Rối loạn nhân cách có nhiều loại: rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rỗi loạn nhân cách ái kỷ,... với những hành vi, dấu hiệu cảm xúc mâu thuẫn và phòng vệ (ở người né tránh) hoặc thậm chí là lệch lạc của một con người (ái kỷ hay nghiêm trọng hơn là người có xu hướng psychopath).
Bài viết dưới đây sẽ nói về một rối loạn nhân cách thuộc nhóm “lo âu” trong các rối loạn tính cách - RỐI LOẠN TÍNH CÁCH PHỤ THUỘC HAY DEPENDENT PERSONALITY DISORDER (DPD).
(Psychological facts - Tâm lí học và xã hội học Việt Nam)
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC: TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG LỆ THUỘC VÀO NGƯỜI KHÁC ? Điều gì khiến họ không thể tự đứng vững trên đôi chân của chính mình?
Có lẽ đọc qua thì mọi người sẽ nghĩ đến những người “đồng phụ thuộc” trong tình yêu nhỉ? Nhưng đây là một rối loạn tính cách mà người mang nó có xu hướng muốn phụ thuộc quá mức vào người khác ở dường như hầu hêt các vấn đề trong cuộc sống, từ tình cảm đến thân thể, cho đến việc phụ thuộc vào người khác để đưa ra quyết định, hay chỉ đơn giản như việc họ nên ăn gì, mặc gì,..
Khác với những người có xu hướng rối loạn nhân cách tránh né - người mang một vài suy nghĩ độc lập như việc họ phải tự mình làm tất cả mọi thứ, cho dù bầu trời có sập xuống thì họ vẫn phải tự chống đỡ tất cả và không ai khác ngoài bản thân họ có thể yêu thương và bảo vệ mình. Thì Người có tính cách phụ thuộc hoàn toàn ngược lại - họ thậm chí cảm thấy sợ hãi và lo lắng nếu phải tự đưa ra quyết định hay phải giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một mình.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc được mô tả như những người có tình trạng cần được chăm sóc và quan tâm quá mức, có những hành vi như dễ nghe lời, thậm chí dễ phục tùng hoặc dính chặt lấy người khác và luôn sợ phải sống thiếu người khác. Những chuỗi hành vi và nhận thức này có thể xuất hiện từ rất sớm ở thời thơ ấu và xuất hiện ở các bối cảnh, trải nghiệm sống khác nhau. Hành vi phụ thuộc hay ngoan ngoãn làm nghe lời người khác được hình thành từ cách chăm sóc bởi bố mẹ lúc nhỏ, và từ chính bản thân người đó nhận thức rằng họ không thể sống tốt nếu không có sự giúp đỡ, trông coi của người khác.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI MANG RỐI LOẠN TÍNH CÁCH PHỤ THUỘC (Theo DSM-5)
[Một lần nữa, đây chỉ là những thông tin tham khảo và không đủ để tự chẩn đoán cho bất kì ai và sự chẩn đoán chỉ thực sự đáng tin khi được đánh giá bởi nhà trị liệu đã được đào tạo.]
Những người với rối loạn nhân cách phụ thuộc không có niềm tin với khả năng của chính mìh, họ dường như không tin rằng mình có thể đưa ra các quyết định trong cuộc sống.
Họ nghĩ rằng người khác thường có nhiều kiến thức hơn bản thân và vì thế có lẽ sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn họ. Họ thậm chí còn có xu hướng coi thường khả năng của chính mình hay nghĩ rằng mình là một người khờ khạo, ngu ngốc.
Các dấu hiệu được liệt kê của DPD như:
• Họ có một nhu cầu được quan tâm và săn sóc ở mức độ quá cao dẫn đến các hành vi phục tùng và vâng lời người khác để không bị người khác bỏ lại.
• Họ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hằng ngày nếu thiếu đi ý kiến và sự trấn an, lời khuyên từ người khác.
• Họ luôn cần ai đó bên cạnh (người thân, bạn bè, người yêu,…bất kì ai không phải mình) để chịu trách nhiệm giúp họ trong hầu hết các vấn đề chính trong cuộc sống của mình.
• Họ gặp khó khăn khi phải tự mình làm việc gì đó trong công việc và cuộc sống ( vì họ không tự tin vào kiến thức, sự phán đoán cũng như khả năng bản thân hơn là thiếu động lực hay thiếu năng lượng)
• Khó bày tỏ cảm giác thật của bản thân khi thấy thất vọng hay bất đồng ý kiến với người khác vì sợ mất đi sự ủng hộ hoặc công nhận của người khác (họ sợ không được tán thành và sự ủng hộ của ngkhac chứ không liên quan gì đến việc sợ bị trả thù hay bị trừng phạt)
• Họ cố gắng quá mức chỉ để nhận được sự săn sóc và hỗ trợ từ người khác, cho dù những việc họ làm để lấy lòng người đó có quá mức khó chịu và đi ngược lại với chính mong ước của mình.
