Sa Pa - Khu nghỉ mát cao nhất đất nước
1. Đường lên Sa Pa qua ba sông lớn: sông Lô, sông Chảy, sông Hồng
Ở nước ta, trong khi nắng hè chói chang trên khắp châu thổ, thì ở Sa Pa lúc nào cảnh xuân cũng phơi phới, như chẳng bao giờ tàn. Khu nghỉ mát ấy nằm trên mạch Hoàng Liên Sơn, ở đoạn cực bắc trong địa giwosi tỉnh Hoàng Liên Sơn, nó có tên như vậy là vì núi mang trên sườn rất nhiều cây thuốc vị rất đắng, nhưng rất quý, đó là cây hoàng liên.
Từ Hà Nội lên đây thì tiện hơn cả là đi xe lửa, mua vé từ ga Hàng Cỏ lên đến ga Lào Cai 296 kilomet, rồi từ đấy đi ô tô lên Sa Pa 38 kilomet nữa. Nếu không thì đi ô tô ngay từ Hà Nội, theo đường số 1A sang Yên Viên, rồi theo đường số 2 lên Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Hộ, Đoan Hùng: ở đây có bưởi nổi tiếng ngọt nhất Bắc Bộ.
Trước khi đén Đoan Hùng ta gặp lại dòng sông Lô mà ta đã vượt qua ở cầu Việt Trì, và ta đi men theo hữu ngạn của nó ở Đầu Lô. Nếu gặp người địa phương thì ta có thể nhờ chỉ cho cái chỗ mà những pháo thuyền của Pháp, trong chiến dịch Việt Bắc mùa thu năm 1947, đã bị pháo đài của ta bắn chìm và vùi xác xuống lòng sông.
Đoan Hùng cũng là một ngã ba sông, ở đấy sông CHảy đổ vào sông Lô, qua cầu sông Chảy là đường số 2 lên Tuyên Quang, nhưng trước khi tới Đoan Hùng ta rẽ vào đường số 13 một đoạn, rồi theo đường 13A đi hơn 30 kilomet rẽ sang đường nhỏ bên phải vào một đoạn là được dịp thăm công trình thủy điện lớn đầu tiên xây dựng ở miền Bắc nước ta: nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy, có công suất 108000 KW.
Cái đập của nhà máy chắn ngang sông, bắt dòng nước dâng lên hai bờ, từ Thác Bà ngược lên đến Lục Yên, thành hồ chứa nước nhân tạo dài suốt 80 kilomet, bề ngang rộng 10 kilomet. Có thể đi xe theo đường dọc ven hồ hay đi ca nô trên hồ, hàng trăm hòn đảo nổi trên mặt nước, cây cối xanh um, sóng vỗ ì oạp quanh chân các đảo, quang cảnh hò Lục Yên chẳng khác nào một quần đảo ở giữa đất liền. Đó là những ngọn đồi, khối núi bị ngập khi làm hồ chứa, chân núi, chân đồi cách đây không lâu còn là phần lớn huyện Yên Bình với ngã ba Đông Lí, Chợ Ngọc, Mĩ Lâm, với những ruộng vườn, làng mạc trù mật vào bậc nhất của Yên Bái cũ, nay đều ở sâu dưới mặt nước tới ba chục mét.
Từ Thác Bà ra thị xã Yên Bái có ca nô, còn đi ô tô thì chỉ có 14 kilomet, đến đây ta gặp sông Hồng và đường xe lửa từ Hà Nội qua Phú Thọ chạy lên, và từ đây lên Lào Cai có thể đi ô tô theo đường Hữu Nghị số 7 dài 156 kilomet, qua những đèo Cốc, đèo Cộng Hòa khá khó đi. Vì vậy xe lửa thuận tiện hơn, tuy có phải len lỏi giữa những đồi gò nó vẫn theo sát
tả ngạn sông Hồng và đi qua những thị trấn quen biết như Trái Hút, Bảo Hà, Phố Lu, Làng Giàng.
