Rắc rối về muối

nhok_violet

New member
Xu
0
- Có thể cho mình biết muối trung hòa và muối trung tính là muối như thế nào?

Nếu muối trung hòa là muối không còn ion Hydro trong thành phần vậy Na2CO3 là muối trung hòa phải không? Nhưng lại có thể nói Na2CO3 là muối bazơ vì CO32- là ion của a yếu. Giải thích.

SO42- là bazơ hay trung tính. S2- lưỡng tính hay bazơ.

Nếu được thì cho mình lời giải thích rõ ràng về các loại muối luôn nha.

-Như ta học ở lớp 9 muối tác dụng với muối tạo ra 2 muối mới. Nhưng lên 11 thì khẳng định này chỉ còn đúng 1 phần. Có thể không tạo ra 2 muối mới nhưng có thể là gì .....đó. Có thể cho mình biết những muối như thế nào khi tác dụng không tạo ra 2 muối mới mà tạo ra sản phẩm khác.
Có gì khó hiểu hãy nói cho mình biết, giải đáp giùm mình nha.
 
Muối trung hoà là muối không còn hiđro có khả năng phân li, hay không còn gốc a xít
NaHSO4 <-- Muối a xít
Na2SO4 <-- Muối trung hoà
Muối trung tính là muối như sau:
+ Là muối không có H.
+ Là muối có sự kết hợp giữa a xít mạnh với bazơ mạnh, hay axít yếu với bazơ yếu



+ Muối của KL mạnh với gốc axit yếu: mang tính bazo.
+ Muối của KL yếu với gốc axit mạnh thì mang tính axit.



Cái này bạn gặp đâu nhớ đó thôi, không có dạng tổng quát cố định nào cả.
Khi bạn học thì
1mol muối a + 1mol muối b --> ra một sản phẩm
Hoặc
1mol muối a + 2mol muối b --> ra một sản phẩm khác
Và khi làm bài bạn dựa vào số mol của chất mà đề ra, hay bạn tính được mà sác định được sản phẩm.
 

Trung tính
Na là bazơ mạnh
CO3 là gốc a xỉt mạnh
Rubi sai rồi :)

Đầu tiên thì phải khẳng định muối trung hòa và muối trung tính là hai khái niệm khác nhau.

Muối trung hòa là muối không còn khả năng phân ly ra ion H+ nữa. Khái niệm này đi cùng với khái niệm muối axit.
Muối trung tính là muối khi đi thủy phân thì sẽ tạo môi trường trung tính. Khái niệm này đi cùng với khái niệm muối tạo môi trường bazơ và axit.

Về Na2CO3 thì, nó vừa là muối trung hòa, vừa là muối tạo môi trường bazơ.
 
Rubi sai rồi :)

Đầu tiên thì phải khẳng định muối trung hòa và muối trung tính là hai khái niệm khác nhau.

Muối trung hòa là muối không còn khả năng phân ly ra ion H+ nữa. Khái niệm này đi cùng với khái niệm muối axit.
Muối trung tính là muối khi đi thủy phân thì sẽ tạo môi trường trung tính. Khái niệm này đi cùng với khái niệm muối tạo môi trường bazơ và axit.

Về Na2CO3 thì, nó vừa là muối trung hòa, vừa là muối tạo môi trường bazơ.

Nói rõ hơn đi
 
Vậy thì muối axit và muối bazơ nằm trong loại nào.
SO42- là bazơ hay trung tính. S2- lưỡng tính hay bazơ.
Trả lời zúp mình câu hỏi thứ hai luôn nha, về muối tác dụng với muối đó.
 
@rubi: Thế thì rõ quá còn gì. Hai khái niệm muối trung hòa với muối axit là hai khái niệm khác biệt với nhau, nên không thể đánh đồng được.

Giải thích trường hợp Na2CO3 thế này,
- Muối này không còn H+ để phân ly, nên rõ ràng là muối trung hòa (chứ không phải muối axit). Tương tự, thì BaCO3, Na2SO4 cũng là muối trung hòa, còn NaHCO3 là muối axit.
- Muối này tạo bởi cation của gốc bazơ mạnh (NaOH) và anion của gốc axit yếu (H2CO3) nên nó là muối tạo môi trường bazơ khi thủy phân. Còn muối tạo môi trường trung tính như NaCl,...

@nhok_violet: Hai từ "muối axit" và "muối bazơ" của bạn đang dùng là từ người ta nói tắt của "muối thủy phân tạo mt axit" và "muối thủy phân tạo môi trường bazơ" đấy. :) Hai khái niệm này đương nhiên đi cùng khái niệm muối trung tính.

SO4 2- là anion của axit mạnh (H2SO4), lại không còn H+ phân ly nên trung tính.
S 2- là anion của axit yếu (H2S), không còn H+ phân ly nên bazơ.

Câu hỏi về tác dụng 2 muối của bạn trả lời như sau:

Chương trình cấp 2, khi cho 2 muối td với nhau sẽ tạo ra muối mới. Nhưng bây giờ do đã học về sự phân ly, điện ly nên sẽ tạo thành các ion, không còn là các muối nữa. Các ion đó có thể có tính axit, hoặc cả bazơ. :)

Oạch, mỏi tay quá!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top