• Họ cảm thấy bất lực và không thoải mái khi phải ở một mình vì luôn mang theo ám ảnh sựo hãi quá mức về việc “nếu có chuyện gì xảy ra với mình thì sao?” - họ sợ không thể tự chăm sóc bản thân mình.
• Họ khẩn trương tìm kiếm một mối quan hệ mới thân thiết sau khi mất đi người luôn bên cạnh họ - như một cách tìm kiếm nguồn chăm sóc mới.
• Mối bận tâm mà họ luôn sợ là việc sẽ bị ai đó bỏ lại và bắt họ phải tự săn sóc, tự đưa ra quyết định cũng như giải quyết các vấn đề của mình - một mình.
BIỂU HIỆN TRONG CUỘC SỐNG
Ngoài những người mang rối loạn nhân cách phụ thuộc thì những ai có xu hướng phụ thuộc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các mâu thuẫn từ nó.
Ở trẻ vị thành niên, họ sẽ cần đến bố hoặc mẹ để đưa ý kiến rằng họ nên mặc gì vào dịp gì trong cuộc sống - cho dù là những tình huống đơn giản nhất như đi học, đi làm việc cho đến các sự kiện,.. ; họ xin ý kiến về việc nên chơi với ai, nên dành thời gian rảnh như thế nào cũng như nên học trường nào và ngành nào.
Ở người trưởng thành, họ có thể cần đến chồng hoặc vợ mình quyết định thay xem mình nên sống ở đâu, nên làm công việc gì và nên ra ngoài giao lưu với ai. Như đã nói ở trên, những người có xu hướng tính cách này thường không tự tin vào khả năng của bản thân - họ nghĩ rằng mình sẽ không đủ kiến thức và trải nghiệm để tự quyết định nên cần đến một ai đó hiểu biết rộng hơn để quyết định thay họ. Nên nhớ họ CẦN VÀ MONG MUỐN ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH THAY chứ không phải chỉ CẦN ĐƯỢC ĐƯA RA LỜI KHUYÊN.
Những trách nhiệm mà họ muốn người khác săn sóc nằm ngoài những lí do chính đáng phải cần đến sự chăm sóc. Họ không hề ốm yếu như người bệnh hay cần chăm sóc như người già và trẻ con.
Chỉ là họ luôn tìm kiếm sự ủng hộ và chấp thuận, do đó không thể tự bày tỏ ý kiến cá nhân, mong muốn của riêng mình vì lo sợ xảy ra bất đồng với người mà họ phụ thuộc.
Thậm chí họ có thể làm theo lời người khác ngay cả khi họ thấy điều đó có gì đó sai sai - chỉ vì họ sợ mất đi sự giúp đỡ của người khác, rằng nếu không làm theo thì lần sau họ sẽ không được giúp đỡ nữa và không còn ai hướng dẫn mình trong cuộc sống. Và bi kịch thậm chí có thể sâu sắc hơn nếu họ phải bắt đầu sống độc lập và phải sống xa những người luôn bên cạnh hỗ trợ họ.
NGUYÊN NHÂN GÌ KHIẾN HỌ THIẾU ĐI SỰ ĐỘC LẬP CƠ BẢN NHƯ VẬY?
Gốc rễ chính xác của vấn đề này vẫn chưa được tìm thấy, tuy nhiên các nguyên nhân như di truyền, sinh học (nghiên cứu cho thấy có thể khả năng này lên đến 72%); tuổi thơ và môi trường sống, cách nuôi dạy của bố mẹ cũng như các sang chấn tâm lý từ lúc nhỏ có thể liên quan đến rối loạn tính cách này. Đặc biệt ở những người từng trải qua những kí ức lo lắng sợ hãi chia xa, hay mang các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu chia ly hoặc mắc các bệnh mãn tính trong giai đoạn phát triển và lớn lên,..sẽ có khả năng cao có rối loạn tính cách này.
Những đứa trẻ được dạy dỗ theo cách bảo bọc quá mức, được bố mẹ chăm sóc bằng cách nói rằng thế giới ngoài kia thật nguy hiểm và bản thân nó phải làm gì, phải nghe lời, phải sống như thế nào thì mới có thể tránh né được những nguy hiểm đó - cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sự phụ thuộc và thiếu niềm tin của đứa trẻ lên bản thân và cần đến người khác.
Theo đó, những phụ huynh có xu hướng dạy con độc đoán (Authoritative parents) là những bố mẹ dạy con theo cáchquá nghiêm khắc và cứng rắn, luôn nhấn mạnh vào việc con phải vâng lời và không được nghi ngờ cũng như luôn phải thực hiện mọi hành vi cử chi thông qua sự kiểm soát tâm lý thậm chí là đe doạ của họ. Họ có thể khiến con cái cảm thấy tủi hổ hoặc trừng phạt chúng để có thể kiểm soát hết mức có thể.