Cùng với Lào Cai ở phía biên giới và Yên Bái, Phú Thọ dưới xuôi, các thị trấn này xếp đều hàng trên một đường thẳng tắp từ Tây Bắc xuống Đông Nam là thung lũng sông Hồng, con sông có dòng chảy thẳng như kẻ chỉ, ít có trên bản đồ thế giới, bởi vì nó đã chảy theo một vết nứt của vỏ trái đất chia Bắc Bộ ra làm hai phần.
Vì đi theo thung lũng sông nên thường không dốc, sân ga Yên Bái cao hơn mặt biển 23 mét, nhưng xe chạy gần 140 kilomet nữa đến Lào Cai mà sân ga này cũng chỉ cao hơn mặt biển có 80 mét, tuy vậy ta vẫn có cảm giác là đang đi giữa một miền núi non trùng điệp, vì nhìn sang bên phải ngay sau khi ra khỏi thị xã Yên Bái đã thấy một dãy núi hình dạng nom như con voi phục, dãy núi Con Voi ấy, một khối tinh thạch cổ có đỉnh cao tới 1450 mét, cứ chạy song song với dòng sông và đường sắt trên 80 kilomet, cho mãi đến Phố Lu mới không thấy nó nữa. CÒn dọc theo lòng sông ở cả hai bờ thì những dãy đồi liên tục cao sàn sàn như nhau, cây cối mọc thành rừng xanh um, đó là những bò cũ của sông Hồng trong những thời gian địa chất rất xưa mà dòng sông chảy ở mặt đất cao hơn ngày nay rất nhiều.
2. Một biên khu phong phú khoáng sản
Đường sắt đi bên tả ngạn sông Hồng cho đến suốt Lào Cai, nhưng đến ga Làng Giàng, cách Lào Cai 12 kilomet thì có một nhánh con vượt sông trên chiếc cầu sắt Làng Giàng sang bên hữu ngạn, và chạy 7 kilomet đưa ta đến một nơi trước đây gọi là Làng Cóc, cư dân người Nhắng nay có thể kể lại cho ta nghe câu chuyện xảy ra ở đây cách ngày nay đã nửa thế kỷ. Bất giờ có một anh Mo nghèo khổ theo bố đi dào củ mài ăn trừ bữa, đào xong nhặt mấy viên đé kê làm ông đầu rau để luộc, thì bỗng mấy viên đá bộc cháy, phát ra một ngọn lửa có cái ánh xanh rất lì quái. Cả làng ai cũng tưởng là ma, nhưng tin đồn lên tới Lào Cai là bọn Tây liền kéo xuống sục sạo, bắt dân tải về không biết bao nhiêu là quặng
apatit, vì đây là một khu mỏ rất phong phú cái thứ phốt phát trầm tích biến chất ấy, mà bề dày khoảng 100 kilomet chạy suốt từ dưới Bảo Hà lên quá Lào Cai, đến tận huyện lị Bát Xát.
Nhưng phải đến năm 1956, khu mỏ quý ấy mới bắt đầu có những công trường khai thác, và ngày nay Làng Cóc xưa đã biến thành những tầng hình bậc thang của một cái mỏ lộ thiên bắt xuống một hào sâu lấy quặng mà những người thợ mở ngoài Cẩm Phả quen gọi là "moong", cạnh đấy là xí nghiệp nghiền apatit tỏa không ngớt những làn khói bạc xỉn lên nền núi rừng xanh um. Các công trường cứ lan dần ra, xê dịch trên một tuyến dài hơn 30 kilomet, làm đảo lộn hết cả núi rừng, và một thị trấn mới mọc lên, cư dân toàn là thợ mỏ, nhiều người từ miền than Hòn Gai, Cẩm Phả lên, lấy Pom Hán làm ga xe lửa chở quặng ra, người vào, và mang một cái tên hết sức ngọt ngào: Thị trấn Cam Đường. Còn đồng bào Nhắng của Làng Cóc xưa thì đã rời nhà sang Làng Hẻo cách đấy không xa, trên quê mới của họ các vườn cây đã thệ sum suê, mượt mà.
