Qui luật nhịp điệu

Tongthieugia

New member
Xu
0
1. Khái niệm

Vòng tuần hoàn vật chất-năng lượng và các quá trình địa lý diễn ra trong vỏ cảnh quan có sự lặp lại theo thời gian với sự phát triển theo cùng một hướng gọi là tính nhịp điệp củ Vỏ cảnh quan (hay qui luật nhịp điệu).
Có hai kiểu nhịp điệu: 1) nhịp điệu theo thời kỳ là nhịp điệu có thời gian kéo dài đồng nhất như ngày đêm, mùa, năm tháng… và 2) nhịp điệu theo chu kỳ là nhịp điệu có thời gian dao động quanh một trị số trung bình như chu kì hoạt động mạnh của mặt trời là 11 năm nhưng có thể dao động 9-11 năm một lần.

2. Nguyên nhân

Khó khăn trong việc nghiên cứu các hiện tượng có nhịp điệu phổ biến trong tự nhiên là ở chỗ các nhịp điệu có sự khác nhau về khoảng dài và nguồn gốc phát sinh không đồng nhất. Dưới đây xem xét một số nguyên nhân tạo nên tính nhịp điệu của Vỏ cảnh quan

1) Sự vận động của Trái đất

Một phần tính nhịp điệu được giải thích bằng sự tự quay của Trái đất và sự vận động của nó xung quanh Mặt trời. Nhịp điệu thuộc nhóm này gồm:

Nhịp điệu ngày (do sự tự quay của trái đất)
Nhịp điệu mùa (trái đất quay xung quanh mặt trời).
Chu kì 41 ngàn năm với sự thay đổi các vành đai khí hậu tương quan với sự thay đổi góc nghiêng của trục trái đất.

Chu kì 100.000 năm với sự biến đổi nhiệt độ trên trái đất tương quan giữa sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất từ gần tròn sang bàu dục.

2) Thủy triều và trọng lực

Sự thay đổi của lực gây ra thủy triều, hoặc sự không đồng đều của trọng lực hình thành nhóm kiểu nhịp điệu có khoảng dài khác nhau: 1 năm, 2 năm, 8, 9 năm, gần 111 năm và 1800-1900 năm.

3) Hoạt động của Mặt trời

Sự bùng nổ nhiều hay ít trên bề mặt mặt trời tương quan với các nhịp điệu có khoảng dài trung bình 2-3 năm, 5-6 năm, 11năm, 22-23 năm, 30-35 năm và 80-90 năm.

4) Vận động kiến tạo

Liên quan đến hoạt động kiến tạo của vỏ Trái đất có nhịp điệu trong quá trình lắng đọng các đá trầm tích thể hiện bằng sự lặp lại các tập đá theo mặt cắt thẳng đứng. Nhịp điệu của động đất khoảng 20-30 năm và nhịp điệu có tính chất chu kỳ trong lịch sử địa chất của Trái đất khoảng 150-240 triệu năm.

3. Biểu hiện

1) Nhịp điệu ngày đêm

Nhịp điệu ngày đêm là nhịp điệu dễ thấy nhất, phổ biến nhất, thể hiện ở hoạt động của mọi sinh vật hay con người: sự dao động của nhiệt độ không khí, gió đất và gió biển, sự trao đổi nhiệt giữa không khí và nước, sự hô hấp của cây xanh.

2) Nhịp điệu mùa

Nhịp điệu mùa (nhịp điệu năm) là những thay đổi có qui luật ở Vỏ cảnh quan liên quan đến sự thay đổi các mùa trong năm: sự biến đổi các yếu tố khí hậu, thủy văn (đóng băng, tan băng, nước lũ, nước cạn), các quá trình địa mạo, thổ nhưỡng, sự di cư của một số động vật, sự thay đổi hình dáng bên ngoài của thực vật. Nhịp điệu mùa có ý nghĩa rất lớn đổi với hoạt động kinh tế của con người.

3) Nhịp điệu nội thế kỷ

Nhịp điệu nội thế kỷ là những nịp điệu trong thiên nhiên diễn ra với thời gian vài chục năm.
Nhịp điệu nội thế kỷ rõ nhất là chu kì 11 năm và chu kỳ 30 – 50 năm.
Chu kì 11 năm như sự hoạt động mạnh của mặt trời, vòng tròn trong thân cây gỗ, trầm tích bùn của các hồ, sự sinh sản hàng loạt của châu chấu, sự làn tràn của một số bệnh truyền nhiễm…
Chu kỳ 30-50 năm là chu kì biến đổi khí hậu trái đất (nóng ẩm lên hoặc khô lạnh đi), sự dao động mực nước sông hồ, mực nước đại dương, sự ấm lên của bắc cực… Còn chu kì lũ lớn trên các sông là 12 hoặc 60 năm (Ở việt nam vào những năm thìn).

4) Nhịp điệu ngoài thế kỷ

Nhịp điệu ngoài thế kỷ kéo dài hàng trăm năm đến vài ngàn năm: chu kì thay đổi lực sinh ra thủy triều khoảng 1800 năm (khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một mặt phẳng và trên một đường thẳng), chu kì băng hà khoảng 100.000năm,

5) Chu kỳ kiến tạo

Chúng ta đã biết rằng bề mặt Trái đất nâng lên và hạ xuống trong quá trình chuyển đổi tinh tế của sự cân bằng thẳng đứng được biết là đẳng tĩnh. Học thuyết kiến tạo mảng đã chứng minh các thành phần di chuyển ngang xuất hiện như một phần của chu kì kiến tạo, đó là sự di chuyển thạch quyển giòn trên đỉnh quyển mềm. Bỏ qua những vận động phức tạp, chu kì kiến tạo có thể được đơn giản hóa như sau:
- Đầu tiên quyển mềm bị chảy ra, magma nổi lên trên là và nguội đi để tạo nền đại dương mới/thạch quyển.
- Thứ hai, thạch quyển mới di chuyển chậm chạp về một phía cách xa dần các đới tạo vỏ đại dương trên đỉnh của quyển mền nằm dưới (seafloor spreading).
- Thứ ba, khi rìa chủ đạo mảng di động của thạch quyển đại dương va chạm với một mảng khác, mảng nặng hơn, lạnh hơn, cổ hơn chúc xuống dưới và bị hút bởi trọng lực trở lại quyển mềm (subduction), trong khi mảng nổi trên, nhẹ hơn lướt trên nó.
- Cuối cùng, mảng bị kéo vào quyển mềm bắt đầu quá trình nóng chảy và hút vào mantle, chờ đợi hành trình khác lên bề mặt. Thời gian cần để hoàn thành chu kì này rất dài, thường trên 250 triệu năm.

Sự tái sinh vĩ đại của vài trăm km phía trên của trái đất được gọi là chu kì kiến tạo. Chữ Hy lạp tekton từ chữ kiến trúc, nghĩa là “xây dựng”; nó được các nhà địa chất sửa lại là thuật ngữ tectonics mô tả xây dựng địa hình và sự biến dạng và vận động trong lớp ngoài của Trái đất.
Như vậy có thể xem tính có nhịp điệu của các hiện tượng là dạng “hô hấp” độc đáo của vỏ cảnh quan như một hệ thống toàn vẹn.


Tư liệu: Tongthieugia
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top