sinh hoạt cách người thế giới bên ngoài vài trăm năm, hỏi ra mới biết đó là người một nước nhỏ vì lánh nạn nhà Tần bồng bế vào chốn thâm sơn cùng cốc sinh sống, vì không quan hệ với thế giới bên ngòai nên họ vẫn giữ được truyền thống từ trang phục đến chữ viết mấy trăm năm trước.
Sakura –Hoa Anh Ðào là biểu tượng thiêng liêng của nước Nhật, là quốc hoa Nhật Bản. Sakura có một truyền thuyết liên quan đến nét hào hùng võ sĩ đạo, mà tính chất của hoa đào cũng là những nét đẹp hào hùng tiêu biểu cho truyền thống võ sĩ đạo samurai - biết chết một cách cao đẹp, cho nên Hoa Ðào được xếp vào hàng quốc hoa của Nhật Bản không có gì đáng ngạc nhiên. Theo truyền thuyết, người Nhật vui hội hoa anh đào từ 1000 năm trước
Anh đào nở rồi tàn chỉ trong khoảng một tuần. Đời sống ngắn ngủi của nó kết thúc đúng lúc hoa tươi thắm nhất. Người Nhật vốn thích một cái chết đẹp. Mọi người nghĩ rằng một cuộc đời tuy ngắn nhưng chói sáng thì tốt hơn một cuộc sống dài nhưng khốn khó. Sống như sakura, chết như sakura, đó là quan niệm xưa của người Nhật. Nhật Bản có câu : "A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai" (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo). Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.
Truyền thuyết về hoa anh đào
Ngày xưa ở xứ phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi phú sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi, có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: "hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó trở thành một kiếm sĩ lừng danh".
Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: "ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này" chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình "oan nghiệt" và chấp thuận.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên phú sĩ sơn, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động, trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ.
-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết:
-Chỉ buốn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh, thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả..... làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuốngkiếm. Không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi
-Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Không samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu ... Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm: "tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi..." Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất.... Tuyết không ngừng rơi.... Đến sáng, tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng phú sĩ sơn. (Sưu Tầm)
Ðối với kẻ viết bài này, người hiện đang sống tại một tiểu bang miền Ðông Bắc nước Mỹ, mỗi năm khi mùa xuân đến, không có gì thích thú hơn là được ngắm hoa đào nở rộ ven đường, hồng thắm trong sân cỏ nhà ai xanh biếc, và tôi thích nhất là lúc hoa rụng, muôn ngàn cánh hoa bé tí mong manh mang một màu hồng đang độ tươi thắm nhất rụng đầy mặt đất chung quanh gốc cây, như trải lên sân cỏ một tấm thảm hồng, và một cơn gió nhẹ thoảng qua, muôn ngàn cánh hoa cuốn xoay lên theo làn gió, bay la đà, trong một lúc tình cờ, bắt gặp hình ảnh ấy ta không thể nào không buộc miệng kêu lên “Ôi đẹp quá, diễm lệ quá!” Và tôi cũng đồng ý với một số quan niệm cho rằng cái chết đẹp nhất là cái chết của hoa đào. Ðẹp nhất chính là ở chỗ này. Khi còn ở trên cành, hoa cũng đẹp nhưng cái đẹp đó quá thực khó mang đến cho ta một cảm xúc ngậm ngùi thương cảm, khi nó lìa cành rơi rụng đầy mặt đất chính là lúc nó không còn thực nữa mà đã trở nên nửa thực nửa hư, chính là lúc gợi cho ta một niềm cảm thương sâu sắc nhất.
Phải, không có cái chết nào đẹp hơn cái chết của hoa đào, cũng giống như người Nhật ca tụng cái chết của một võ sĩ, tôi không biết nhiều về người Nhật, cũng không biết nhiều về võ sĩ đạo, nhưng mỗi năm được ngắm hoa đào trên đất Mỹ, dần dần tôi chợt nhận ra, ít nhất là trong cái chết của các loài hoa, cái chết của hoa đào, đẹp nhất ý nghĩa nhất, dù sau đó muôn ngàn cánh hoa rơi rụng như một tấm thảm hồng cũng sẽ trở thành cát bụi, nhưng ít ra trước khi trở thành cát bụi, nó đã gợi lên cho nhân gian một khung cảnh diễm lệ và một ý nghĩa sâu sắc, thiết tha. Tôi đã không ngăn được nỗi xót xa ngậm ngùi khi nhìn thấy gió dập mưa vùi những cánh hoa tan tác rụng rơi, nhưng đồng thời cũng phải công nhận rằng đã có những cái chết làm đẹp chốn nhân gian giống như cái chết của hoa đào. Không biết có ai đồng cảm với tôi thương tiếc cho cái chết của hoa đào không?
Tích Hoa
Lạc hoa hồng địa thượng,
Phiêu phiêu phong vũ xuy.
Vãng lai nhân đa thiểu,
Tích hoa triêu mộ thùy?
Hạt Cát
Tiếc hoa
Hồng hồng hoa rơi mặt đất,
Tả tơi mưa gió não nùng.
Ít nhiều người qua kẻ lại,
Ðời hoa chiều sớm ai thương
Hạt Cát
Xuân hoa ai
Xuân tiết mai đào tranh diễm,
Lộ bàng ẩn ước bạch hồng.
Thùy liên triêu phong mộ vũ,
Thổ nê biện bạc tương đồng.
Hạt Cát
Thương hoa xuân
Trời xuân phơi phới mai đào,
Trắng hồng thấp thoáng xôn xao bên đường.
Mưa chiều gió sớm ai thương,
Ðất bùn cánh mỏng vô thường như nhau.
Hạt Cát