ngan trang
New member
- Xu
- 159
QUÂN NƯỚC PHÁP LẤY BẮC KỲ
1. NGƯỜI PHÁP TÌM ĐƯỜNG SANG TÀU. Từ khi nước Pháp lấy xong đất Nam kỳ rồi, suý phủ ở Sài Gòn sửa sang mọi việc, và cho người đi xem xét tình thế và sông núi ở Trung kỳ và Bắc kỳ để mở mang sự giao thông. Lại có ý muốn tìm đường thông sang nước Tàu, bởi vậy tháng 5 năm Bính dần (1866), Thiếu tướng De la Grandière sai Trung tá Doudart de Lagrée cùng với đại uý Francis Garnier (Ngạc nhi) và mấy người Pháp nữa theo sông Mékong đi tìm đường sang Tàu. Đến tháng 3 năm Mậu Thìn (1868), non hai năm trời, ông Doudart de Lagrée mới sang đến đất Vân Nam. Nhưng chẳng may ông ấy phải bệnh đau gan mà chết. Ông Francis Garnier đem xác ông ấy đi qua nước Tàu, rồi xuống tàu thuỷ về Sài Gòn.
Đến năm Canh Ngọ (1870) là năm Tự Đức thứ 23, ở bên Tây, nước Pháp đánh nhau với nước Phổ; quân Pháp thua, Pháp hoàng là Nã-phá-luân đệ tam bị bắt. Dân nước Pháp bỏ đế quốc mà lập Dân chủ cộng hoà. Tuy ở bên Pháp có sự chiến tranh, nhưng ở bên Viễn đông này, quân Pháp vẫn giữ vững đất Nam kỳ. Vả Triều đình ở Huế còn bận dẹp giặc Khách ở Bắc kỳ, cho nên cũng không sinh sự lôi thôi gì cả.
2. ĐỒ PHỔ NGHĨA (JEAN DUPUIS). Thủa ấy, có một người Pháp tên là Jean Dupuis, ta gọi là Đồ Phổ Nghĩa mấy năm trước đã đi du lịch ở các tỉnh bên Tàu, để tìm cách buôn bán, biết có sông Hồng Hà từ đất Vân Nam chảy qua Bắc kỳ ra bể, là một đường tiện lợi hơn, bèn nhận với quan nhà Thanh ở Vân Nam để chở đồ binh khí sang bán.
Đồ Phổ Nghĩa về cùng với một người Pháp nữa tên là Millot buôn bán ở Thượng Hải, trù tính việc chở binh khí sang Vân Nam, đoạn rồi về Pháp để mua hàng. Khi trở sang bên này, Đồ Phổ Nghĩa vào Sài Gòn xin Suý phủ giúp thanh thế cho để đi qua Bắc kỳ, Viên Thống đốc Nam kỳ lúc bấy giờ là lục quân Thiếu tướng d’ Arhaud, có hứa với Đồ Phổ Nghĩa cho chiếc tàu Bourayne đi theo.
Đồ Phổ Nghĩa sang Hương Cảng để cùng với Millot đem ba chiếc tàu con là Hồng Giang, Lao Kay và Sơn Tây chở đồ binh khí và hàng hoá vào Quảng Yên. Trong lúc ấy Hải quân trung tá Sénès đã đem tàu Bourayne ra Bắc kỳ, rồi lên Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh đi xem các nơi.
Trung tá ở Bắc Ninh nghe tin bọn Đồ Phổ Nghĩa đã đến Quảng Yên, liền trở ra để cùng bàn với quan Khâm sai Lê Tuấn về việc thông thương ở sông Hồng Hà.
Ông Lê Tuấn không có lệnh Triều đình, không dám tự tiện, nói xin đợi vài mươi hôm để có mệnh nhà vua ra sẽ hay.
Đồ Phổ Nghĩa và Millot thấy đợi lâu, bèn cứ đem tàu lên đóng ở Hà Nội, rồi thuê thuyền chở đồ lên Vân Nam. Bấy giờ là cuối năm Nhân Thân (1872), là năm Tự Đức thứ 25. Thuyền của Đồ Phổ Nghĩa đi qua những đồn của quân ta, của giặc cờ vàng và giặc cờ đen đều vô sự cả. Khi lên đến Vân Nam, quan nhà Thanh cho chở đồ kháng vật xuống, đến tháng tư năm Quí Dậu (1873), thì Đồ Phổ Nghĩa và Millot lại trở về đến Hà Nội, đem một bọn lính cờ vàng về theo. millot lại trở về đến Hà Nội, đem một bọn lính cờ vàng về theo. millot thì vào Sài Gòn nói cho Suý phủ biết tình thế ở Bắc Kỳ, và nhân thể đem đồ kháng vật sang bán ở Hương Cảng. Còn Đồ Phổ Nghĩa thì ở lại Hà Nội, đóng ở phố Mới bây giờ, rồi cùng với mấy người Khách là Bành Lợi Ký, Quan Tá Đình mua gạo, mua muối chở lên Vân Nam.