Đứng ở Cam Đường này, những ngày nắng hè trời quang mà nhìn lên phía Tây Bắc thường thấy đỉnh Phan Xi Păng trên mạch Hoàng Liên Sơn, sườn phủ những đám mây lơ lwunrg nhẹ trôi. Nhưng theo bánh các đoàn xe lửa rời ga Pom Hán thì ta lại cùng quặng apatit ra Làng Giáng rẽ về xuôi, một phần xuống thẳng Hải Phòng để xuất khẩu sang các nước, một phần đổ lại ga Tiên Kiên rồi từ đó cung cấp nguyên liệu cho nhà máy supe phốt phát Lâm Thao ở gần đền Hùng, chế ra những bao phân lân quen thuộc, từ năm 1962 đã làm tăng biết bao độ phì nhiêu cho đồng ruộng nước ta. Cái guồng máy sản xuất các loại phân lân trải dài từ miền chân ngọn núi cao nhất đất nước ấy cho đến tận vùng đồi gò của đất tổ Hùng Vương.
Từ Cam Đường ta ra Làng Giàng để lên Lào Cai thì xe lửa chỉ pahir chạy có 18 kilomet rưỡi thôi. Thị xã Lào Cai này, đã từ lâu đời vốn là cửa ngõ của nước ta thông sang Vân Nam, lại nằm sát vùng dân tộc "Miêu" bên Trung Quốc, nên từ xưa, người ta vẫn qua đây mà di cư sang ta khá nhiều, rồi theo các triền núi mà đi sâu vào nội địa và lên ở các rẻo cao gọi là người Mông. Lào Cai là thành phố đôi, nằm ở cả hai bờ sông Hồng: bên tả ngạn là khu phố xá có từ lâu đời, khu "phố cũ" tên chữ là Lão Nhai" - đọc theo người Hán là "Lao Cai", rất sầm uất, người Kinh từ miền xuôi lên ở lẫn với người các dân tộc nên nhà cửa, y phục và một số phong tục, tập quán đậm đà sắc thái đặc biệt của chốn biên khu, còn bên hữu ngạn là Cốc Lếu, khu xây dựng về sau, nay là trung tâm hành chính của nơi địa đầu này.
Lào Cai nằm bên sông Hồng, nhưng lại là một ngã ba sông: một nhánh nhỏ là sông Nậm Thi đổ vào sông Hồng ở ngay thị xã, sau khi đã làm biên gới thiên nhiên một đoạn dài giữa hai nước Việt - Trung, vượt qua sông có chiếc cầu sắt nối liền Lào Cai bên này với Hà Khẩu bên kia, và từ đầu cầu bên kia, đường xe lửa chạy 465 kilomet nữa thì đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, ở trên cao 1820 mét.
Thị xã Lào Cai, cách xa biển hơn 400 kilomet, lại nằm trong thung lũng khá sâu, nên mùa đông, gió thung lũng thổi hun hút rất lạnh, còn mùa hè thì cái oi bức cứ như quánh đọng lại, không có lối thoát ra ngoài. Nhưng hoàn toàn tương phản với cái đất nóng lạnh cực đoan này là những sườn núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn ở ngay bên phía Tây, và một phần sườn núi khá rộng về phía Tây Nam Lào Cai đã được biến thành khu nghỉ mát cao nhất nước ta, Sa Pa, mang tên một bản cũ, đọc là Sà Pả, ở độ cao 1560 mét, cao hơn Đà Lạt 60 mét.
3. Lên Sa Pa là lên đến một nửa độ cao của đỉnh núi cao nhất Đông Dương: Phan Xi
Păng
Từ Lào Cai ở cao hơn mặt biển có hơn 80 mét mà lên Sa Pa cao 1560 mét, đường bộ chỉ có 38 kilomet nên rất dốc, ô tô leo trong hai giờ thật là vất vả, và cũng vì lên cao rất nhanh, nên dọc đường, khí hậu thay đổi mau chóng trônng thấy.
