BÌNH LUẬN KHOẢN 2 ĐIỀU 85, LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quan hệ hôn nhân được hình thành trên cơ sở tự nguyện, tức là họ tự nguyện đến với nhau mà không tổ chức, cá nhân nào có quyền ép buộc hay cản trở. Và việc ly hôn cũng sẽ được giải quyết theo tinh thần tự nguyện khi có yêu cầu của một trong hai bên vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Theo số liệu tổng kết của TAND Tối cao năm 2010, cả nước có 88.591 vụ ly hôn và con số ngày càng tăng một cách đáng kể. Có 3 trường hợp yêu cầu ly hôn: người vợ đơn phương yêu cầu, người chồng đơn phương yêu cầu, cả hai vợ chồng cùn yêu cầu (gọi là thuận tình ly hôn theo thuật ngữ pháp lý). Tuy nhiên không phải bất kì yêu cầu ly hôn nào xuất phát từ phía người chồng cũng được chấp nhận, một số quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành hạn chế quyền ly hôn của người chồng.
Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”. Một quy định mang tính nhân văn sâu sắc gián tiếp bảo vệ người mẹ và người con.
Trong đời sống vợ chồng, luôn cần có sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ, chồng và hơn bất cứ lúc nào hết là khi đang mang thai và nuôi con nhỏ, người vợ lại cần sự quan tâm chăm sóc và chia sẻ từ phía người chồng nhiều hơn cả. Quy định này pháp luật đã phần nào bảo vệ được quyền lợi của người làm vợ, tuy nhiên nhìn từ một góc độ khác, quy định này trong một số trường hợp đã bỏ sót quyền lợi của người chồng.
Thứ nhất, đặt trường hợp người chồng A và người vợ B kết hôn với nhau nhưng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, A nộp đơn xin ly hôn trong khi B đang mang thai. Và hiển nhiên theo quy định của pháp luật yêu cầu ly hôn của A sẽ không được cho phép. Giả sử nếu việc B cố tình mang thai khi biết A có ý định ly hôn để ràng buộc A vào điều kiện hạn chế ly hôn thì trong trường hợp này A không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi vợ mình sinh con và nuôi con đến đủ 12 tháng tuổi. Có thể A vẫn chờ B sinh con, nuôi con đến đủ 12 tháng tuổi để có thể đơn phương yêu cầu ly hôn nhưng B lại tiếp tục mang thai.
Vấn đề ở đây là pháp luật không có quy định xét đến thai nhi trong bụng B có phải là con của A hay không? Nếu như không phải thì việc hạn chế quyền ly hôn của A trong trường hợp này là không hợp lý. Tình thần của Luật hôn nhân và gia đình hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này nhằm bảo vệ người vợ và thai nhi để họ có được sự chăm sóc quan tâm của người chồng, người cha của đứa bé. Vậy ở đây, người có trách nhiệm chính trong việc quan tâm, chăm sóc B chính là cha của thai nhi trong bụng B chứ không phải nhất định là A. Ngoài ra, việc người vợ B có quan hệ ngoài hôn nhân với người khác không phải là chồng của mình dẫn đến mang thai là trái với đạo đức của người Á Đông đặc biệt là người Việt Nam cũng như đã vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. Như vậy pháp luật đã chưa dự liệu cho trường hợp cụ thể này dẫn đến sự bất hợp lý khi hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này.
Thứ hai, Luật nuôi con nuôi có quy định, một người có thể trở thành con nuôi của một người là cá nhân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người vợ nhận con nuôi riêng, không có sự đồng ý của người chồng. Vậy trong trường hợp người vợ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi vẫn có thể hạn chế quyền ly hôn của người chồng vì Luật hôn nhân gia đình không nói rõ việc vợ nuôi con nuôi hay con ruột dưới 12 tháng tuổi sẽ có thể hạn chế quyền ly hôn của chồng. Như vậy không tránh khỏi trường hợp người vợ cố tính nhận con nuôi để treo quyền ly hôn của chồng.
Cuối cùng, luật quy định chồng không được đơn phương xin ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vậy trong trường hợp người vợ đang mang thai mà bị sẩy thai hoặc con sinh ra nhưng đứa bé chết trước 12 tháng tuổi. Trong trường hợp này người vợ không còn trong tình trạng mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nữa thì không có lí do gì để ràng buộc người chồng về mặt pháp lý. Thế thì người chồng hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn mà không cần có sự đồng ý của người vợ. Thiết nghĩ, như thế là quá bất công cho người phụ nữ khi mà họ phải chịu 2 cú sốc liên tiếp bởi vì chính lúc này họ mới cần sự quan tâm chăm sóc của người chồng. Chính vì quy định không rõ ràng của pháp luật đã vô hình chung làm phương hại đến lợi ích của người vợ và không thể bảo vệ được họ trong những trường hợp như thế.
Khi hôn nhân đổ vỡ, bạn có thể nhờ đến pháp luật như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng ly hôn là điều không ai mong đợi. Để có một cuộc sống hôn nhân tốt đẹp là điều không khó. Trước khi kết hôn, hãy cố gắng tạo cho mình công việc ổn định, hiểu biết cách ứng xử khéo léo trong gia đình, cũng như cách tôn trọng đối phương thì đôi bên sẽ dễ dàng có một cuộc sống hạnh phúc.
