Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu báo trước của polip tử cung

tyvnam21

New member
Xu
0
Polyp tử cung là 1 khối u xuất hiện trên mặt trong của tử cung. Polyp được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào lát mặt trong tử cung (lạc nội mạc tử cung).
Polyp có kích thước từ vài milimet cho đến vài cm.
Một phụ nữ có thể có một hoặc nhiều polyp tử cung. Chúng thường nằm bên trong tử cung, nhưng đôi khi chúng có thể vượt ra ngoài lỗ cổ tử cung để đi vào âm đạo. Mặc dù đôi khi polyp tử cung có thể gặp ở những người trẻ, nhưng đa số chứng xuất hiện ở những phụ nữ khoảng 40-60 tuổi.
Triệu chứng
Trong thời gian đầu, polyp tử cung thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng nên đa số chị em phụ nữ thường không quan tâm.
Nhưng khối polyp này ngày càng phát triển, kích thước ngày càng tăng lên và cùng với đỗ là các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nhữngdấu hiệu của polip tử cung bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều- chẳng hạn như thường có những chu kỳ không đoán trước được với mức độ và thời gian kéo dài thay đổi.
- Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt
- Chảy máu nhiều quá mức khi hành kinh
- Xuất hiện âm đạo sau tuổi mãn kinh
- Đau bụng kinh
- Vô sinh
Nguyên nhân
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây polyp tử cung chưa được biết rõ, nhưng người ta nghi ngờ rằng hormon có đóng một vai trò nào đó. Polyp tử cung nhạy cảm với estrogen, có nghĩa là chúng đáp ứng với estrogen theo cùng một cách mà nội mạc tử cung đáp ứng (phát triển để đáp ứng với nồng độ estrogen trong máu).
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bị polyp tử cung nhiều hơn như: béo phì, sử dụng tamoxifen, là một loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm âm đạo tái phát và viêm cổ tử cung.
Hậu quả
Polyp tử cung có thể gây ra vô sinh hay không thì còn đang tranh luận.
Tuy nhiên, việc polyp tử cung và đang bị vô sinh thì việc cắt bỏ polyp có thể làm gia tăng khả năng có thai.
Polyp tử cung cũng cho thấy làm tăng nguy cơ bị sảy thai ở những phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu bạn đang tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và đang bị polyp tử cung, các bác sĩ có thể khuyên bạn cắt bở polyp trước khi đặt phôi vào buồng trứng.
Các biện pháp có thể giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng:
Mặc quần lót bông hoặc vòi panty với một crotch bông. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ nhiệt và độ ẩm dư thừa. Nhiệt và độ ẩm làm cho một người phụ nữ dễ bị nhiễm trùng âm đạo và cổ tử cung. Các đối tác của bạn mang bao cao su mỗi khi giao hợp. Điều này giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Chẩn đoán
Nếu nghi ngờ bạn bị polyp tử cung, bác sĩ có thể sẽ thực hiện một trong những biện pháp sau:
- Siêu âm qua ngã âm đạo: Một thiết bị nhỏ tương tự như cây đũa sẽ được đưa vào âm đạo và phát ra sóng âm để tái tạo lại hình ảnh bên trong tử cung. Một thủ thuật tương tự nhưng kèm theo bơm nước muối sinh lý vào buồng tử cung qua một ống nhỏ luồn xuyên qua âm đạo và cổ tử cung. Nước muối sẽ giúp buồng tử cung nở ra giúp bác sĩ có thể nhìn thấy bên trong tử cung rõ ràng hơn.
- Soi buồng tử cung: Các bác sĩ có thể sẽ thực hiện một thủ thuật có tên là soi buồng tử cung để chẩn đoán và điều trị polyp tử cung. Ở thủ thuật này, các bác sĩ đưa một ống soi mỏng và dẻo xuyên qua âm đạo và cổ tử cung để đi vào buồng tử cung. Thủ thuật này có thể giúp cho bác sĩ khám xét được bên trong tử cung và cắt bỏ những polyp tìm thấy được. Nhờ vậy có thể không cần phải thực hiện các thủ thuật theo dõi sau đó.
- Nạo buồng tử cung: Các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ bằng kim loại dài có vòng ở đầu để cạo thành trong của tử cung. Thủ thuật này có thể được thực hiện để lấy mẫu để đem đến phòng xét nghiệm hoặc dùng để cắt bỏ polyp. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện nạo buồng tử cung với sự giúp đỡ của đèn nội soi tử cung giúp bác sĩ có thể nhìn vào bên trong lòng tử cung trước và sau khi thực hiện thủ thuật. Khi thực hiện thủ thuật mà không có sự hỗ trợ của dụng cụ nội soi buồng tử cung thì thủ thuật này được gọi là nạo buồng tử cung mù.
Hầu hết các polyp tử cung đều lành tính (không phải ung thư). Tuy nhiên, có thể có một số biến đổi tiền ung thư của tử cung (tăng sản nội mạc tử cung) hoặc ung thư tử cung (carcinoma tử cung) cũng xuất hiện dưới dạng polyp tử cung. Các bác sĩ có thể sẽ gửi mẫu mô thu nhận được đến phòng xét nghiệm để phân tích để chắc chắn rằng bạn không bị ung thư tử cung.
Phương pháp điều trị
Để điều trị polyp tử cung, bạn có thể xem xét các phương pháp sau:
- Theo dõi: Những polyp nhỏ và không có triệu chứng có thể tự hồi phục. Bạn không cần thiết phải điều trị trừ khi bạn có nguy cơ bị ung thư tử cung.
- Thuốc: Có một số loại thuốc, bao gồm progestins và chất đồng vận hormon chế tiết gonadotropin, có thể làm polyp tử cung co nhỏ lại và giảm triệu chứng. Nhưng sử dụng những loại thuốc như vậy chỉ là giải pháp tạm thời do các triệu chứng thường sẽ quay trở lại một khi bạn ngừng thuốc.
- Nạo buồng tử cung: Các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ dài bằng kim loại có một vòng ở đầu để nạo các thành bên trong lòng tử cung. Thủ thuật này có thể được dùng để lấy các mẫu mô của tử cung để làm xét nghiệm hoặc dùng để loại bỏ các polyp. Các bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật này với sự hỗ trợ của đèn nội soi giúp nhìn thấy được bên trong lòng tử cung trước và sau phẫu thuật. Nếu thực hiện thủ thuật không có sự hỗ trợ của đèn nội soi thì thủ thuật này được gọi là nạo buồng tử cung mù.
- Lấy polyp bằng phẫu thuật: Nếu là phẫu thuật nội soi, các thiết bị sẽ được đưa vào qua đèn nội soi - là dụng cụ mà bác sĩ dùng để quan sát bên trong buồng tử cung - để cắt bỏ polyp một khi phát hiện ra. Sau đó polyp sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để được khảo sát dưới kính hiển vi.
- Cắt bỏ tử cung: Nếu như trong quá trình khám các bác sĩ nhận ra rằng polyp tử cung có chứa các tế bào ung thư thì cần phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ tử cung.
Các polyp tử cung sau khi đã cắt bỏ có thể xuất hiện trở lại. Có thể bạn cần phải điều trị nhiều lần nếu như các polyp tử cung xuất hiện trở lại.
 
Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt?

Không hoàn toàn như vậy. Ở những người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Kinh nguyệt rối loạn do dâu?

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top