Tongthieugia
New member
- Xu
- 0
QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI - QUI LUẬT ĐỊA ĐỚI
1 Khái niệm
Tính chất độc đáo nhất của cấu trúc Vỏ cảnh quan Trái đất đó là sự biến đổi có qui luật của các quá trình địa lý và tổng thể tự nhiên (hệ địa lý) từ xích đạo đến hai cực. Sự biến đổi đó mang tính địa đới và được xác nhận là một qui luật địa lý.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân căn bản hình thành tính địa đới là do Trái đất có dạng hình cầu làm cho tia chiếu của Mặt trời tới bề mặt Trái đất có góc nhỏ dần về hai cực, dẫn đến sự phân bố không đều của bức xạ mặt trời theo vĩ độ.
3. Các biểu hiện
Do sự phân bố có tính địa đới của năng lượng bức xạ mặt trời mà các yếu tố, các quá trình tự nhiên khác cũng mang tính địa đới như: nhiệt độ, hình thế khí áp và hệ thống gió, các quá trình mưa và bốc hơi, các kiểu khí hậu, độ mặn của biển và đại dương, quá trình phong hóa hình thành đất, thực vật, động vật, đặc điểm các hệ thống thủy văn, quá trình địa mạo và dạng địa hình ngoại sinh và ngay cả trong sự hình thành đá trầm tích cũng thể hiện nét địa đới.
1) Tính nhiệt đới theo nhiệt độ:
- Nhiệt đới (0o đến 23o 27’ N và 23o 27’ B): nhiệt độ trung bình năm và tháng lớn hơn 20 độ C.
- Ôn đới (23o 27’ – 66o 33’N và 23o 27’ – 66o 33’B): từ 4 đến 12 tháng nhiệt độ từ 10 đến 20 độ C, các tháng còn lại lạnh hơn.
- Hàn đới (từ 66o 33’N và 66o 33’B về hai cực): tất cả 12tháng đều có nhiệt độ nhỏ hôn 10 độ C.
2) Tính địa đới của đẳng áp và hệ thống gió bao gồm :
Ở tầng đối lưu, lượng bức xạ mặt trời tới Trái đất không đều do hình Trái đất có hình cầu, do sự phân bố đất liền và đại dương đã hình thành nên các khối khí khác biệt nhau về nhiệt độ và khí áp. Từ xích đạo về hai cực, sự di chuyển của các khối khí đã tạo nên các vòng tuần hoàn trong khí quyển và các hệ thống gió.
- Xích đạo: đới lặng gió xích đạo
- Nhiệt đới: gió mậu dịch nóng ấm thổi từ hai chí tuyến về xích đạo.
- Ôn đới: gió Tây ôn đới thổi từ hai chí tuyến về phía hai cực
- Vùng cực: gió Đông cực
3) Tính địa đới theo điều kiện ẩm
Tính địa đới của điều kiện ẩm là kết quả quan trọng nhất của sự phân bố không đồng đều trên bề mặt trái đất. Nhìn chung lượng chứa ẩm của các khối khí không ngừng tăng lên từ cực đến xích đạo. Ví dụ: nếu ta lấy một cột không khí cao 7km.
- Cực: Tháng 1 không quá 5mm nước
Tháng 7 Không quá 10 mm
- Rừng ôn đới: Tháng 1 gần 5 mm
Tháng 7 gần 25 mm
- Xích đạo: Cả năm lượng chứa ẩm của không khí luôn vượt quá 40 mm
4) Tính địa đới của đất
Quá trình phong hoá và hình thành đất cũng có sự tác dụng của quy luật địa đới. Chẳng hạn quá trình laterit hoá thường chỉ diễn ra ở các khu vực nhiệt đới ẩm.
5) Tính địa đới của sinh vật
Từ cực về xích đạo, tính đa dạng sinh vật tăng lên. Ví dụ, nếu đi từ cực bắc về xích đạo chúng ta gặp các đới: đài nguyên-đài nguyên cây bụi-taiga-thảo nguyên rừng-thảo nguyên-đồng cỏ cao khô và rừng khô-rừng lá rộng.