THE PRIVATE LAW FIRM4th Floor, Huu Nguyen Office Building
1446-1448, 3 Thang 2 Street, Ward 2, District 11, Ho Chi Minh City
Tel: (+84 8) 3969 8695 Fax: (+84 8) 3969 8694
Quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quan hệ hôn nhân được hình thành trên cơ sở tự nguyện, tức là họ tự nguyện đến với nhau mà không tổ chức, cá nhân nào có quyền ép buộc hay cản trở. Và việc ly hôn cũng sẽ được giải quyết theo tinh thần tự nguyện khi có yêu cầu của một trong hai bên vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Theo số liệu tổng kết của TAND Tối cao năm 2010, cả nước có 88.591 vụ ly hôn và con số ngày càng tăng một cách đáng kể. Có 3 trường hợp yêu cầu ly hôn: người vợ đơn phương yêu cầu, người chồng đơn phương yêu cầu, cả hai vợ chồng cùn yêu cầu (gọi là thuận tình ly hôn theo thuật ngữ pháp lý). Tuy nhiên không phải bất kì yêu cầu ly hôn nào xuất phát từ phía người chồng cũng được chấp nhận, một số quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành hạn chế quyền ly hôn của người chồng.
Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”. Một quy định mang tính nhân văn sâu sắc gián tiếp bảo vệ người mẹ và người con.
Trong đời sống vợ chồng, luôn cần có sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ, chồng và hơn bất cứ lúc nào hết là khi đang mang thai và nuôi con nhỏ, người vợ lại cần sự quan tâm chăm sóc và chia sẻ từ phía người chồng nhiều hơn cả. Quy định này pháp luật đã phần nào bảo vệ được quyền lợi của người làm vợ, tuy nhiên nhìn từ một góc độ khác, quy định này trong một số trường hợp đã bỏ sót quyền lợi của người chồng.
Thứ nhất, đặt trường hợp người chồng A và người vợ B kết hôn với nhau nhưng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, A nộp đơn xin ly hôn trong khi B đang mang thai. Và hiển nhiên theo quy định của pháp luật yêu cầu ly hôn của A sẽ không được cho phép. Giả sử nếu việc B cố tình mang thai khi biết A có ý định ly hôn để ràng buộc A vào điều kiện hạn chế ly hôn thì trong trường hợp này A không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi vợ mình sinh con và nuôi con đến đủ 12 tháng tuổi. Có thể A vẫn chờ B sinh con, nuôi con đến đủ 12 tháng tuổi để có thể đơn phương yêu cầu ly hôn nhưng B lại tiếp tục mang thai.
Vấn đề ở đây là pháp luật không có quy định xét đến thai nhi trong bụng B có phải là con của A hay không? Nếu như không phải thì việc hạn chế quyền ly hôn của A trong trường hợp này là không hợp lý. Tình thần của Luật hôn nhân và gia đình hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này nhằm bảo vệ người vợ và thai nhi để họ có được sự chăm sóc quan tâm của người chồng, người cha của đứa bé. Vậy ở đây, người có trách nhiệm chính trong việc quan tâm, chăm sóc B chính là cha của thai nhi trong bụng B chứ không phải nhất định là A. Ngoài ra, việc người vợ B có quan hệ ngoài hôn nhân với người khác không phải là chồng của mình dẫn đến mang thai là trái với đạo đức của người Á Đông đặc biệt là người Việt Nam cũng như đã vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. Như vậy pháp luật đã chưa dự liệu cho trường hợp cụ thể này dẫn đến sự bất hợp lý khi hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này.
Thứ hai, Luật nuôi con nuôi có quy định, một người có thể trở thành con nuôi của một người là cá nhân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người vợ nhận con nuôi riêng, không có sự đồng ý của người chồng. Vậy trong trường hợp người vợ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi vẫn có thể hạn chế quyền ly hôn của người chồng vì Luật hôn nhân gia đình không nói rõ việc vợ nuôi con nuôi hay con ruột dưới 12 tháng tuổi sẽ có thể hạn chế quyền ly hôn của chồng. Như vậy không tránh khỏi trường hợp người vợ cố tính nhận con nuôi để treo quyền ly hôn của chồng.
Cuối cùng, luật quy định chồng không được đơn phương xin ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vậy trong trường hợp người vợ đang mang thai mà bị sẩy thai hoặc con sinh ra nhưng đứa bé chết trước 12 tháng tuổi. Trong trường hợp này người vợ không còn trong tình trạng mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nữa thì không có lí do gì để ràng buộc người chồng về mặt pháp lý. Thế thì người chồng hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn mà không cần có sự đồng ý của người vợ. Thiết nghĩ, như thế là quá bất công cho người phụ nữ khi mà họ phải chịu 2 cú sốc liên tiếp bởi vì chính lúc này họ mới cần sự quan tâm chăm sóc của người chồng. Chính vì quy định không rõ ràng của pháp luật đã vô hình chung làm phương hại đến lợi ích của người vợ và không thể bảo vệ được họ trong những trường hợp như thế.
Khi hôn nhân đổ vỡ, bạn có thể nhờ đến pháp luật như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng ly hôn là điều không ai mong đợi. Để có một cuộc sống hôn nhân tốt đẹp là điều không khó. Trước khi kết hôn, hãy cố gắng tạo cho mình công việc ổn định, hiểu biết cách ứng xử khéo léo trong gia đình, cũng như cách tôn trọng đối phương thì đôi bên sẽ dễ dàng có một cuộc sống hạnh phúc.
THE PRIVATE LAW FIRM4th Floor, Huu Nguyen Office Building
1446-1448, 3 Thang 2 Street, Ward 2, District 11, Ho Chi Minh City
Tel: (+84 8) 3969 8695 Fax: (+84 8) 3969 8694