Rối loạn nhân cách chống đối xã hội nguy hiểm như thế nào?

BPOServices

New member
Xu
0
MV mới nhất của nữ ca sĩ Hương Giang "Tặng anh cho cô ấy" có đề cập đến một căn bệnh của nhân vật "tiểu tam", đó là "Rối loạn nhân cách chống đối xã hội", vì căn bênh này mà cô luôn tìm cách hãm hãi nữ chính, xem đó như cách thỏa mãn sở thích của bản thân. Vậy căn bệnh này biểu hiện như thế nào? Mức độ nguy hiểm của nó được đánh giá ra sao?

"Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có tên khoa học viết tắt là ASPD, là một dạng rối loạn nhân cách liên quan đến sự thiếu đồng cảm và có hành vi bốc đồng, thao túng." (Theo wikipedia)

Đây thật sự là một chứng bệnh nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực, liên quan đến các tiêu chuẩn đạo đức. Vì vậy cần tránh gán cho ai đó chứng bệnh này nếu chưa được sự xác minh của bác sĩ tâm thần.
Người mắc bệnh thoạt nhìn và tiếp xúc sẽ không có bất cứ điều gì bất thường, tuy nhiên nếu để ý kĩ và quan sát hành vi của họ với mọi người xung quanh có thể nhận ra ở một điểm đặc biệt, đó là họ không bao giờ tỏ ra hối hận về những gì mình đã làm, cho dù điều đó có làm tổn hại đến người khác.

Một số biểu hiện của người mắc bệnh:
1. Thiếu sự đồng cảm
Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là thiếu sự đồng cảm. Người bệnh thường sẽ đáp lại tình cảm của người khác với thái độ lạnh lùng, xem thường hoặc thậm chí là nói những lời nặng nề.
Tuy nhiên, người bệnh lại không bao giờ nhận ra hành vi của họ sai trái như thế nào.

2. Coi thường các quy chuẩn đạo đức và luật pháp
Người bệnh cho rằng họ không liên quan đến các ranh giới, các quy tắc đã được ấn định trong xã hội. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến họ thường nói dối, lừa đảo, trộm cắp và thực hiện các hành vi phạm pháp, phản đạo đức khác.
Dĩ nhiên, người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội không bao giờ nghĩ tới hậu quả trước mắt hoặc sau này. Với họ, xã hội đã sai khi đặt ra quá nhiều nguyên tắc trái với suy nghĩ của họ.

3. Tỏ ra dí dỏm và quyến rũ
Bên cạnh những hành vi và suy nghĩ tiêu cực, những bệnh nhân của hội chứng này thường cố tỏ ra lôi cuốn, quyến rũ người khác. Họ tận dụng sự hài hước, trí thông minh và thậm chí là nịnh hót nhằm trục lợi cá nhân.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng lời nói hoặc hành động để khiến người khác tự làm hại bản thân. Điều này thật sự nguy hiểm.

4. Bốc đồng
Như đã nói ở trên, người bệnh có xu hướng hành động mà không xem xét hậu quả. Họ có thể thường xuyên tham gia vào các hoạt động nguy hiểm mà không cần biết đến sự an toàn của chính họ hoặc của bất kỳ ai khác có liên quan. Điều này khiến họ dễ nghiện một thứ gì đó tai hại, như đánh bạc, sử dụng chất kích thích, ngược đãi động vật,...

5. Kiêu ngạo
Chính vì đặt mình ngoài vòng tiêu chuẩn đạo đức, pháp luật nên họ cũng tự xem mình có vị trí cao hơn những người khác. Họ là những người rất tự tin vào vai trò của bản thân trong xã hội. Họ cũng tin là bản thân có quyền xem thường người khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng rất dễ nổi cáu nếu có ai đó không công nhận điều đó hoặc góp ý với họ.

6. Có các hành vi xâm phạm
Người mắc bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội có thể cố tình gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho những người xung quanh. Các hành vi xâm phạm thường là lăng mạ, hạ thấp nhân phẩm, nói xấu, bạo lực, sỉ nhục công khai, đánh đập, bắt nạt và thậm chí là cưỡng bức.

Đây là một chứng bệnh tâm lý nguy hiểm, vì không chỉ tác động lên người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến những người tiếp xúc. Vì vậy, khi phát hiện người thân của mình có bất kì biểu hiện nào ở trên thì cần tìm hiểu và quan sát kĩ hơn, nếu thật sự có dấu hiệu thì cần liên hệ bác sĩ tâm lý để điều trị và tư vấn, thậm chí tạm giữ khoảng cách với họ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top