Vào những ngày mà phố xá Lào Cai nóng tới 36 - 37 độ, thì xe chỉ mới chạy độ 10 cây số, lên tới bản Cốc San - một cái tân rất quen thuộc với các nhà địa chất Việt Nam - là cái nóng đã biến đâu mất rồi, tựa hồ tiết trời bỗng chuyển snag thu.
Từ Cốc Xan trở lên, con đường leo dốc song song với con Ngòi Dum bên cạnh, đi qua nhiều bản lớn như Chu Cang Hồ, Mường Xén, Mường Bô và đến cây số 30 đã là bản Sa Pa hạ.
Sau đó con đường lượn vòng theo sườn núi Lò Sui Tống, từ phía Đông sang phía Nam khoảng sáu bảy cây số nữa là đến Sa Pa. Thị trấn nghỉ mát này nhìn xuống thung lũng sông Mường Bô chảy ở phía dưới 300 mét, sông này đổ ra sông Hồng ở bên dưới Lào Cai. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ, trước mặt là con đường lát đá mà vó ngựa đi qua lộp cộp nện giòn, Từ trong thị trấn đường nhựa kéo dài ra bên ngoài, vòng quanh những quả đồi rộng. Trên đồi rải rác những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, vì Sa Pa đã được lập thành khu nghỉ mát từ năm 1922, nhưng đã bị tàn phá trong thời kháng chiến, nay chỉ còn lại những mảnh như cổng và tường mầu sác còn tươi, theo những kiểu nhà miền núi ở châu Âu, giữa nhà nọ với nhà kia là những khu vườn xanh um, những bãi cỏ mượt mà, nghiêng nghiêng dốc, điểm những cây thông và trắc bách diệp cao vút.
Sa Pa nhộn nhịp nhất là vào những ngày phiên chợ họp ngay ở giữa phố, bước ra cửa khách sạn đã là chợ. Đúng vào các tháng du khách lên nghỉ mát, tháng 6,7,8, chợ Sa Pa rất nhiều đào, mận, quýt, và đủ các thứ lâm sản: măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong. Trong mỗi cái gùi đựng thuốc, đựng nấm tươi, măng tươi của các đồng bào Thái, Dao, Nháng, Mông từ các bản cao "đổ" xuống chợ, thế nào cũng phải có một vài chiếc giỏ tre đựng đào, những quả đào xanh, đào vàng lấp ló sau những mắt cáo bằng tre mới tinh khôi. Đào Sa Pa không bán chục,bán cân, mà bán từng giỏi tre dài, Mỗi giỏ ba bốn chục quả, khách trả tiền là được mang cả giỏ về. Đào Sa Pa da vàng, cùi mềm, quả to, giòn, ngọt thanh.Má đào đỏ ửng là giống đào Mông, Đẹp và ngon không kém là giống đào Vân Nam. Mận Sa Pa cũng không thua mận hậu Cao Bằng, cùi giòn và ngọt. Mận ngon là mận bên núi Sang Tả Van, một ngọn cao nằm gần Sa Pa, cũng bên tả ngạn sông Mường Bô, Tả Van có đường nối liền với thị trấn, đây là nơi bà con trồng trọt lâu đời, có những giống nông sản quý, đây còn là một địa điểm khảo cổ lí thú tìm thấy nhiều hình khắc trên đá phản anh một xã hội nông nghiệp cách đây ngót hai nghìn năm, hình khắc còn ghi lại những nếp nhà sàn mái cong và nương rẫy trù mật. Người ở Tả Van ngày nay không chỉ đi hái nấm, mà còn rất thạo nghề trồng nấm. Đến tả Van là mua được nấm tươi, nấu canh ngọt như thịt, lại đượm mùi thơm thanh khiết. Còn nấm khô thì phiên chợ nào mà chẳng sẵn.
