Sa mạc Sahara sẽ hồi sinh nhờ biến đổi khí hậu?

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Các nhà khảo cổ và khoa học đã đặt giả thuyết cách đây khoảng 12.000 năm, Sahara mang một vẻ đẹp trù phú, xanh tốt chứ không phải là một sa mạc khô cằn. Liệu vẻ đẹp này có hồi sinh khi biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra?

images1841849_090731-green-sahara_big.jpg


Những người chăn dê ở những cồn cát sa mạc vùng Sahel của Niger, Bắc Phi. Một vùng cỏ rộng lớn ở Bắc Phi trở nên xanh tốt đáng kể nhờ sự tăng lên của nhiệt độ, đây là nguồn lợi thật sự đối với những người sống ở vùng khô hạn nhất của lục địa.

Ảnh: National Geographic

Sa mạc hóa và hạn hán không thể cứu vãn có phải là tất cả những gì chúng ta hình dung về châu Phi trước hiện tượng nóng lên toàn cầu? Tuy nhiên những bằng chứng mới mẻ lại vẽ nên một viễn cảnh hoàn toàn khác, nhiệt độ tăng lên có thể đem lại lợi ích cho hàng triệu người châu Phi ở những vùng khô hạn nhất của lục địa này.

Các nhà khoa học đang nhìn thấy những dấu hiệu về sự xanh tốt của sa mạc Sahara và những vùng lân cận nhờ sự tăng lên của lượng mưa. Nếu được duy trì liên tục, những cơn mưa có thể đem lại nguồn sống mới và phục hồi việc trồng trọt ở những vùng bị tàn phá bởi hạn hán.

Xu hướng thu hẹp của sa mạc là do sự thay đổi của kiểu khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán kiểu khí hậu có thể lại giống thời điểm cách đây 12.000 năm, lúc Sahara còn là một thảo nguyên xanh tốt chứ không phải sa mạc như bây giờ.

Màu xanh đã trở lại sa mạc

Màu xanh của sự phục hồi được thể hiện trên hình ảnh vệ tinh của vùng Sahel, vùng bán sa mạc kéo dài khoảng 3.860km tại biên giới phía Nam của Sahara.

images1841854_sahara_map.jpg


Lược đồ sa mạc Sahara. Ảnh: Internet

Theo một nghiên cứu mới trên tờ báo Biogeosciences, những bức ảnh vệ tinh được chụp vào năm 1982 và 2002 đã hé mở một màu xanh phủ khắp Sahel. Nghiên cứu này cho rằng thảm thực vật trong vùng trung tâm Chad và phía tây Sudan đã gia tăng đáng kể.
Theo nhà khoa học Martin Claussen của Viện Khí tượng học Max Planck ở Hamburg (Đức), sự biến đổi của vùng có thể xảy ra vì không khí nóng hơn có khả năng giữ ẩm và tạo mưa nhiều hơn. Claussen cho rằng khả năng giữ nước của không khí chính là yếu tố quyết định.

Những bức ảnh vệ tinh không thể phân biệt được sự phủ xanh của thực vật là của cây lớn hay cỏ dại, như vậy không thể chắc chắn có sự hồi sinh hay không. Tuy nhiên, những khảo sát trên mặt đất gần đây cho thấy sự thay đổi của thảm thực vật là chắc chắn.

Stefan Kropelin là nhà khoa học khí tượng của Đại học Cologne, Đức, đã làm việc tại trung tâm nghiên cứu châu Phi hơn hai thập kỉ. Ông cho biết vùng Tây Sahara, khu vực Tây Nam Ai Cập và Bắc Sudan, có những loài cây mới như cây keo mọc lên sum suê. Những cây bụi mọc lên và phát triển thành những bụi lớn. Điều này hoàn toàn khác với việc có nhiều hơn những bụi cỏ nhỏ.

Năm 2008, Kropelin đã đến thăm Tây Sahara, lãnh thổ đang bị tranh chấp bởi Morocco. Những người du mục ở đây đã nói với Kropelin rằng họ chưa từng có nhiều mưa cũng như nhiều đồng cỏ cho gia súc như vậy một vài năm trước đây. Trước đây, Tây Sahara không có lấy một con bọ cạp hay một cọng cỏ. Nhưng bây giờ có nhiều người chăn thả lạc đà trên những vùng mà họ chưa từng chăn thả từ hàng trăm, hàng ngàn năm qua. Nhiều loài chim, đà điểu, linh dương, thậm chí một vài loài lưỡng cư đã xuất hiện ở vùng này. Kropeline khẳng định sự sinh sôi tiếp diễn từ hơn 20 năm nay và không thể chối cãi được.

Một tương lai không chắc chắn

Sự bùng nổ trong tăng trưởng thực vật từng được dự đoán dựa vào một vài kiểu khí hậu. Ví dụ, năm 2005, Reindert Haarsma – người dẫn đầu đội nghiên cứu của Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan ở De Bilt đã dự báo lượng mưa trong tương lai ở Sahel sẽ nhiều hơn đáng kể.

Một nghiên cứu đăng trên Geophysical Research Letters lại dự đoán lượng mưa trong mùa ẩm từ tháng 7 đến tháng 9 sẽ tăng 2mm/ngày cho tới năm 2080. Cũng theo Haarsma, dữ liệu của vệ tinh cũng trong suốt thập kỉ qua đã cho thấy Sahel thật sự trở nên xanh hơn.

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng các nhà khoa học khí tượng không hề chắc chắn về cảnh quang Sahel trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu. Vẫn có một vài giả thiết cho rằng lượng mưa sẽ giảm.


images1841861_photo_lg_chad.jpg


Cảnh quan sa mạc Sahara tại Chad. Ảnh: National Geographic

Claussen của Viện Max Planck’s cho biết Bắc Phi là vùng xảy ra tranh luận nhiều nhất về các kiểu thay đổi khí hậu. Ông nói thêm, dự báo về sự tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với khu vực này là vô cùng phức tạp. Bởi vì sự rộng lớn của khu vực cùng những ảnh hưởng không thể dự báo về gió cao áp cận nhiệt – loại gió làm phân tán gió mùa mang mưa đến cho khu vực. Tóm lại, một nửa những kiểu khí hậu sẽ theo khuynh hướng ẩm hơn, còn một nửa lại khô hơn.

Theo VNN
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top