• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Rừng ngập mặn

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Rừng ngập mặn



I.Tác dụng của rừng ngập mặn

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hứng từ 5 – 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn. Bão thường kết hợp với triều cường gây ra lũ lụt. Trước kia một số địa phương ven biển chưa được bê tông hóa đê, nhưng mái đê có lớp phủ cỏ và dây leo kín, lại có thêm RNM vững chắc bảo vệ nên đê ít bị xói lở hoặc vỡ khi mưa bão. Đầu thế kỉ XX, nhân dân các vùng ven biển phía Bắc đã biết trồng các loài cây ngập mặn như trang, bần chua để bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Thân đê được đắp bằng đất thịt nén chặt, có các vành đai rộng RNM chắn sóng, thảm cỏ và dây leo dày đặc bảo vệ mái đê, cho nên dù không được kè đá và bê tông hóa nhưng đê vẫn vững chắc trong mưa bão.

Hệ thống rễ dày đặc của các loài cây RNM có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự công phá bờ biển của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất. Một số loài cây tiên phong như mắm biển, mắm trắng, bần trắng sinh trưởng trên đất bồi non có khả năng giữ đất phù sa, mở rộng đất liền ra phía biển (ở vùng Tây Nam mũi Cà Mau, dọc sông Đồng Tranh – Cần Giờ, tp. Hồ Chí Minh, các bãi bồi ở cửa sông Hồng. Một số đảo nhỏ ven bờ cũng được nâng cao nhanh nhờ thảm thực vật ngập mặn như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Giao Thủy, Nam Định, Cồn Trong, Cồn Ngoài ở cửa Ông Trang, Cà Mau...

II. Diện tích RNM ngày càng bị thu hẹp.
Cuối thế kỷ XX, sự bùng nổ dân số và yêu cầu xuất khẩu nên phần lớn RNM ở miền Bắc đã bị phá để lấy đất trồng cói, chế biến hàng xuất khẩu. Ở miền Nam, rừng bị khai thác kiệt quệ để lấy gỗ tròn, hầm than xuất khẩu và đầm nuôi tôm.

Bên cạnh đó, việc phá RNM phòng hộ để sản xuất nông nghiệp, xây dựng cảng, khu dân cư, khu du lịch...cũng góp phần đáng kể trong việc phá hoại RNM. Và hậu quả là thiên tai hoành hành, cuộc sống của cộng đồng ven biển luôn bị đe dọa. Khi RNM chưa bị phá thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm, phạm vi hẹp, vì khi thủy triều cao nước đã lan tỏa vào trong những khu RNM có hệ thống rễ cây dày đặc đã làm giảm tốc độ dòng chảy, tán cây hạn chế tốc độ gió. Nhưng hiện nay, hầu hết RNM ven biển đã bị phá để làm ruộng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đứp những dãy bờ lớn để làm đầm nuôi tôm quảng canh làm thu hẹp phạm vi phân bố của nước triều ở ven biển, cưả sông. Do đó, nước mặn theo dòng triều lên được gió mùa hỗ trợ đã vào sâu trong các dòng sông trong đất liền với tốc độ lớn, kèm theo sóng, gây ra xói lở bờ sông và các chân đê. Nước mặn còn thẩm thấu qua chân đê vào đồng ruộng, làm năng suất bị giảm, thiếu nước ngọt, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Nhằm cứu RNM, từ cuối thế kỷ XX, nhà nước ta đã có những quan tâm đến việc trồng rừng phòng hộ ven biển (chương trình 327 và 661), đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế (WB) và các tổ chức phi chính phủ (NGO) nên diện tích rừng phòng hộ đã tăng đáng kể. Hơn 100.100 ha rừng trồng đã phát triển tốt ở 16 tỉnh ven biển, làm giảm đáng kể những thiệt hại do thiên tai. Các dải RNM có tác dụng làm tăng nguồn lợi thủy sản ven bờ, cung cấp và nuôi dưỡng cua giống và một số loài hải sản khác cho các đầm. Đồng thời, cuộc sống của cộng đồng vùng ven biển cũng được cải thiện đáng kể.

III. Tác dụng của RNM trong phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai.
Kết quả khảo sát của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ năm 2006 cho thấy, diện tích đất bồi ven biển ĐBSCL khá lớn. Nhiều nơi có RNM phòng hộ ven biển thì tốc độ bồi lắng nhanh hơn. Điển hình là việc hình thành hai hòn đảo nhỏ ở cửa sông Ông Trang. Đảo Cồn Trong hình thành năm 1960 có diện tích 122 ha. Ban đầu chỉ có mắm trắng là cây tiên phong, tạo điều kiện cho các loài khác phát tán trên đảo, có 22 laòi cây ngập mặn sinh sống, động vật ở đây cũng phong phú. Đảo Cồn Ngoài hình thành muộn hơn (năm 1980), có diện tích 149 ha. Đến nay, thảm thực vật gồm hai loài tien phong là mắm trắng và bần trắng đã phủ kín đảo..
Một số địa phương thực hiện nghiêm túc chương trình 327 thì đê điều và đồng ruộng được bảo vệ tốt. Ví dụ: tháng 7/1996, cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 – 117 km/hđổ bộ vào vùng biển Thái Thụy, Thái Bình, nhờ các dải RNM ven biển nên đê biển, bờ của nhiều đầm không bị hỏng; Tháng 9/2000, cơn bão số 4 (Wukong) với sức gió 89- 102 km/h đổ bộ vào vùng biển Thạch Hà, Hà Tĩnh, nhưng nhờ các dải RNM trồng ở 9 xã vùng nươc lợ nên hệ thống đê sông Nghèn không bị hư hỏng

Qua khảo sát ở một số địa phương có RNM phòng hộ nguyên vẹn ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Thái Đô(Thái Bình), Giao Thủy(Nam Định), Hậu Lộc(Thanh Hóa) thì đê biển ở những nơi này hầu như không bị sạt lở trong các cơn bão.
Sau một số cơn bão lớn năm 2005 và 2006, nhiều địa phương ven biển thấy rất rõ tác dụng của RNM đối với việc phòng chống thiên tai nên rất muốn phục hồi rừng phòng hộ. Nhưng khó khăn lớn nhất là hiện nay nhiều nơi không còn đất để trồng rừng. Do đó nhà nước cần có những biện pháp kiên quyết lấy lại đất và tạo điều kiện cho những hộ dân chuyển đổi nghề thì mới có khả năng phục hồi, phát triển rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.


ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top