GÓP VỐN 300 TRIỆU MÀ GHI VỐN ĐIỀU LỆ 10 TỶ LÀ “TIÊU ĐỜI”. DÙ LÀ CTCP HAY CTTNHH THÌ TRONG VÒNG 90 NGÀY PHẢI GÓP ĐỦ VỐN ĐIỀU LỆ.
Đây là lời cảnh báo của Chuyên gia Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM (HUBA).
Ông Hưng cũng đưa ra lưy ý để start-up khi khởi nghiệp lựa chọn loại hình DN khi thành lập:
(i) nếu là công ty nhỏ có 3 anh em góp vốn thì làm CT TNHH.
(ii) nếu anh muốn lớn lên, muốn huy động vốn nhiều thì anh chọn CTCP.
Tùy start-up chúng ta hoạch định tương lai công ty chúng ta đi đến đâu thì chúng ta chọn loại hình DN TNHH hay CP, tùy chúng ta muốn đi gần hay đi xa. Trong năm đầu tiên mình chưa có nhiều vốn, tầm nhìn của mình hạn chế, 3 anh em lập cty TNHH, khi chúng ta cần huy động vốn từ bên ngoài, Luật DN cho phép chúng ta chuyển đổi từ TNHH sang CP hoặc ngược lại từ CP sang TNHH, tùy ta chọn, đi đường nào cho dễ.
Liên quan đến chủ đề "GÓP VỐN", mình có một số lưu ý đối với các Start-up khi khởi sự kinh doanh như sau:
1. HIỂU THẾ NÀO VỀ VỐN?
Có rất nhiều định nghĩa về vốn. Vốn điều lệ, Vốn pháp định.
Khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông cam kết góp vốn kinh doanh. Số vốn này được thể hiện là vốn điều lệ.
Vốn pháp định là vốn tối thiểu phải có để thành lập DN với những ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có vốn pháp định: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, doanh nghiệp BĐS, dịch vụ hàng không, kiểm toán, thiết lập mảng viễn thông, sản xuất phim, dịch vụ đòi nợ, bảo vệ, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
2. THỜI HẠN GÓP VỐN
Dù là CT TNHH hay CTCP đều có thời hạn góp vốn là 90 ngày đối với DN thành lập mới từ ngày 1/7/2015 (theo luật DN 68/2014/QH13). Sau thời hạn trên, thành viên chưa góp vốn điều lệ theo cam kết đương nhiên không là thành viên, cổ đông của công ty; thành viên cổ đông chưa góp đủ vốn cam kết có các quyền tương ứng phần vốn đã góp. Phần vốn chưa góp sẽ được chào bán theo quyết định của HĐTV, HĐQT (Theo điều 48 và điều 112 – Luật DN năm 2014). Quy định này đã hạn chế được phần nào tình trạng sáng lập viên không góp đủ vốn khi thành lập, làm cho vốn ảo quá nhiều và doanh nghiệp hạch toán ghi nợ cho cổ đông, dẫn đến tình trạng bán cổ phần khi chưa góp vốn thực sự, nhiều người thành lập công ty nhưng thiếu khả năng tài chính, có thể đi lừa đảo người khác.
Vậy Công ty phải xử lý thế nào nếu sau thời hạn quy định (90 ngày kể từ ngày cấp GCNĐKKD), các thành viên chưa góp đủ vốn cam kết?
Công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ trong thời hạn 60 ngày với công ty TNHH, 30 ngày với CTCP kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.
3. XỬ LÝ KHI GÓP THIẾU VỐN
Các thành viên, cổ đông chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Họ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Tuy nhiên, theo luật sư Phan Vũ Tuấn, các quy định về góp vốn này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 90 ngày. Trường hợp công ty đang hoạt động và có nhu cầu tăng vốn điều lệ, thì chưa có điều luật nào điều chỉnh thời hạn phải góp đủ phần vốn tăng thêm đối với thành viên, cổ đông hoặc cổ đông công ty. Chính vì thế, các doanh nghiệp vẫn có thể lách luật bằng cách đăng ký số vốn điều lệ thấp nhằm đảm bảo việc góp đủ vốn trong vòng 90 ngày, sau khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ. Trong nhiều trường hợp, số vốn điều lệ sau khi tăng là vốn khống, vốn ảo.
Nghị định 155/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định chế tài cho việc góp vốn không đúng hạn hoặc không đúng số vốn đã đăng ký, nhưng cũng không nêu rõ thời hạn là bao lâu để có căn cứ rõ ràng cho việc xử phạt. Do vậy, luật và các văn bản dưới luật cần sửa đổi bổ sung, đặt ra thời hạn cụ thể để các thành viên, cổ đông và cổ đông công ty phải góp đủ phần vốn đã cam kết góp thêm khi tăng vốn điều lệ, nhằm tránh rủi ro pháp lý cho bản thân doanh nghiệp và tạo sự minh bạch, thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp.
Vậy, nếu không góp vốn đúng thời hạn hay đúng số vốn đã cam kết thì xử phạt thế nào?