Bấy giờ luật nước ta cấm không cho chở muối sang Tàu, mà việc thông thương ở sông Hồng Hà cũng chưa định rõ thế nào, nhưng Đồ Phổ Nghĩa tự xưng là có lệnh quan Tàu cho, thì không cần phải theo luật nước Nam, vì nước Nam là một nước phải thần phục nước Tàu.
Đồ Phổ Nghĩa không hiểu rõ sự giao thiệp nước Tàu và nước ta ngày trước. Đối với Tàu thì bề ngoài nước ta tuy xưng cống thần, nhưng kỳ thực vẫn là độc lập. Khi có việc gì, phải có sứ hai nước sang thương nghị rồi mới thi hành. Mà có khi sứ nước Tàu sang bàn điều gì, nước ta không thuận cũng thôi, chứ không có phép tự tiện mà làm được. Chỉ trừ nước Tàu ỷ thế mạnh mà bắt nạt, như đời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, thì lại có ông Trần Hưng Đạo, ông Lê Thái Tổ và ông Nguyễn Quang Trung tỏ cho người Tàu biết rằng nước Nam vốn không phải đất thuộc địa của Tàu.
Tuy vậy, quan ta phải nể Đồ Phổ Nghĩa là người nước Pháp, sợ có việc gì, thì thành ra bất hoà với Suý phủ ở Sài Gòn, cho nên cứ dùng lời nói ngọt để can ông ấy đừng làm điều trái với luật nước. Nhưng ông ấy cứ một niềm tự ý mình mà làm. Quan ta nhờ cả giám mục Puginier ở Kẻ Sở lên can cũng không được.
Sau quan ta có bắt mấy tên khách Bành Lợi Ký và Quan Tá Đình về sự đem thuyền chở muối và gạo lên Vân Nam, thì Đồ Phổ Nghĩa đem người đi bắt quan phòng thành Hà Nội và quan huyện Thọ Xương, đem xuống thuyền giam lại. Quan ta cũng ngơ ngác không biết ra thế nào. Một bên thì cố tình sinh sự, một bên thì mệnh nhà vua ra không được lôi thôi điều gì.
Bấy giờ Triều đình sai quan Hữu tham tri bộ Binh là Phan Đình Bình làm khâm phái ra giao cho ông Nguyễn Tri Phương phải thu xếp cho yên chuyện ấy. Ông Nguyễn Tri Phương mới sai quan bố chính là Vũ Đường định ngày mời Đồ Phổ Nghĩa đến Hội quán Quảng Đông, để hội nghị. Khi hai bên đến hội đồng, quan ta nói rằng sự giao thiệp với nước Nam đã có tờ hoà ước năm Nhâm Tuất (1862), và sự đem muối và gạo lên bán ở Vân nam là trái với tờ hoà ước ấy, và lại trái với luật bản quốc. Đồ Phổ Nghĩa cãi rằng ông ấy có lệnh quan Tàu cho là đủ, không cần phải xin phép gì nữa, rồi đứng dậy ra về.
Triều đình ở Huế thấy việc lôi thôi mãi, sợ để lâu thành ra nhiễu sự, mới sai ông Lê Tuấn, ông Nguyễn Văn Tường và ông Nguyễn Tăng Doãn vào sứ Sài Gòn, để thương nghị về việc ba tỉnh phía tây đất Nam kỳ và nhân thể nhờ Suý phủ phân xử việc Đồ Phổ Nghĩa cho xong.
3. ĐẠI UÝ FRANCIS GARNIER (NGẠC NHI) RA HÀ NỘI. Viên Thống đốc Nam kỳ bấy giờ là Hải quân Thiếu tướng Dupré vốn đã lưu ý về việc Bắc kỳ. Trước đã viết thư về cho Thượng thư Thuộc địa bộ ở Paris nói rằng: “Đất Bắc kỳ là đất tiếp giáp với những tỉnh tây nam nước Tàu, ta nên chiếm giữ lấy thì sự cai trị của ta ở Viễn đông này mới được chắc chắn”.