Trích Việt Nam non xanh nước biếc
Hoàng Thiếu sơn - Tạ Thị Bảo Kim
[video]https://www.nhaccuatui.com/nghe?M Mib3ESmqRV[/video]
1. Đường lên Sa Pa qua ba sông lớn: sông Lô, sông Chảy, sông Hồng
Ở nước ta, trong khi nắng hè chói chang trên khắp châu thổ, thì ở Sa Pa lúc nào cảnh xuân cũng phơi phới, như chẳng bao giờ tàn. Khu nghỉ mát ấy nằm trên mạch Hoàng Liên Sơn, ở đoạn cực bắc trong địa giwosi tỉnh Hoàng Liên Sơn, nó có tên như vậy là vì núi mang trên sườn rất nhiều cây thuốc vị rất đắng, nhưng rất quý, đó là cây hoàng liên.
Từ Hà Nội lên đây thì tiện hơn cả là đi xe lửa, mua vé từ ga Hàng Cỏ lên đến ga Lào Cai 296 kilomet, rồi từ đấy đi ô tô lên Sa Pa 38 kilomet nữa. Nếu không thì đi ô tô ngay từ Hà Nội, theo đường số 1A sang Yên Viên, rồi theo đường số 2 lên Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Hộ, Đoan Hùng: ở đây có bưởi nổi tiếng ngọt nhất Bắc Bộ.
Trước khi đén Đoan Hùng ta gặp lại dòng sông Lô mà ta đã vượt qua ở cầu Việt Trì, và ta đi men theo hữu ngạn của nó ở Đầu Lô. Nếu gặp người địa phương thì ta có thể nhờ chỉ cho cái chỗ mà những pháo thuyền của Pháp, trong chiến dịch Việt Bắc mùa thu năm 1947, đã bị pháo đài của ta bắn chìm và vùi xác xuống lòng sông.
Đoan Hùng cũng là một ngã ba sông, ở đấy sông CHảy đổ vào sông Lô, qua cầu sông Chảy là đường số 2 lên Tuyên Quang, nhưng trước khi tới Đoan Hùng ta rẽ vào đường số 13 một đoạn, rồi theo đường 13A đi hơn 30 kilomet rẽ sang đường nhỏ bên phải vào một đoạn là được dịp thăm công trình thủy điện lớn đầu tiên xây dựng ở miền Bắc nước ta: nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy, có công suất 108000 KW.
Cái đập của nhà máy chắn ngang sông, bắt dòng nước dâng lên hai bờ, từ Thác Bà ngược lên đến Lục Yên, thành hồ chứa nước nhân tạo dài suốt 80 kilomet, bề ngang rộng 10 kilomet. Có thể đi xe theo đường dọc ven hồ hay đi ca nô trên hồ, hàng trăm hòn đảo nổi trên mặt nước, cây cối xanh um, sóng vỗ ì oạp quanh chân các đảo, quang cảnh hò Lục Yên chẳng khác nào một quần đảo ở giữa đất liền. Đó là những ngọn đồi, khối núi bị ngập khi làm hồ chứa, chân núi, chân đồi cách đây không lâu còn là phần lớn huyện Yên Bình với ngã ba Đông Lí, Chợ Ngọc, Mĩ Lâm, với những ruộng vườn, làng mạc trù mật vào bậc nhất của Yên Bái cũ, nay đều ở sâu dưới mặt nước tới ba chục mét.
Từ Thác Bà ra thị xã Yên Bái có ca nô, còn đi ô tô thì chỉ có 14 kilomet, đến đây ta gặp sông Hồng và đường xe lửa từ Hà Nội qua Phú Thọ chạy lên, và từ đây lên Lào Cai có thể đi ô tô theo đường Hữu Nghị số 7 dài 156 kilomet, qua những đèo Cốc, đèo Cộng Hòa khá khó đi. Vì vậy xe lửa thuận tiện hơn, tuy có phải len lỏi giữa những đồi gò nó vẫn theo sát
tả ngạn sông Hồng và đi qua những thị trấn quen biết như Trái Hút, Bảo Hà, Phố Lu, Làng Giàng.