Theo nghị định 155/2013/NĐ-CP có HL: 1/1/2014 Tại Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp thì:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
4. HÌNH THỨC GÓP VỐN
Vậy, khi góp vốn phải góp bằng tiền mặt hay chuyển khoản?
Chỉ khi góp vốn vào doanh khác hoặc nhận góp vốn của doanh nghiệp khác mới phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Còn khi cá nhân góp vốn điều lệ có thể góp bằng Chuyển khoản hoặc Tiền mặt đều được – Theo Thông tư 09/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 17/03/2015 và Công văn 786/TCT-CS ngày 1/3/2016 của Tổng cục Thuế v/v chính sách thuế
5. CÓ CẦN THIẾT PHẢI LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN
Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên, không lập sổ đăng ký thành viên, bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Căn cứ: điều 34 nghị định 50/2016/NĐ-CP
Điều 34. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;
6. CHI PHÍ LÃI VAY NẾU KHÔNG GÓP ĐỦ VĐL
Chi phí không được trừ: Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư - Tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC
7. HẠCH TOÁN GÓP VỐN
Điều 67, khoản 1 điểm c Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu như sau:
“c) Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 411 – “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.”
Như vậy, khi các thành viên, cổ đông góp vốn, kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền, biên bản bàn giao tài sản… để hạch toán: Nợ TK 111, 112, 211…/Có TK 411
Số dư có trên TK 411, chỉ là số vốn thực tế mà doanh nghiệp đã thu được tại thời điểm ghi sổ.
Việc kế toán căn cứ vào số vốn đăng ký trên GĐKKD để hạch toán Nợ TK 11,.138… / Có TK 411 đang được coi là góp vốn ảo. Việc góp vốn ảo gây ra nhiều rủi ro cho kế toán và doanh nghiệp như:
Khoản phải thu nhiều dẫn tới hệ số tài chính không đúng bản chất khi phân tích BCTC.
Khó giải trình về việc dư quỹ tiền mặt cao. Dư nhiều tiền mặt trong khi vẫn đi vay vốn kinh doanh => Chi phí lãi vay bị xuất toán nếu không giải trình được.
Các nhà đầu tư không hiểu số vốn thực góp của doanh nghiệp là bao nhiêu khi nhìn vào BCTC.
Nếu doanh nghiệp đã hết thời hạn góp vốn, và điều chỉnh vốn điều lệ, nhưng kế toán đã hạch toán ghi tăng vốn ảo, tức là đã hạch toán tăng tiền mặt, hoặc tăng khoản phải thu để ghi tăng vốn góp…, thì căn cứ vào bút toán đã ghi sai, kế toán hạch toán bút toán điều chỉnh, và ghi giảm vốn ảo.
Hà Thị Thúy Quỳnh CEO Công ty TNHH Startup Coaching HN
Đây là lời cảnh báo của Chuyên gia Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM (HUBA).
Ông Hưng cũng đưa ra lưy ý để start-up khi khởi nghiệp lựa chọn loại hình DN khi thành lập:
(i) nếu là công ty nhỏ có 3 anh em góp vốn thì làm CT TNHH.
(ii) nếu anh muốn lớn lên, muốn huy động vốn nhiều thì anh chọn CTCP.
Tùy start-up chúng ta hoạch định tương lai công ty chúng ta đi đến đâu thì chúng ta chọn loại hình DN TNHH hay CP, tùy chúng ta muốn đi gần hay đi xa. Trong năm đầu tiên mình chưa có nhiều vốn, tầm nhìn của mình hạn chế, 3 anh em lập cty TNHH, khi chúng ta cần huy động vốn từ bên ngoài, Luật DN cho phép chúng ta chuyển đổi từ TNHH sang CP hoặc ngược lại từ CP sang TNHH, tùy ta chọn, đi đường nào cho dễ.
Liên quan đến chủ đề "GÓP VỐN", mình có một số lưu ý đối với các Start-up khi khởi sự kinh doanh như sau:
1. HIỂU THẾ NÀO VỀ VỐN?
Có rất nhiều định nghĩa về vốn. Vốn điều lệ, Vốn pháp định.
Khi thành lập doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông cam kết góp vốn kinh doanh. Số vốn này được thể hiện là vốn điều lệ.
Vốn pháp định là vốn tối thiểu phải có để thành lập DN với những ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có vốn pháp định: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, doanh nghiệp BĐS, dịch vụ hàng không, kiểm toán, thiết lập mảng viễn thông, sản xuất phim, dịch vụ đòi nợ, bảo vệ, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
2. THỜI HẠN GÓP VỐN
Dù là CT TNHH hay CTCP đều có thời hạn góp vốn là 90 ngày đối với DN thành lập mới từ ngày 1/7/2015 (theo luật DN 68/2014/QH13). Sau thời hạn trên, thành viên chưa góp vốn điều lệ theo cam kết đương nhiên không là thành viên, cổ đông của công ty; thành viên cổ đông chưa góp đủ vốn cam kết có các quyền tương ứng phần vốn đã góp. Phần vốn chưa góp sẽ được chào bán theo quyết định của HĐTV, HĐQT (Theo điều 48 và điều 112 – Luật DN năm 2014). Quy định này đã hạn chế được phần nào tình trạng sáng lập viên không góp đủ vốn khi thành lập, làm cho vốn ảo quá nhiều và doanh nghiệp hạch toán ghi nợ cho cổ đông, dẫn đến tình trạng bán cổ phần khi chưa góp vốn thực sự, nhiều người thành lập công ty nhưng thiếu khả năng tài chính, có thể đi lừa đảo người khác.