Theo nhà tâm lý học Baumrind (1991) - phong cách nuôi dạy này dường như ít mang đến sự ấm áp và tình yêu thương của cha mẹ, cũng như luôn cần con cái phải đáp ứng mình. Thậm chí một nghiên cứu ở Síp (Cyprus) cho thấy nuôi dạy con cái theo cách này có liên quan mật thiết đến nạn bắt nạt. Các nhà nghiên cứu làm khảo sát và đặt câu hỏi với 231 thanh thiếu niên và phát hiện rằng những đứa trẻ từ gia đình độc đoán dễ trở thành nạn nhân của việc bị bắt nạt bởi bạn bè đồng trang lứa hoặc chính họ trở thành một kẻ bắt nạt người khác (Georgiou và cộng sự 2013). Một nghiên cứu khác ở các nền văn hoá Latin bởi Martinez (2007) và Garcia và các đồng sự (2020) cho thấy bố mẹ kiểm soát và độc đoán thường có những đứa trẻ ít có kĩ năng cũng như thiếu tự tin xã hội. Một nghiên cứu khác từ những người lớn ở Tây Ban Nha cho rằng họ ít hạnh phúc hơn và ít hào hứng với cuộc sống hơn khi được nuôi dạy bởi kiểu độc đoán này (Garcia và các đồng sự, 2020)
Ngoài ra, trẻ em lớn lên từ cách nuôi dạy này kém trong việc tự đưa ra quyết định; có lòng tự trọng thấp cũng như có các kĩ năng xã hội và năng lực học tập kém hơn; khả năng sáng tạo thấp hơn và có thể mang các vấn đề tâm lý như trầm cảm và các vấn đề về hành vi. Một điểm khác từ cách nuôi dạy này liên quan trực tiếp đến rối loạn nhân cách phụ thuộc là đứa trẻ sợ thất bại và khó xử lý cảm xúc tiêu cực của bản thân (Cohen & Rice, 1997; King, Vidourek & Merianos, 2016).
TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ
Khi một người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc bước vào mối quan hệ tình cảm, mối quan hệ có thể nhanh chóng trở nên căng thẳng bởi sự bất bình đẳng giữa 2 người. Nhiều nguời mong muốn được san sẻ trách nhiệm và quan tâm lẫn nhau. Nhưng khi gánh nặng đổ lên vai một người quá mức, có thể khiến họ cảm thấy mình như đang bị lợi dụng. Cảm giác ấy có thể khiến đối phương thấy quá tải hoặc thậm chí tức giận hoặc thất vọng về người còn lại.
Dường như xu hướng quá “cần” người khác hỗ trợ hay giúp đỡ trong tình yêu là một biểu hiện cực độ của những việc mà ta thường làm trong 1 mối quan hệ.
Theo đó, có lẽ chúng ta đều thích được đối tượng yêu đương khen ngợi ta, và hầu hêt mọi người đều đủ trưởng thành để tự biết mình muốn làm gì và tự đưa ra quyết định của mình. Tuy nhiên, người có xu hướng phụ thuộc dường như phóng đại hành vi muốn được hỗ trợ và giúp đỡ ở mức tột độ, khiến đối phương cảm thấy dường như không thể chịu đựng được khi luôn phải “gánh” thêm một người nào đó. Giống như việc họ phải luôn chịu trách nhiệm cho cảm xúc và cuộc sống của một người khác và không còn tâm sức để đáp ứng mong muốn của chính mình.
Ngoài việc luôn mang theo ao ước mãnh liệt về việc được người yêu quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ mình quá mức, họ còn ngoan ngoãn tột độ hoặc dễ nghe theo bất kì lời gì người khác nói để tránh bị bỏ lại 1 mình. Và nếu người họ gặp là một người muốn lợi dụng điều đó để thực hiện mong muốn ích kỷ của bản thân thì kết quả sẽ thực sự rất đáng sợ, vì khả năng họ bị bạ.o hành, thao túng cũng như điều khiển và trục lợi rất cao. Thậm chí họ sẵn sàng chịu đựng ở trong 1 mối quan hệ bị lạ.m dụng còn hơn là phải chia tay ai đó.
Theo trường hợp có thật của R. Được viết bởi Ophelia Blair trên tạp chí Bridges To Recovery rằng: điều khó khăn nhất khi hẹn hò với một người quá phụ thuộc chính là khi phải quyết định rời khỏi mối quan hệ đó. Việc phải xử lý quá nhiều việc của bản thân và cả giúp đỡ người yêu mình khiến họ cảm thấy muốn chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên, họ lại cảm thấy buồn và thậm chí là tội lỗi khi mong muốn có được cho bản thân mình 1 cuộc sống tốt đẹp - nhưng lại lo rằng người kia sẽ không thể tự chăm sóc bản thân hoặc tệ hơn là có thể tự làm hại bản thân nếu người phụ thuộc bị bỏ lại 1 mình.