Cùng với Lào Cai ở phía biên giới và Yên Bái, Phú Thọ dưới xuôi, các thị trấn này xếp đều hàng trên một đường thẳng tắp từ Tây Bắc xuống Đông Nam là thung lũng sông Hồng, con sông có dòng chảy thẳng như kẻ chỉ, ít có trên bản đồ thế giới, bởi vì nó đã chảy theo một vết nứt của vỏ trái đất chia Bắc Bộ ra làm hai phần.
Vì đi theo thung lũng sông nên thường không dốc, sân ga Yên Bái cao hơn mặt biển 23 mét, nhưng xe chạy gần 140 kilomet nữa đến Lào Cai mà sân ga này cũng chỉ cao hơn mặt biển có 80 mét, tuy vậy ta vẫn có cảm giác là đang đi giữa một miền núi non trùng điệp, vì nhìn sang bên phải ngay sau khi ra khỏi thị xã Yên Bái đã thấy một dãy núi hình dạng nom như con voi phục, dãy núi Con Voi ấy, một khối tinh thạch cổ có đỉnh cao tới 1450 mét, cứ chạy song song với dòng sông và đường sắt trên 80 kilomet, cho mãi đến Phố Lu mới không thấy nó nữa. CÒn dọc theo lòng sông ở cả hai bờ thì những dãy đồi liên tục cao sàn sàn như nhau, cây cối mọc thành rừng xanh um, đó là những bò cũ của sông Hồng trong những thời gian địa chất rất xưa mà dòng sông chảy ở mặt đất cao hơn ngày nay rất nhiều.
2. Một biên khu phong phú khoáng sản
Đường sắt đi bên tả ngạn sông Hồng cho đến suốt Lào Cai, nhưng đến ga Làng Giàng, cách Lào Cai 12 kilomet thì có một nhánh con vượt sông trên chiếc cầu sắt Làng Giàng sang bên hữu ngạn, và chạy 7 kilomet đưa ta đến một nơi trước đây gọi là Làng Cóc, cư dân người Nhắng nay có thể kể lại cho ta nghe câu chuyện xảy ra ở đây cách ngày nay đã nửa thế kỷ. Bất giờ có một anh Mo nghèo khổ theo bố đi dào củ mài ăn trừ bữa, đào xong nhặt mấy viên đé kê làm ông đầu rau để luộc, thì bỗng mấy viên đá bộc cháy, phát ra một ngọn lửa có cái ánh xanh rất lì quái. Cả làng ai cũng tưởng là ma, nhưng tin đồn lên tới Lào Cai là bọn Tây liền kéo xuống sục sạo, bắt dân tải về không biết bao nhiêu là quặng
apatit, vì đây là một khu mỏ rất phong phú cái thứ phốt phát trầm tích biến chất ấy, mà bề dày khoảng 100 kilomet chạy suốt từ dưới Bảo Hà lên quá Lào Cai, đến tận huyện lị Bát Xát.
Nhưng phải đến năm 1956, khu mỏ quý ấy mới bắt đầu có những công trường khai thác, và ngày nay Làng Cóc xưa đã biến thành những tầng hình bậc thang của một cái mỏ lộ thiên bắt xuống một hào sâu lấy quặng mà những người thợ mở ngoài Cẩm Phả quen gọi là "moong", cạnh đấy là xí nghiệp nghiền apatit tỏa không ngớt những làn khói bạc xỉn lên nền núi rừng xanh um. Các công trường cứ lan dần ra, xê dịch trên một tuyến dài hơn 30 kilomet, làm đảo lộn hết cả núi rừng, và một thị trấn mới mọc lên, cư dân toàn là thợ mỏ, nhiều người từ miền than Hòn Gai, Cẩm Phả lên, lấy Pom Hán làm ga xe lửa chở quặng ra, người vào, và mang một cái tên hết sức ngọt ngào: Thị trấn Cam Đường. Còn đồng bào Nhắng của Làng Cóc xưa thì đã rời nhà sang Làng Hẻo cách đấy không xa, trên quê mới của họ các vườn cây đã thệ sum suê, mượt mà.