Có thể xem các đới cảnh quan là bộ phận lớn nhất của các vòng đai địa lý (các vòng đai này được phân biệt chủ yếu dựa trên những sự khác biệt về những điều kiện bức xạ của bề mặt đất) được phân chia dựa trên các sự khác biệt về cân bằng bức xạ và lượng mưa năm, nghĩa là dựa trên tương quan giữa nhiệt và ẩm trong từng bộ phận lớp vỏ địa lý.
Lưu ý rằng tính địa đới biểu hiện rõ rệt nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn như ở các đồng bằng Nga và Canađa: Các đới khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật ở đây kéo liên tục từ tây sang đông và thay thế nhau từ bắc xuống nam một cách có qui luật: đới đài nguyên, đới đài nguyên-cây bụi, đới taiga, đới thảo nguyên rừng, đới thảo nguyên).
Ví dụ: Đồng bằng Nga là một đồng bằng lớn nhất châu Âu. Đồng bằng này chịu ảnh hưởng bởi khí hậu Đông Âu mang tính chất lục địa rõ rệt. Đi từ bắc xuống nam mùa đông ngắn dần và đỡ lạnh, mùa hạ dài ra và ấm hơn. Vùng phía Bắc khí hậu lạnh quanh năm, lượng mưa nhỏ và độ bốc hơi kém, nước đọng lại trên măt đất tạo thành đầm lầy, gió mạnh thổi thường xuyên nên cây cối không mọc được, chỉ có rêu, địa y và một số cây thấp lùn khoảng 20cm, tuyết phủ trắng xoá về mùa đông.
Đi xuống phía nam mùa đông vẫn lạnh và ngắn hơn, mùa hạ dài và ấm hơn, mưa cũng nhiều hơn nên cây cối phát triển, đây là đới rừng mênh mông, rừng cây lá nhọn gọi là rừng Taiga. Tiếp theo rừng Taiga về phía nam là rừng cây hỗn hợp rồi đến rừng lá rộng thuần chủng. Quá nửa xuống phía nam là thảo nguyên, thế giới của cỏ và đất đen màu mỡ. Phần lớn diện tích biến thành đất đai trồng trọt, đây là vựa lúa mì trù phú của Ucraina.
Tóm lại: qui luật địa đới là qui luật địa lý phổ biến trong cảnh quan học, nó biểu hiện rõ rệt ở những khu vực bằng phẳng và tương đối rộng.
Hình 1: Sơ đồ phân đới và phân ô ở lục địa Âu Á và Bắc Phi. 1: đới bắc Cực, 2a: đài nguyên, 2b: đài nguyên rừng, 3: các đới gần đại dương là đồng cỏ hoặc đồng cỏ rừng, 4: taiga, 5: tai ga phụ, 6: các đới gần đại dương là rừng lá rộng, 7: thảo nguyên rừng, 8: đới đồng cỏ cao khô và rừng khô, 9: thảo nguyên, 10: vòng đai ôn đới nửa hoang mạc, 11: hoang mạc của vòng đai ôn đới, 12: các đới rừng lá rộng (chuyển tiếp từ ôn đới sang á nhiệt đới), 13: các cảnh quan của vòng đai á nhiệt đới, chuyển tiếp từ cảnh quan hoang mạc sang cảnh quan rừng, 14: các đới rừng á nhiệt đới (a: gần đại dương), (b:Địa Trung Hải), 15: nửa hoang mạc á nhiệt đới, 16: hoang mạc á nhiệt đới, 17: hoang mạc nhiệt đới, 18:nửa hoang mạc nhiệt đới, 19: xavan (a:hoang mạc hóa, b: điển hình, c: ẩm ướt), 20: đới rừng á xích đạo chuyển sang ẩm ướt, 21: đới rừng á xích đạo ẩm ướt, 22: rừng Ghilê xích đạo ẩm ướt.
Các ô: A: ẩm ướt gần đại dương (Tây Aâu và Tây Phi), X: chuyển tiếp sang tính chất lục địa ôn hòa Trung Aâu và Địa Trung Hải, B: Đông Aâu, C: Soudan, K: khí hậu lục địa (Tây Sibir, Trung Á, Tiền Á, Sahara-Arabi), R: khí hậu lục địa gay gắt (Đông Sibir, trung tâm châu Á), P: khí hậu lục địa chuyển tiếp, T: ẩm ướt (gió mùa) gần Thái Bình Dương
ST