Vậy Công ty phải xử lý thế nào nếu sau thời hạn quy định (90 ngày kể từ ngày cấp GCNĐKKD), các thành viên chưa góp đủ vốn cam kết?
Công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ trong thời hạn 60 ngày với công ty TNHH, 30 ngày với CTCP kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.
3. XỬ LÝ KHI GÓP THIẾU VỐN
Các thành viên, cổ đông chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Họ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Tuy nhiên, theo luật sư Phan Vũ Tuấn, các quy định về góp vốn này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 90 ngày. Trường hợp công ty đang hoạt động và có nhu cầu tăng vốn điều lệ, thì chưa có điều luật nào điều chỉnh thời hạn phải góp đủ phần vốn tăng thêm đối với thành viên, cổ đông hoặc cổ đông công ty. Chính vì thế, các doanh nghiệp vẫn có thể lách luật bằng cách đăng ký số vốn điều lệ thấp nhằm đảm bảo việc góp đủ vốn trong vòng 90 ngày, sau khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ. Trong nhiều trường hợp, số vốn điều lệ sau khi tăng là vốn khống, vốn ảo.
Nghị định 155/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định chế tài cho việc góp vốn không đúng hạn hoặc không đúng số vốn đã đăng ký, nhưng cũng không nêu rõ thời hạn là bao lâu để có căn cứ rõ ràng cho việc xử phạt. Do vậy, luật và các văn bản dưới luật cần sửa đổi bổ sung, đặt ra thời hạn cụ thể để các thành viên, cổ đông và cổ đông công ty phải góp đủ phần vốn đã cam kết góp thêm khi tăng vốn điều lệ, nhằm tránh rủi ro pháp lý cho bản thân doanh nghiệp và tạo sự minh bạch, thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp.
Vậy, nếu không góp vốn đúng thời hạn hay đúng số vốn đã cam kết thì xử phạt thế nào?
Theo nghị định 155/2013/NĐ-CP có HL: 1/1/2014 Tại Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp thì:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
4. HÌNH THỨC GÓP VỐN
Vậy, khi góp vốn phải góp bằng tiền mặt hay chuyển khoản?
Chỉ khi góp vốn vào doanh khác hoặc nhận góp vốn của doanh nghiệp khác mới phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Còn khi cá nhân góp vốn điều lệ có thể góp bằng Chuyển khoản hoặc Tiền mặt đều được – Theo Thông tư 09/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 17/03/2015 và Công văn 786/TCT-CS ngày 1/3/2016 của Tổng cục Thuế v/v chính sách thuế
5. CÓ CẦN THIẾT PHẢI LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN
Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên, không lập sổ đăng ký thành viên, bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Căn cứ: điều 34 nghị định 50/2016/NĐ-CP
Điều 34. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;
6. CHI PHÍ LÃI VAY NẾU KHÔNG GÓP ĐỦ VĐL
Chi phí không được trừ: Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư - Tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC
7. HẠCH TOÁN GÓP VỐN
Điều 67, khoản 1 điểm c Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu như sau:
“c) Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 411 – “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.”
Như vậy, khi các thành viên, cổ đông góp vốn, kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền, biên bản bàn giao tài sản… để hạch toán: Nợ TK 111, 112, 211…/Có TK 411
Số dư có trên TK 411, chỉ là số vốn thực tế mà doanh nghiệp đã thu được tại thời điểm ghi sổ.
Việc kế toán căn cứ vào số vốn đăng ký trên GĐKKD để hạch toán Nợ TK 11,.138… / Có TK 411 đang được coi là góp vốn ảo. Việc góp vốn ảo gây ra nhiều rủi ro cho kế toán và doanh nghiệp như:
Khoản phải thu nhiều dẫn tới hệ số tài chính không đúng bản chất khi phân tích BCTC.
Khó giải trình về việc dư quỹ tiền mặt cao. Dư nhiều tiền mặt trong khi vẫn đi vay vốn kinh doanh => Chi phí lãi vay bị xuất toán nếu không giải trình được.
Các nhà đầu tư không hiểu số vốn thực góp của doanh nghiệp là bao nhiêu khi nhìn vào BCTC.
Nếu doanh nghiệp đã hết thời hạn góp vốn, và điều chỉnh vốn điều lệ, nhưng kế toán đã hạch toán ghi tăng vốn ảo, tức là đã hạch toán tăng tiền mặt, hoặc tăng khoản phải thu để ghi tăng vốn góp…, thì căn cứ vào bút toán đã ghi sai, kế toán hạch toán bút toán điều chỉnh, và ghi giảm vốn ảo.
Hà Thị Thúy Quỳnh CEO Công ty TNHH Startup Coaching HN