Đứng ở Cam Đường này, những ngày nắng hè trời quang mà nhìn lên phía Tây Bắc thường thấy đỉnh Phan Xi Păng trên mạch Hoàng Liên Sơn, sườn phủ những đám mây lơ lwunrg nhẹ trôi. Nhưng theo bánh các đoàn xe lửa rời ga Pom Hán thì ta lại cùng quặng apatit ra Làng Giáng rẽ về xuôi, một phần xuống thẳng Hải Phòng để xuất khẩu sang các nước, một phần đổ lại ga Tiên Kiên rồi từ đó cung cấp nguyên liệu cho nhà máy supe phốt phát Lâm Thao ở gần đền Hùng, chế ra những bao phân lân quen thuộc, từ năm 1962 đã làm tăng biết bao độ phì nhiêu cho đồng ruộng nước ta. Cái guồng máy sản xuất các loại phân lân trải dài từ miền chân ngọn núi cao nhất đất nước ấy cho đến tận vùng đồi gò của đất tổ Hùng Vương.
Từ Cam Đường ta ra Làng Giàng để lên Lào Cai thì xe lửa chỉ pahir chạy có 18 kilomet rưỡi thôi. Thị xã Lào Cai này, đã từ lâu đời vốn là cửa ngõ của nước ta thông sang Vân Nam, lại nằm sát vùng dân tộc "Miêu" bên Trung Quốc, nên từ xưa, người ta vẫn qua đây mà di cư sang ta khá nhiều, rồi theo các triền núi mà đi sâu vào nội địa và lên ở các rẻo cao gọi là người Mông. Lào Cai là thành phố đôi, nằm ở cả hai bờ sông Hồng: bên tả ngạn là khu phố xá có từ lâu đời, khu "phố cũ" tên chữ là Lão Nhai" - đọc theo người Hán là "Lao Cai", rất sầm uất, người Kinh từ miền xuôi lên ở lẫn với người các dân tộc nên nhà cửa, y phục và một số phong tục, tập quán đậm đà sắc thái đặc biệt của chốn biên khu, còn bên hữu ngạn là Cốc Lếu, khu xây dựng về sau, nay là trung tâm hành chính của nơi địa đầu này.
Lào Cai nằm bên sông Hồng, nhưng lại là một ngã ba sông: một nhánh nhỏ là sông Nậm Thi đổ vào sông Hồng ở ngay thị xã, sau khi đã làm biên gới thiên nhiên một đoạn dài giữa hai nước Việt - Trung, vượt qua sông có chiếc cầu sắt nối liền Lào Cai bên này với Hà Khẩu bên kia, và từ đầu cầu bên kia, đường xe lửa chạy 465 kilomet nữa thì đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, ở trên cao 1820 mét.
Thị xã Lào Cai, cách xa biển hơn 400 kilomet, lại nằm trong thung lũng khá sâu, nên mùa đông, gió thung lũng thổi hun hút rất lạnh, còn mùa hè thì cái oi bức cứ như quánh đọng lại, không có lối thoát ra ngoài. Nhưng hoàn toàn tương phản với cái đất nóng lạnh cực đoan này là những sườn núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn ở ngay bên phía Tây, và một phần sườn núi khá rộng về phía Tây Nam Lào Cai đã được biến thành khu nghỉ mát cao nhất nước ta, Sa Pa, mang tên một bản cũ, đọc là Sà Pả, ở độ cao 1560 mét, cao hơn Đà Lạt 60 mét.
3. Lên Sa Pa là lên đến một nửa độ cao của đỉnh núi cao nhất Đông Dương: Phan Xi
Păng
Từ Lào Cai ở cao hơn mặt biển có hơn 80 mét mà lên Sa Pa cao 1560 mét, đường bộ chỉ có 38 kilomet nên rất dốc, ô tô leo trong hai giờ thật là vất vả, và cũng vì lên cao rất nhanh, nên dọc đường, khí hậu thay đổi mau chóng trônng thấy.