Nhưng bên Pháp bấy giờ mới đánh nhau với nước Phổ vừa xong, không muốn gây chuyện khác, bèn điện sang cho Thiếu tướng rằng: “Không được sinh sự ở Bắc kỳ.” Đến khi Millot về Sài Gòn kể công việc ở Bắc kỳ, Thiếu tướng lại điện về Paris nói rằng: “Việc Đồ Phổ Nghĩa ở Bắc kỳ đã thành công rồi. Cần phải lấy xứ Bắc kỳ và giữ lấy con đường thông sang Tàu. Không cần phải viện binh. Thành công chắc lắm.” Ngay hôm ấy, Thiếu tướng lại viết thêm một cái thư về nói rõ mọi lẽ, và quyết rằng xin chính phủ để cho Thiếu tướng được tự tiện, hễ có việc gì thì Thiếu tướng xin chịu lỗi [1].
Đang lúc ấy thì Triều đình ở Huế sai bọn ông Lê Tuấn vào xin Thiếu tướng ra điều đình việc Đồ Phổ Nghĩa ở Bắc Kỳ.
Cứ như ú của Thiếu tướng Dupré điện về cho chính phủ Pháp, thì Thiếu tướng chỉ mong có cái cơ hội gì để đem quân ra Bắc kỳ. Nay thấu Triều đình ta vào nhờ Suý phủ ở Sài gòn phân xử việc Đồ Phổ Nghĩa, thật là gặp được cái dịp mình đang mong, Thiếu tướng liền gọi quan Hải quân đại uý Francis Garnier ở Thượng Hải về, rồi sai ra Hà Nội, nói rằng ra phân xử việc Đồ Phổ Nghĩa.
Đại uý Francis Garnier đem mấy chiếc tàu con và 170 người lính ra đến cửa Thuận, nghỉ lại mấy hôm để đợi quan khâm sai cùng ra Bắc kỳ. Đến tháng 10 năm Quí Dậu (1873), thì các quan ra đến Hà Nội.
Bấy giờ ai cũng tưởng là đại uý Francis Garnier ra chuyến này thì mọi việc xong cả, cho nên đi đến đâu quan ta cũng tiếp đãi rất trọng hậu. Nhưng xem những thư từ của đại uý lúc bấy giờ, thì cốt ra có chủ ý khác. Khi ở Sài Gòn sắp đi, đại uý viết thư về cho người anh ở bên Pháp nói rằng: “Lệnh của Suý phủ cho, là được tự tiện. Việc gì Hải quân Thiếu tướng cũng uỷ thác cho tôi cả. Vậy vì nước Pháp mà tôi phải cố sức.” Đến khi ra đến Hải Dương, đại uý vào ở Kẻ Sặt, rồi viết thư sai người đem cho Đồ Phổ Nghĩa, báo tin cho ông ấy biết cái chủ đích của mình, và lại nói rằng trăm sự đại uý trông cậy vào ông ấy chỉ bảo cho, bởi vì ông ấy đã quen biết mọi việc ở Bắc kỳ.
Đồ Phổ Nghĩa tiếp được thư, liền đem chiếc tàu Manhao đi đón đại uý. Lên đến Hà Nội, địa uý đem mấy người đi thẳng vào thành ra mắt ông Nguyễn Tri Phương, và đòi đem quân đóng ở trong thành. Quan ta nói mãi, Đại uý mới thuận ra đóng ở Trường Thi. Đoạn tồi đại uý viết thư mời giám mục Puginier ở Kẻ Sở lên Hà Nội, để nhờ ông làm thông ngôn. Đại uý lại làm từ hiểu dụ, cho dân biết, nói rằng: “bản chức ra Bắc kỳ cốt để dẹp cho yên giặc giã, và để mở mang sự buôn bán”.
[1] Sách “L’Empire d’ Annam” của capitaine Ch. Gosselin.
1. NGƯỜI PHÁP TÌM ĐƯỜNG SANG TÀU. Từ khi nước Pháp lấy xong đất Nam kỳ rồi, suý phủ ở Sài Gòn sửa sang mọi việc, và cho người đi xem xét tình thế và sông núi ở Trung kỳ và Bắc kỳ để mở mang sự giao thông. Lại có ý muốn tìm đường thông sang nước Tàu, bởi vậy tháng 5 năm Bính dần (1866), Thiếu tướng De la Grandière sai Trung tá Doudart de Lagrée cùng với đại uý Francis Garnier (Ngạc nhi) và mấy người Pháp nữa theo sông Mékong đi tìm đường sang Tàu. Đến tháng 3 năm Mậu Thìn (1868), non hai năm trời, ông Doudart de Lagrée mới sang đến đất Vân Nam. Nhưng chẳng may ông ấy phải bệnh đau gan mà chết. Ông Francis Garnier đem xác ông ấy đi qua nước Tàu, rồi xuống tàu thuỷ về Sài Gòn.
Đến năm Canh Ngọ (1870) là năm Tự Đức thứ 23, ở bên Tây, nước Pháp đánh nhau với nước Phổ; quân Pháp thua, Pháp hoàng là Nã-phá-luân đệ tam bị bắt. Dân nước Pháp bỏ đế quốc mà lập Dân chủ cộng hoà. Tuy ở bên Pháp có sự chiến tranh, nhưng ở bên Viễn đông này, quân Pháp vẫn giữ vững đất Nam kỳ. Vả Triều đình ở Huế còn bận dẹp giặc Khách ở Bắc kỳ, cho nên cũng không sinh sự lôi thôi gì cả.
2. ĐỒ PHỔ NGHĨA (JEAN DUPUIS). Thủa ấy, có một người Pháp tên là Jean Dupuis, ta gọi là Đồ Phổ Nghĩa mấy năm trước đã đi du lịch ở các tỉnh bên Tàu, để tìm cách buôn bán, biết có sông Hồng Hà từ đất Vân Nam chảy qua Bắc kỳ ra bể, là một đường tiện lợi hơn, bèn nhận với quan nhà Thanh ở Vân Nam để chở đồ binh khí sang bán.
Đồ Phổ Nghĩa về cùng với một người Pháp nữa tên là Millot buôn bán ở Thượng Hải, trù tính việc chở binh khí sang Vân Nam, đoạn rồi về Pháp để mua hàng. Khi trở sang bên này, Đồ Phổ Nghĩa vào Sài Gòn xin Suý phủ giúp thanh thế cho để đi qua Bắc kỳ, Viên Thống đốc Nam kỳ lúc bấy giờ là lục quân Thiếu tướng d’ Arhaud, có hứa với Đồ Phổ Nghĩa cho chiếc tàu Bourayne đi theo.
Đồ Phổ Nghĩa sang Hương Cảng để cùng với Millot đem ba chiếc tàu con là Hồng Giang, Lao Kay và Sơn Tây chở đồ binh khí và hàng hoá vào Quảng Yên. Trong lúc ấy Hải quân trung tá Sénès đã đem tàu Bourayne ra Bắc kỳ, rồi lên Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh đi xem các nơi.
Trung tá ở Bắc Ninh nghe tin bọn Đồ Phổ Nghĩa đã đến Quảng Yên, liền trở ra để cùng bàn với quan Khâm sai Lê Tuấn về việc thông thương ở sông Hồng Hà.
Ông Lê Tuấn không có lệnh Triều đình, không dám tự tiện, nói xin đợi vài mươi hôm để có mệnh nhà vua ra sẽ hay.
Đồ Phổ Nghĩa và Millot thấy đợi lâu, bèn cứ đem tàu lên đóng ở Hà Nội, rồi thuê thuyền chở đồ lên Vân Nam. Bấy giờ là cuối năm Nhân Thân (1872), là năm Tự Đức thứ 25. Thuyền của Đồ Phổ Nghĩa đi qua những đồn của quân ta, của giặc cờ vàng và giặc cờ đen đều vô sự cả. Khi lên đến Vân Nam, quan nhà Thanh cho chở đồ kháng vật xuống, đến tháng tư năm Quí Dậu (1873), thì Đồ Phổ Nghĩa và Millot lại trở về đến Hà Nội, đem một bọn lính cờ vàng về theo. millot lại trở về đến Hà Nội, đem một bọn lính cờ vàng về theo. millot thì vào Sài Gòn nói cho Suý phủ biết tình thế ở Bắc Kỳ, và nhân thể đem đồ kháng vật sang bán ở Hương Cảng. Còn Đồ Phổ Nghĩa thì ở lại Hà Nội, đóng ở phố Mới bây giờ, rồi cùng với mấy người Khách là Bành Lợi Ký, Quan Tá Đình mua gạo, mua muối chở lên Vân Nam.