Ở môi trường làm việc, người mang xu hướng này có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc và kế hoạch cần làm. Từ đó có thể gặp vấn đề với đồng nghiệp nếu như họ cảm thấy phiền phức khi phải động viên ai đó không làm ảnh hưởng đến công việc.
Trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ của đứa trẻ có biểu hiện của rối loạn tính cách phụ thuộc có thể ảnh hưởng đến con cái. Vì đứa trẻ dù ở độ tuổi nào thì cũng cần sự chỉ dẫn cũng như những lời khuyên của bố mẹ, nhưng nếu bố/mẹ có vấn đề này sẽ không thể giúp con cái đúng với vai trò của họ. Thậm chí, bố mẹ còn phụ thuộc vào đứa trẻ và gây ra sự đảo ngược vai trò giữa bố,mẹ và con cái, gây cản trẻ sự phát triển của những đứa trẻ còn quá nhỏ để đảm đương trách nhiệm.
Trong tình bạn, những người có tính cách quá phụ thuộc có thể lặp lại cách họ trải nghiệm trong tình yêu - vì sợ bị bỏ lại một mình mà họ có thể làm điều mà người khác muốn, cũng như đeo bám và mong muốn được người khác cần đến. Cũng như họ không dám nói lên suy nghĩ của mình vì sợ bị bất đồng ý kiến làm bạn bè không muốn ở cạnh mình nữa.
Một người bạn tốt là một người luôn ở cạnh và hỗ trợ nhau nếu cần thiết, nhưng cũng nên là người khuyến khích bạn bè mình phát triển và đặc biệt là cải thiện bản thân nếu nhận ra sự phụ thuộc của người bạn ấy.
LÀM SAO ĐỂ GIÚP ĐỠ NẾU AI ĐÓ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI XU HƯỚNG QUÁ PHỤ THUỘC?
Vì rối loạn nhân cách dường như trở thành một với chính bản thân người đó - cho nên quá trình cải thiện những ảnh hưởng của nó cũng phải mất một khoảng thời gian không hề ngắn.
Nhưng để giúp đỡ cho người đó nhận ra vấn đề của mình còn cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Vì nếu người muốn giúp đỡ không có kĩ năng cần thiết cũng như chuyên môn tốt có thể khiến người phụ thuộc chuyển sự phụ thuộc của mình sang một người mới thay vì nhận ra sự ảnh hưởng của nó. Từ đó ngăn chặn họ khỏi việc tìm kiếm những kĩ năng độc lập cho riêng mình.
Trong trị liệu tâm lý có các phương pháp trị liệu theo nhóm - và đây có lẽ là nơi phù hợp cho những người thiếu đi các kĩ năng xã hội, và việc giao tiếp cũng như học những điều mới là một điều cần thiết để giúp người phụ thuộc nhận ra tiềm năng của mình.
Ngoài ra, nhà trị liệu cũng sẽ khuyến khích và hỗ trợ người mang DPD rèn luyện kĩ năng tự lập, quyến đoán cũng như học cách đối mặt với nỗi sợ bị bỏ lại một mình, nỗi sợ cô đơn. Cũng như giúp người đó tập cách tự ra quyết định và dành thời gian cho mình, cũng như biết cách thổ lộ ý kiến bất đồng theo một cách hiệu quả.
NGUỒN:
Garcia OF, Fuentes MC, Gracia E, Serra E, Garcia F. 2020. Parenting Warmth and Strictness across Three Generations: Parenting Styles and Psychosocial Adjustment. Int J Environ Res Public Health. 17(20):7487.
Blair, O. (2018, October 23). Dating someone with dependent personality disorder: Balancing support and self-care.
Martínez I, García JF, Yubero S. 2007. Parenting styles and adolescents’ self-esteem in Brazil. Psychol Rep. 2007 Jun;100(3 Pt 1):731-45.
Parenting styles, adolescent substance use, and academic achievement.
Cohen DA, Rice J
J Drug Educ. 1997; 27(2):199-211.
Authoritarian parenting and youth depression: Results from a national study.
King KA, Vidourek RA, Merianos AL
J Prev Interv Community. 2016; 44(2):130-9.
American Psychiatric Association, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition
Uji M, Sakamoto A, Adachi K, Kitamura T. The impact of authoritative, authoritarian, and permissive parenting styles on children’s later mental health in Japan: Focusing on parent and child gender. J Child Fam Stud. 2014;23:293–302. [Google Scholar] [Ref list]
Bahrami, B., Dolatshahi, B., Pourshahbaz, A., & Mohammadkhani, P. (2018). Comparison of Personality among Mothers with Different Parenting Styles. Iranian journal of psychiatry, 13(3), 200–206.