Vào những ngày mà phố xá Lào Cai nóng tới 36 - 37 độ, thì xe chỉ mới chạy độ 10 cây số, lên tới bản Cốc San - một cái tân rất quen thuộc với các nhà địa chất Việt Nam - là cái nóng đã biến đâu mất rồi, tựa hồ tiết trời bỗng chuyển snag thu.
Từ Cốc Xan trở lên, con đường leo dốc song song với con Ngòi Dum bên cạnh, đi qua nhiều bản lớn như Chu Cang Hồ, Mường Xén, Mường Bô và đến cây số 30 đã là bản Sa Pa hạ.
Sau đó con đường lượn vòng theo sườn núi Lò Sui Tống, từ phía Đông sang phía Nam khoảng sáu bảy cây số nữa là đến Sa Pa. Thị trấn nghỉ mát này nhìn xuống thung lũng sông Mường Bô chảy ở phía dưới 300 mét, sông này đổ ra sông Hồng ở bên dưới Lào Cai. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ, trước mặt là con đường lát đá mà vó ngựa đi qua lộp cộp nện giòn, Từ trong thị trấn đường nhựa kéo dài ra bên ngoài, vòng quanh những quả đồi rộng. Trên đồi rải rác những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, vì Sa Pa đã được lập thành khu nghỉ mát từ năm 1922, nhưng đã bị tàn phá trong thời kháng chiến, nay chỉ còn lại những mảnh như cổng và tường mầu sác còn tươi, theo những kiểu nhà miền núi ở châu Âu, giữa nhà nọ với nhà kia là những khu vườn xanh um, những bãi cỏ mượt mà, nghiêng nghiêng dốc, điểm những cây thông và trắc bách diệp cao vút.
Sa Pa nhộn nhịp nhất là vào những ngày phiên chợ họp ngay ở giữa phố, bước ra cửa khách sạn đã là chợ. Đúng vào các tháng du khách lên nghỉ mát, tháng 6,7,8, chợ Sa Pa rất nhiều đào, mận, quýt, và đủ các thứ lâm sản: măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong. Trong mỗi cái gùi đựng thuốc, đựng nấm tươi, măng tươi của các đồng bào Thái, Dao, Nháng, Mông từ các bản cao "đổ" xuống chợ, thế nào cũng phải có một vài chiếc giỏ tre đựng đào, những quả đào xanh, đào vàng lấp ló sau những mắt cáo bằng tre mới tinh khôi. Đào Sa Pa không bán chục,bán cân, mà bán từng giỏi tre dài, Mỗi giỏ ba bốn chục quả, khách trả tiền là được mang cả giỏ về. Đào Sa Pa da vàng, cùi mềm, quả to, giòn, ngọt thanh.Má đào đỏ ửng là giống đào Mông, Đẹp và ngon không kém là giống đào Vân Nam. Mận Sa Pa cũng không thua mận hậu Cao Bằng, cùi giòn và ngọt. Mận ngon là mận bên núi Sang Tả Van, một ngọn cao nằm gần Sa Pa, cũng bên tả ngạn sông Mường Bô, Tả Van có đường nối liền với thị trấn, đây là nơi bà con trồng trọt lâu đời, có những giống nông sản quý, đây còn là một địa điểm khảo cổ lí thú tìm thấy nhiều hình khắc trên đá phản anh một xã hội nông nghiệp cách đây ngót hai nghìn năm, hình khắc còn ghi lại những nếp nhà sàn mái cong và nương rẫy trù mật. Người ở Tả Van ngày nay không chỉ đi hái nấm, mà còn rất thạo nghề trồng nấm. Đến tả Van là mua được nấm tươi, nấu canh ngọt như thịt, lại đượm mùi thơm thanh khiết. Còn nấm khô thì phiên chợ nào mà chẳng sẵn.
Trích Việt Nam non xanh nước biếc
Hoàng Thiếu sơn - Tạ Thị Bảo Kim
[video]https://www.nhaccuatui.com/nghe?M Mib3ESmqRV[/video]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: