Ngày kia, có một người đi tìm thầy học đạo.
Gặp một người hướng dẫn, ông này căn dặn:
- Hãy kiên tâm ngồi tịnh nơi đây. Đúng năm nữa sẽ gặp mặt Thầy.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã gặp Thầy chưa?
- Thưa, đã gặp.
- Vậy, cứ tịnh thêm năm nữa, sẽ nghe thầy dạy đạo cho.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã nghe Thầy truyền đạo chưa?
- Thưa đã được Thầy truyền rồi.
- Vậy bây giờ hạy tịnh thêm năm nữa, đến khi nào không còn nghe Thầy nói nữa, bấy giờ anh mới chứng được đạo.
Lời bàn:
Lời nói cuối cùng của người hướng dẫn quả rất bất ngờ đối với phần đông những kẻ xưa nay đi tìm Đạo vẫn có thành kiến "Không thầy đố mầy làm nên"
Thầy, dưới hình thức một người đã đắc Đạo, những sách vở kinh truyện, những giáo điều tôn giáo, luân lý... Trong con đường tìm Đạo tuy cần, nhưng chỉ cần lúc ban đầu mà thôi. "Có" Thầy, nhưng rồi phải "quên" Thầy và sau cùng "mất". Thầy thì mới chứng được Đạo. Aurobindo Ghose có nói "thầy là một cần thiết", Thầy cũng là một trở ngại". Ông thầy giỏi là người không có đệ tử, tức là người đã giúp cho đệ tử mình không cần dùng đến mình nữa. Ở Thiên Đức Sung Phù sách Trang Tử có viết: "Khổng Tử dường như chưa phải là bậc chí nhân! Ông ta làm gì mà đông đệ tử thế? Vậy chứ ông không biết rằng đối với bậc chí nhân, có nhiều đệ tử là tự tạo cho mình có nhiều gông cùm xiềng xích sao? Người đệ tử phải thoát khỏi ông Thầy, mà ông Thầy cũng phải thoát khỏi đệ tử của mình mới là người đắc Đạo"
Ngày kia Phật chỉ trăng nói với đệ tử: "Kìa là mặt trăng, nhìn theo ngón tay ta mà thấy. Nhưng đừng quên: Ngón tay ta không phải là mặt trăng". Có thấy ngón tay, có nhìn theo ngón tay, và có quên ngón tay... thì mới thấy trăng
Mỗi người của chúng ta giống một cái chuông, mà ông Thầy của chúng ta cũng là một cái chuông. Nhờ hiện tượng cộng hưởng mà tiếng chuông của ta nổi lên cùng tiếng chuông của ông Thầy, nhưng tiếng chuông của ta không phải là tiếng chuông của Thầy. Cho nên ta mới nói "đồng thinh tương ứng". Cũng như mắt trời gọi ánh sáng giúp cho trăm hoa đua nở, nhưng cây nào trổ hoa nấy.
Sưu Tầm!
Lạm bàn của tapchoi:
Quên ở đây phải hiểu là đạt tới cảnh giới ngang thầy rồi, đã đủ lông đủ cánh để luận chuyện với đời, chứ không phải là quên công ơn dạy dổ của thầy, xưa nay trò giỏi hơn thầy là chuyện bình thường, thầy nào chả muốn trò mình gỏi giang thành đạt hơn mình, công ơn của người thầy là vô cùng lớn lao.
Gặp một người hướng dẫn, ông này căn dặn:
- Hãy kiên tâm ngồi tịnh nơi đây. Đúng năm nữa sẽ gặp mặt Thầy.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã gặp Thầy chưa?
- Thưa, đã gặp.
- Vậy, cứ tịnh thêm năm nữa, sẽ nghe thầy dạy đạo cho.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã nghe Thầy truyền đạo chưa?
- Thưa đã được Thầy truyền rồi.
- Vậy bây giờ hạy tịnh thêm năm nữa, đến khi nào không còn nghe Thầy nói nữa, bấy giờ anh mới chứng được đạo.
Lời bàn:
Lời nói cuối cùng của người hướng dẫn quả rất bất ngờ đối với phần đông những kẻ xưa nay đi tìm Đạo vẫn có thành kiến "Không thầy đố mầy làm nên"
Thầy, dưới hình thức một người đã đắc Đạo, những sách vở kinh truyện, những giáo điều tôn giáo, luân lý... Trong con đường tìm Đạo tuy cần, nhưng chỉ cần lúc ban đầu mà thôi. "Có" Thầy, nhưng rồi phải "quên" Thầy và sau cùng "mất". Thầy thì mới chứng được Đạo. Aurobindo Ghose có nói "thầy là một cần thiết", Thầy cũng là một trở ngại". Ông thầy giỏi là người không có đệ tử, tức là người đã giúp cho đệ tử mình không cần dùng đến mình nữa. Ở Thiên Đức Sung Phù sách Trang Tử có viết: "Khổng Tử dường như chưa phải là bậc chí nhân! Ông ta làm gì mà đông đệ tử thế? Vậy chứ ông không biết rằng đối với bậc chí nhân, có nhiều đệ tử là tự tạo cho mình có nhiều gông cùm xiềng xích sao? Người đệ tử phải thoát khỏi ông Thầy, mà ông Thầy cũng phải thoát khỏi đệ tử của mình mới là người đắc Đạo"
Ngày kia Phật chỉ trăng nói với đệ tử: "Kìa là mặt trăng, nhìn theo ngón tay ta mà thấy. Nhưng đừng quên: Ngón tay ta không phải là mặt trăng". Có thấy ngón tay, có nhìn theo ngón tay, và có quên ngón tay... thì mới thấy trăng
Mỗi người của chúng ta giống một cái chuông, mà ông Thầy của chúng ta cũng là một cái chuông. Nhờ hiện tượng cộng hưởng mà tiếng chuông của ta nổi lên cùng tiếng chuông của ông Thầy, nhưng tiếng chuông của ta không phải là tiếng chuông của Thầy. Cho nên ta mới nói "đồng thinh tương ứng". Cũng như mắt trời gọi ánh sáng giúp cho trăm hoa đua nở, nhưng cây nào trổ hoa nấy.
Sưu Tầm!
Lạm bàn của tapchoi:
Quên ở đây phải hiểu là đạt tới cảnh giới ngang thầy rồi, đã đủ lông đủ cánh để luận chuyện với đời, chứ không phải là quên công ơn dạy dổ của thầy, xưa nay trò giỏi hơn thầy là chuyện bình thường, thầy nào chả muốn trò mình gỏi giang thành đạt hơn mình, công ơn của người thầy là vô cùng lớn lao.