• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Quy mô sản xuất nông sản hàng hóa và vai trò của nông hộ

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Quy mô sản xuất nông sản hàng hóa và vai trò của nông hộ



Cách thức mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa ở nước ta không chỉ dựa vào việc mở rộng quy mô diện tích hay số đầu gia súc của chủ thể sản xuất, nhất là trong điều kiện hiện nay, chủ thể chủ yếu là các nông hộ.

Theo khuyến cáo định hướng của ông cha ta: "Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền" thì ý nghĩa của việc mở rộng diện tích trên không còn chuyên canh cây lúa. Ðịa phương nào cũng có những mô hình chứng minh ý nghĩa đúng đắn của chiến lược phát triển sản xuất nông sản trên. Ở vùng U Minh Thượng và Hạ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, như trường hợp nông hộ anh Minh ở ấp Thạnh Ðông, xã Vĩnh Phong thuộc huyện Vĩnh Thuận, khi mới ra ở riêng chỉ có 1,6 ha đất mặn phèn, chuyên trồng lúa, bữa no bữa đói. Từ năm 2002 chuyển sang một vụ lúa một vụ tôm, riêng vụ tôm trong ba tháng thu nhập được 80 triệu đồng, nhiều hộ cùng ấp thu nhập 100 - 200 triệu đồng.

Mở rộng quy mô sản xuất nông sản hàng hóa theo cách nào thì cũng có một thể hiện chung nhất ở quy mô khối lượng sản lượng với hiệu quả kinh tế và tổng thu nhập tính trên một đơn vị sản xuất ngày càng cao, bằng cách hạ giá thành sản xuất và tăng năng suất và phẩm chất với những thương hiệu tín nhiệm bền vững. Như trước đây đã có thời mở hàng loạt nông trường quốc doanh, rồi lại chuyển về chủ thể là nông hộ với các hình thức khác nhau để có hiệu quả cao. Nhiều Nghị quyết của Ðảng, như Chỉ thị 100 ngày 13-1-1981 về cải tiến công tác khoán, Nghị quyết 10 ngày 5-4-1988 về đổi mới quản lý nông nghiệp đã đi vào cuộc sống và tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển sản xuất bảo đảm an ninh lương thực và sản xuất nông sản hàng hóa.

Sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng 17 triệu tấn, chiếm già nửa sản lượng lúa của cả nước, và lượng gạo xuất khẩu (3,5 - 4 triệu tấn) từ vùng này chiếm tới 95% - 97%. Toàn bộ lượng lúa gạo trên, kể cả số nông trường quốc doanh, như Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Ðỏ thuộc TP Cần Thơ..., đều được sản xuất quy mô nhỏ ở các nông hộ ở các địa phương. Ngay như ở một số nước phát triển như Nhật Bản... sản xuất lúa của họ cũng được thực hiện "nhỏ lẻ" bởi các gia đình. Nhân lực trẻ khỏe ở những nước này di động sang khu vực công nghiệp (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III) có hiệu quả kinh tế tăng nhanh, có tác động mạnh đến CNH, HÐH nông nghiệp, bằng cách trợ giá cao trực tiếp hay gián tiếp. Nước ta đất hẹp người đông, hướng quy tụ diện tích để có sản xuất lớn theo xu thế chung cũng cần phải có giải pháp và bước đi thích hợp điều kiện riêng.

Cũng như vậy đối với sản xuất gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tìm cách hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm H5N1, đàn gia cầm của các nông hộ đã đáp ứng được nhiều khoản tiền cần chi tiêu bức thiết, như cho con cái học hành, giỗ Tết..., mà dịch cúm gia cầm vừa qua đâu có phải từ nông hộ, mà là từ nơi nuôi tập trung là chính.

Phong trào cánh đồng, hoặc nông hộ đạt doanh thu 50 triệu đồng/năm do tỉnh Thái Bình đề xướng ngày càng được hưởng ứng rộng rãi. Phong trào này đang "kích thích" người nông dân tăng giá trị nông sản bằng nội lực của mình. Mặc dù bình quân một ha sản xuất cây trồng mới có doanh thu khoảng 20 - 25 triệu đồng, nếu chuyên canh lúa còn thấp hơn nữa, nhưng số lượng mô hình cũng như diện tích đạt và vượt mức doanh thu 50 triệu đồng/ha ngày một tăng nhanh. Hơn nữa, vùng nào cũng có những mô hình đạt hàng trăm triệu đồng/ha, trong đó có những mô hình đạt 500 - 700 triệu đồng/ha hay một hộ, và cao hơn, như những mô hình trồng cây ăn quả, luân canh lúa - màu, luân canh lúa - tôm/cá, trồng rau, hoa, nhất là trong trường hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú, cá tra, cá ba-sa ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bước phát triển tiếp theo của phong trào đạt doanh thu 50 triệu đồng/ha hay /hộ như trên sẽ có thể là phong trào tổng doanh thu trừ chi phí đạt lãi thuần (lời, lãi ròng) cao, có thể gọi bằng một cụm từ ngắn gọn hơn, như phong trào đạt lãi thuần 30 - 50 triệu đồng/ha hay /hộ... Ðể có lãi ròng cao, người nông dân không những phải phấn đấu đạt tổng thu nhập cao, mà còn phải tham gia vào các phong trào cải tiến công nghệ sản xuất, như phong trào ba tăng ba giảm, phong trào áp dụng IPM trước đây được FAO tài trợ,... để chi phí đầu tư ít nhất và đạt năng suất và chất lượng nông sản cao nhất, theo hướng giảm đầu tư phân bón hóa học và thuốc sát trùng đến mức tối thiểu để gìn giữ môi trường trong lành.