Blair, O. (2018). Dating Someone with Dependent Personality Disorder: Balancing Support and Self-Care. Bridges to Recovery
Raypole, C. (2019). How to Develop Healthy Relationships with Dependent Personality. GoodTherapy.org
Bài viết dưới đây sẽ nói về một rối loạn nhân cách thuộc nhóm “lo âu” trong các rối loạn tính cách - RỐI LOẠN TÍNH CÁCH PHỤ THUỘC HAY DEPENDENT PERSONALITY DISORDER (DPD).
(Psychological facts - Tâm lí học và xã hội học Việt Nam)
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC: TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG LỆ THUỘC VÀO NGƯỜI KHÁC ? Điều gì khiến họ không thể tự đứng vững trên đôi chân của chính mình?
Có lẽ đọc qua thì mọi người sẽ nghĩ đến những người “đồng phụ thuộc” trong tình yêu nhỉ? Nhưng đây là một rối loạn tính cách mà người mang nó có xu hướng muốn phụ thuộc quá mức vào người khác ở dường như hầu hêt các vấn đề trong cuộc sống, từ tình cảm đến thân thể, cho đến việc phụ thuộc vào người khác để đưa ra quyết định, hay chỉ đơn giản như việc họ nên ăn gì, mặc gì,..
Khác với những người có xu hướng rối loạn nhân cách tránh né - người mang một vài suy nghĩ độc lập như việc họ phải tự mình làm tất cả mọi thứ, cho dù bầu trời có sập xuống thì họ vẫn phải tự chống đỡ tất cả và không ai khác ngoài bản thân họ có thể yêu thương và bảo vệ mình. Thì Người có tính cách phụ thuộc hoàn toàn ngược lại - họ thậm chí cảm thấy sợ hãi và lo lắng nếu phải tự đưa ra quyết định hay phải giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một mình.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc được mô tả như những người có tình trạng cần được chăm sóc và quan tâm quá mức, có những hành vi như dễ nghe lời, thậm chí dễ phục tùng hoặc dính chặt lấy người khác và luôn sợ phải sống thiếu người khác. Những chuỗi hành vi và nhận thức này có thể xuất hiện từ rất sớm ở thời thơ ấu và xuất hiện ở các bối cảnh, trải nghiệm sống khác nhau. Hành vi phụ thuộc hay ngoan ngoãn làm nghe lời người khác được hình thành từ cách chăm sóc bởi bố mẹ lúc nhỏ, và từ chính bản thân người đó nhận thức rằng họ không thể sống tốt nếu không có sự giúp đỡ, trông coi của người khác.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI MANG RỐI LOẠN TÍNH CÁCH PHỤ THUỘC (Theo DSM-5)
[Một lần nữa, đây chỉ là những thông tin tham khảo và không đủ để tự chẩn đoán cho bất kì ai và sự chẩn đoán chỉ thực sự đáng tin khi được đánh giá bởi nhà trị liệu đã được đào tạo.]
Những người với rối loạn nhân cách phụ thuộc không có niềm tin với khả năng của chính mìh, họ dường như không tin rằng mình có thể đưa ra các quyết định trong cuộc sống.
Họ nghĩ rằng người khác thường có nhiều kiến thức hơn bản thân và vì thế có lẽ sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn họ. Họ thậm chí còn có xu hướng coi thường khả năng của chính mình hay nghĩ rằng mình là một người khờ khạo, ngu ngốc.
Các dấu hiệu được liệt kê của DPD như:
• Họ có một nhu cầu được quan tâm và săn sóc ở mức độ quá cao dẫn đến các hành vi phục tùng và vâng lời người khác để không bị người khác bỏ lại.
• Họ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hằng ngày nếu thiếu đi ý kiến và sự trấn an, lời khuyên từ người khác.
• Họ luôn cần ai đó bên cạnh (người thân, bạn bè, người yêu,…bất kì ai không phải mình) để chịu trách nhiệm giúp họ trong hầu hết các vấn đề chính trong cuộc sống của mình.
• Họ gặp khó khăn khi phải tự mình làm việc gì đó trong công việc và cuộc sống ( vì họ không tự tin vào kiến thức, sự phán đoán cũng như khả năng bản thân hơn là thiếu động lực hay thiếu năng lượng)
• Khó bày tỏ cảm giác thật của bản thân khi thấy thất vọng hay bất đồng ý kiến với người khác vì sợ mất đi sự ủng hộ hoặc công nhận của người khác (họ sợ không được tán thành và sự ủng hộ của ngkhac chứ không liên quan gì đến việc sợ bị trả thù hay bị trừng phạt)
• Họ cố gắng quá mức chỉ để nhận được sự săn sóc và hỗ trợ từ người khác, cho dù những việc họ làm để lấy lòng người đó có quá mức khó chịu và đi ngược lại với chính mong ước của mình.
• Họ cảm thấy bất lực và không thoải mái khi phải ở một mình vì luôn mang theo ám ảnh sựo hãi quá mức về việc “nếu có chuyện gì xảy ra với mình thì sao?” - họ sợ không thể tự chăm sóc bản thân mình.
• Họ khẩn trương tìm kiếm một mối quan hệ mới thân thiết sau khi mất đi người luôn bên cạnh họ - như một cách tìm kiếm nguồn chăm sóc mới.
• Mối bận tâm mà họ luôn sợ là việc sẽ bị ai đó bỏ lại và bắt họ phải tự săn sóc, tự đưa ra quyết định cũng như giải quyết các vấn đề của mình - một mình.
BIỂU HIỆN TRONG CUỘC SỐNG
Ngoài những người mang rối loạn nhân cách phụ thuộc thì những ai có xu hướng phụ thuộc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các mâu thuẫn từ nó.
Ở trẻ vị thành niên, họ sẽ cần đến bố hoặc mẹ để đưa ý kiến rằng họ nên mặc gì vào dịp gì trong cuộc sống - cho dù là những tình huống đơn giản nhất như đi học, đi làm việc cho đến các sự kiện,.. ; họ xin ý kiến về việc nên chơi với ai, nên dành thời gian rảnh như thế nào cũng như nên học trường nào và ngành nào.
Ở người trưởng thành, họ có thể cần đến chồng hoặc vợ mình quyết định thay xem mình nên sống ở đâu, nên làm công việc gì và nên ra ngoài giao lưu với ai. Như đã nói ở trên, những người có xu hướng tính cách này thường không tự tin vào khả năng của bản thân - họ nghĩ rằng mình sẽ không đủ kiến thức và trải nghiệm để tự quyết định nên cần đến một ai đó hiểu biết rộng hơn để quyết định thay họ. Nên nhớ họ CẦN VÀ MONG MUỐN ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH THAY chứ không phải chỉ CẦN ĐƯỢC ĐƯA RA LỜI KHUYÊN.
Những trách nhiệm mà họ muốn người khác săn sóc nằm ngoài những lí do chính đáng phải cần đến sự chăm sóc. Họ không hề ốm yếu như người bệnh hay cần chăm sóc như người già và trẻ con.
Chỉ là họ luôn tìm kiếm sự ủng hộ và chấp thuận, do đó không thể tự bày tỏ ý kiến cá nhân, mong muốn của riêng mình vì lo sợ xảy ra bất đồng với người mà họ phụ thuộc.
Thậm chí họ có thể làm theo lời người khác ngay cả khi họ thấy điều đó có gì đó sai sai - chỉ vì họ sợ mất đi sự giúp đỡ của người khác, rằng nếu không làm theo thì lần sau họ sẽ không được giúp đỡ nữa và không còn ai hướng dẫn mình trong cuộc sống. Và bi kịch thậm chí có thể sâu sắc hơn nếu họ phải bắt đầu sống độc lập và phải sống xa những người luôn bên cạnh hỗ trợ họ.
NGUYÊN NHÂN GÌ KHIẾN HỌ THIẾU ĐI SỰ ĐỘC LẬP CƠ BẢN NHƯ VẬY?
Gốc rễ chính xác của vấn đề này vẫn chưa được tìm thấy, tuy nhiên các nguyên nhân như di truyền, sinh học (nghiên cứu cho thấy có thể khả năng này lên đến 72%); tuổi thơ và môi trường sống, cách nuôi dạy của bố mẹ cũng như các sang chấn tâm lý từ lúc nhỏ có thể liên quan đến rối loạn tính cách này. Đặc biệt ở những người từng trải qua những kí ức lo lắng sợ hãi chia xa, hay mang các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu chia ly hoặc mắc các bệnh mãn tính trong giai đoạn phát triển và lớn lên,..sẽ có khả năng cao có rối loạn tính cách này.
Những đứa trẻ được dạy dỗ theo cách bảo bọc quá mức, được bố mẹ chăm sóc bằng cách nói rằng thế giới ngoài kia thật nguy hiểm và bản thân nó phải làm gì, phải nghe lời, phải sống như thế nào thì mới có thể tránh né được những nguy hiểm đó - cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sự phụ thuộc và thiếu niềm tin của đứa trẻ lên bản thân và cần đến người khác.
Theo đó, những phụ huynh có xu hướng dạy con độc đoán (Authoritative parents) là những bố mẹ dạy con theo cáchquá nghiêm khắc và cứng rắn, luôn nhấn mạnh vào việc con phải vâng lời và không được nghi ngờ cũng như luôn phải thực hiện mọi hành vi cử chi thông qua sự kiểm soát tâm lý thậm chí là đe doạ của họ. Họ có thể khiến con cái cảm thấy tủi hổ hoặc trừng phạt chúng để có thể kiểm soát hết mức có thể.
Theo nhà tâm lý học Baumrind (1991) - phong cách nuôi dạy này dường như ít mang đến sự ấm áp và tình yêu thương của cha mẹ, cũng như luôn cần con cái phải đáp ứng mình. Thậm chí một nghiên cứu ở Síp (Cyprus) cho thấy nuôi dạy con cái theo cách này có liên quan mật thiết đến nạn bắt nạt. Các nhà nghiên cứu làm khảo sát và đặt câu hỏi với 231 thanh thiếu niên và phát hiện rằng những đứa trẻ từ gia đình độc đoán dễ trở thành nạn nhân của việc bị bắt nạt bởi bạn bè đồng trang lứa hoặc chính họ trở thành một kẻ bắt nạt người khác (Georgiou và cộng sự 2013). Một nghiên cứu khác ở các nền văn hoá Latin bởi Martinez (2007) và Garcia và các đồng sự (2020) cho thấy bố mẹ kiểm soát và độc đoán thường có những đứa trẻ ít có kĩ năng cũng như thiếu tự tin xã hội. Một nghiên cứu khác từ những người lớn ở Tây Ban Nha cho rằng họ ít hạnh phúc hơn và ít hào hứng với cuộc sống hơn khi được nuôi dạy bởi kiểu độc đoán này (Garcia và các đồng sự, 2020)
Ngoài ra, trẻ em lớn lên từ cách nuôi dạy này kém trong việc tự đưa ra quyết định; có lòng tự trọng thấp cũng như có các kĩ năng xã hội và năng lực học tập kém hơn; khả năng sáng tạo thấp hơn và có thể mang các vấn đề tâm lý như trầm cảm và các vấn đề về hành vi. Một điểm khác từ cách nuôi dạy này liên quan trực tiếp đến rối loạn nhân cách phụ thuộc là đứa trẻ sợ thất bại và khó xử lý cảm xúc tiêu cực của bản thân (Cohen & Rice, 1997; King, Vidourek & Merianos, 2016).
TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ
Khi một người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc bước vào mối quan hệ tình cảm, mối quan hệ có thể nhanh chóng trở nên căng thẳng bởi sự bất bình đẳng giữa 2 người. Nhiều nguời mong muốn được san sẻ trách nhiệm và quan tâm lẫn nhau. Nhưng khi gánh nặng đổ lên vai một người quá mức, có thể khiến họ cảm thấy mình như đang bị lợi dụng. Cảm giác ấy có thể khiến đối phương thấy quá tải hoặc thậm chí tức giận hoặc thất vọng về người còn lại.
Dường như xu hướng quá “cần” người khác hỗ trợ hay giúp đỡ trong tình yêu là một biểu hiện cực độ của những việc mà ta thường làm trong 1 mối quan hệ.
Theo đó, có lẽ chúng ta đều thích được đối tượng yêu đương khen ngợi ta, và hầu hêt mọi người đều đủ trưởng thành để tự biết mình muốn làm gì và tự đưa ra quyết định của mình. Tuy nhiên, người có xu hướng phụ thuộc dường như phóng đại hành vi muốn được hỗ trợ và giúp đỡ ở mức tột độ, khiến đối phương cảm thấy dường như không thể chịu đựng được khi luôn phải “gánh” thêm một người nào đó. Giống như việc họ phải luôn chịu trách nhiệm cho cảm xúc và cuộc sống của một người khác và không còn tâm sức để đáp ứng mong muốn của chính mình.
Ngoài việc luôn mang theo ao ước mãnh liệt về việc được người yêu quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ mình quá mức, họ còn ngoan ngoãn tột độ hoặc dễ nghe theo bất kì lời gì người khác nói để tránh bị bỏ lại 1 mình. Và nếu người họ gặp là một người muốn lợi dụng điều đó để thực hiện mong muốn ích kỷ của bản thân thì kết quả sẽ thực sự rất đáng sợ, vì khả năng họ bị bạ.o hành, thao túng cũng như điều khiển và trục lợi rất cao. Thậm chí họ sẵn sàng chịu đựng ở trong 1 mối quan hệ bị lạ.m dụng còn hơn là phải chia tay ai đó.
Theo trường hợp có thật của R. Được viết bởi Ophelia Blair trên tạp chí Bridges To Recovery rằng: điều khó khăn nhất khi hẹn hò với một người quá phụ thuộc chính là khi phải quyết định rời khỏi mối quan hệ đó. Việc phải xử lý quá nhiều việc của bản thân và cả giúp đỡ người yêu mình khiến họ cảm thấy muốn chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên, họ lại cảm thấy buồn và thậm chí là tội lỗi khi mong muốn có được cho bản thân mình 1 cuộc sống tốt đẹp - nhưng lại lo rằng người kia sẽ không thể tự chăm sóc bản thân hoặc tệ hơn là có thể tự làm hại bản thân nếu người phụ thuộc bị bỏ lại 1 mình.
Ở môi trường làm việc, người mang xu hướng này có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc và kế hoạch cần làm. Từ đó có thể gặp vấn đề với đồng nghiệp nếu như họ cảm thấy phiền phức khi phải động viên ai đó không làm ảnh hưởng đến công việc.
Trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ của đứa trẻ có biểu hiện của rối loạn tính cách phụ thuộc có thể ảnh hưởng đến con cái. Vì đứa trẻ dù ở độ tuổi nào thì cũng cần sự chỉ dẫn cũng như những lời khuyên của bố mẹ, nhưng nếu bố/mẹ có vấn đề này sẽ không thể giúp con cái đúng với vai trò của họ. Thậm chí, bố mẹ còn phụ thuộc vào đứa trẻ và gây ra sự đảo ngược vai trò giữa bố,mẹ và con cái, gây cản trẻ sự phát triển của những đứa trẻ còn quá nhỏ để đảm đương trách nhiệm.
Trong tình bạn, những người có tính cách quá phụ thuộc có thể lặp lại cách họ trải nghiệm trong tình yêu - vì sợ bị bỏ lại một mình mà họ có thể làm điều mà người khác muốn, cũng như đeo bám và mong muốn được người khác cần đến. Cũng như họ không dám nói lên suy nghĩ của mình vì sợ bị bất đồng ý kiến làm bạn bè không muốn ở cạnh mình nữa.
Một người bạn tốt là một người luôn ở cạnh và hỗ trợ nhau nếu cần thiết, nhưng cũng nên là người khuyến khích bạn bè mình phát triển và đặc biệt là cải thiện bản thân nếu nhận ra sự phụ thuộc của người bạn ấy.
LÀM SAO ĐỂ GIÚP ĐỠ NẾU AI ĐÓ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI XU HƯỚNG QUÁ PHỤ THUỘC?
Vì rối loạn nhân cách dường như trở thành một với chính bản thân người đó - cho nên quá trình cải thiện những ảnh hưởng của nó cũng phải mất một khoảng thời gian không hề ngắn.
Nhưng để giúp đỡ cho người đó nhận ra vấn đề của mình còn cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Vì nếu người muốn giúp đỡ không có kĩ năng cần thiết cũng như chuyên môn tốt có thể khiến người phụ thuộc chuyển sự phụ thuộc của mình sang một người mới thay vì nhận ra sự ảnh hưởng của nó. Từ đó ngăn chặn họ khỏi việc tìm kiếm những kĩ năng độc lập cho riêng mình.
Trong trị liệu tâm lý có các phương pháp trị liệu theo nhóm - và đây có lẽ là nơi phù hợp cho những người thiếu đi các kĩ năng xã hội, và việc giao tiếp cũng như học những điều mới là một điều cần thiết để giúp người phụ thuộc nhận ra tiềm năng của mình.
Ngoài ra, nhà trị liệu cũng sẽ khuyến khích và hỗ trợ người mang DPD rèn luyện kĩ năng tự lập, quyến đoán cũng như học cách đối mặt với nỗi sợ bị bỏ lại một mình, nỗi sợ cô đơn. Cũng như giúp người đó tập cách tự ra quyết định và dành thời gian cho mình, cũng như biết cách thổ lộ ý kiến bất đồng theo một cách hiệu quả.
NGUỒN:
Garcia OF, Fuentes MC, Gracia E, Serra E, Garcia F. 2020. Parenting Warmth and Strictness across Three Generations: Parenting Styles and Psychosocial Adjustment. Int J Environ Res Public Health. 17(20):7487.
Blair, O. (2018, October 23). Dating someone with dependent personality disorder: Balancing support and self-care.
Martínez I, García JF, Yubero S. 2007. Parenting styles and adolescents’ self-esteem in Brazil. Psychol Rep. 2007 Jun;100(3 Pt 1):731-45.
Parenting styles, adolescent substance use, and academic achievement.
Cohen DA, Rice J
J Drug Educ. 1997; 27(2):199-211.
Authoritarian parenting and youth depression: Results from a national study.
King KA, Vidourek RA, Merianos AL
J Prev Interv Community. 2016; 44(2):130-9.
American Psychiatric Association, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition
Uji M, Sakamoto A, Adachi K, Kitamura T. The impact of authoritative, authoritarian, and permissive parenting styles on children’s later mental health in Japan: Focusing on parent and child gender. J Child Fam Stud. 2014;23:293–302. [Google Scholar] [Ref list]
Bahrami, B., Dolatshahi, B., Pourshahbaz, A., & Mohammadkhani, P. (2018). Comparison of Personality among Mothers with Different Parenting Styles. Iranian journal of psychiatry, 13(3), 200–206.
Blair, O. (2018). Dating Someone with Dependent Personality Disorder: Balancing Support and Self-Care. Bridges to Recovery
Raypole, C. (2019). How to Develop Healthy Relationships with Dependent Personality. GoodTherapy.org