Các phong trào phát triển sản xuất trên đều bao gồm các biện pháp kỹ thuật được xác định là có tác dụng tốt với năng suất và phẩm chất nông sản ở địa phương, như với sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long thường là giống tốt, sạ lúa theo hàng bằng máy, bón phân và dùng thuốc trừ sâu bệnh đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách, làm khô lúa hè thu bằng cách dùng máy sấy thay cho biện pháp phơi nắng tự nhiên dẫn đến thất thoát cả về số lượng lẫn chất lượng.



GS, TS NGUYỄN VĂN LUẬT
 
Nhận định chung cho rằng thế kỷ XIX là thế kỷ của than, thế kỷ XX là thế kỷ của dầu mỏ và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chắc chắn loại nhiên liệu không thể tái sinh được này vẫn chưa thể bị thay thế bởi khí đốt, than, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, bởi hơn 80% năng lượng hiện nay được tạo ra bởi dầu mỏ.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dầu thô (dầu mỏ chưa qua tinh chế) là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, luôn chiếm vị trí số một về giá trị kim ngạch xuất khẩu (tổng trị giá xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tính từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2004 là 21331 triệu USD thì xuất khẩu dầu thô đạt 4600 triệu USD - tương đương 39,26% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu). Dự báo trong những năm tới mặt hàng dầu thô sẽ là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam. Việc khai thác và xuất khẩu hiệu quả mặt hàng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng doanh thu xuất khẩu cho đất nước.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường dầu thô thế giới biến động không ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy làm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Giá dầu trên thế giới biến động lúc tăng, lúc giảm tạo ra những thuận lợi và cả những khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dầu của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam” để tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu dầu thô một cách hiệu quả nhất là một tất yếu khách quan.
 
Việc chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức nông hộ chiếm tới 60% trong hoạt động chăn nuôi. Bên cạnh những cái lợi cho người chăn nuôi như: tận dụng diện tích đất, lao động của gia đình, tận dụng nguồn thức ăn, đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh…

thì chăn nuôi theo hình thức này vẫn đang gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn dịch bệnh và môi trường, sinh hoạt của người dân do hộ chăn nuôi xen kẹp trong khu dân cư.
 
Trong giai đoạn 1986-1990 tốc độ tăng trưởng của Hà Nội là 7,1% đến giai đoạn 1991-1995 đã đạt tới 12,5% và giai đoạn 1996-2000 tăng 10,6% là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ trọng GDP của Hà Nội trong cả nước đã tăng từ 5,1% (năm 1990) lên 7,12% (năm 1999) và hiện chiếm 40% GDP đồng bằng sông Hồng.

Giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 14,4% nông nghiệp tăng 3,9%. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội luôn cao hơn tốc độ tăng của cả nước từ 3% - 4% mỗi năm (giai đoạn 1990 - 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân của Hà Nội đạt 11,6% trong khi cả nước đạt 7,7%/năm). Điều này cho thấy vai trò đầu tầu của Hà Nội trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp Hà Nội đang từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta xây dựng và phát triển thị trường trong nước, hoà nhập thị trường thế giới để khai thác nguồn lực thị trường toàn diện cả trong và ngoài nước. Đặc biệt nước ta hiện là một nước trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 80% dân số làm nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp khá dồi dào. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nước ta thực hiện tốt việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới sẽ góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho các vùng sản xuất nông nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm và làm lành mạnh hoá cán cân thanh toán của nền kinh tế tạo cơ hội cho nền kinh tế tăng trưởng toàn diện. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Việt - Lào, em thấy nổi lên một số vấn đề cần được nghiên cứu để được hoàn thiện. Do vậy em xin được lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing hoàn thiện xuất khẩu nông sản sang thị trường khu vực Châu á- Thái Bình Dương của Công ty kinh doanh Xuất nhập khẩu Việt - Lào” nhằm mục đích:
- Hệ thống hoá lí luận kinh doanh xuất khẩu cơ bản để tạo lập lí luận cho nghiên cứu các giải pháp kinh doanh xuất khẩu.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top