Bấy giờ luật nước ta cấm không cho chở muối sang Tàu, mà việc thông thương ở sông Hồng Hà cũng chưa định rõ thế nào, nhưng Đồ Phổ Nghĩa tự xưng là có lệnh quan Tàu cho, thì không cần phải theo luật nước Nam, vì nước Nam là một nước phải thần phục nước Tàu.
Đồ Phổ Nghĩa không hiểu rõ sự giao thiệp nước Tàu và nước ta ngày trước. Đối với Tàu thì bề ngoài nước ta tuy xưng cống thần, nhưng kỳ thực vẫn là độc lập. Khi có việc gì, phải có sứ hai nước sang thương nghị rồi mới thi hành. Mà có khi sứ nước Tàu sang bàn điều gì, nước ta không thuận cũng thôi, chứ không có phép tự tiện mà làm được. Chỉ trừ nước Tàu ỷ thế mạnh mà bắt nạt, như đời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, thì lại có ông Trần Hưng Đạo, ông Lê Thái Tổ và ông Nguyễn Quang Trung tỏ cho người Tàu biết rằng nước Nam vốn không phải đất thuộc địa của Tàu.
Tuy vậy, quan ta phải nể Đồ Phổ Nghĩa là người nước Pháp, sợ có việc gì, thì thành ra bất hoà với Suý phủ ở Sài Gòn, cho nên cứ dùng lời nói ngọt để can ông ấy đừng làm điều trái với luật nước. Nhưng ông ấy cứ một niềm tự ý mình mà làm. Quan ta nhờ cả giám mục Puginier ở Kẻ Sở lên can cũng không được.
Sau quan ta có bắt mấy tên khách Bành Lợi Ký và Quan Tá Đình về sự đem thuyền chở muối và gạo lên Vân Nam, thì Đồ Phổ Nghĩa đem người đi bắt quan phòng thành Hà Nội và quan huyện Thọ Xương, đem xuống thuyền giam lại. Quan ta cũng ngơ ngác không biết ra thế nào. Một bên thì cố tình sinh sự, một bên thì mệnh nhà vua ra không được lôi thôi điều gì.
Bấy giờ Triều đình sai quan Hữu tham tri bộ Binh là Phan Đình Bình làm khâm phái ra giao cho ông Nguyễn Tri Phương phải thu xếp cho yên chuyện ấy. Ông Nguyễn Tri Phương mới sai quan bố chính là Vũ Đường định ngày mời Đồ Phổ Nghĩa đến Hội quán Quảng Đông, để hội nghị. Khi hai bên đến hội đồng, quan ta nói rằng sự giao thiệp với nước Nam đã có tờ hoà ước năm Nhâm Tuất (1862), và sự đem muối và gạo lên bán ở Vân nam là trái với tờ hoà ước ấy, và lại trái với luật bản quốc. Đồ Phổ Nghĩa cãi rằng ông ấy có lệnh quan Tàu cho là đủ, không cần phải xin phép gì nữa, rồi đứng dậy ra về.
Triều đình ở Huế thấy việc lôi thôi mãi, sợ để lâu thành ra nhiễu sự, mới sai ông Lê Tuấn, ông Nguyễn Văn Tường và ông Nguyễn Tăng Doãn vào sứ Sài Gòn, để thương nghị về việc ba tỉnh phía tây đất Nam kỳ và nhân thể nhờ Suý phủ phân xử việc Đồ Phổ Nghĩa cho xong.
3. ĐẠI UÝ FRANCIS GARNIER (NGẠC NHI) RA HÀ NỘI. Viên Thống đốc Nam kỳ bấy giờ là Hải quân Thiếu tướng Dupré vốn đã lưu ý về việc Bắc kỳ. Trước đã viết thư về cho Thượng thư Thuộc địa bộ ở Paris nói rằng: “Đất Bắc kỳ là đất tiếp giáp với những tỉnh tây nam nước Tàu, ta nên chiếm giữ lấy thì sự cai trị của ta ở Viễn đông này mới được chắc chắn”.
Nhưng bên Pháp bấy giờ mới đánh nhau với nước Phổ vừa xong, không muốn gây chuyện khác, bèn điện sang cho Thiếu tướng rằng: “Không được sinh sự ở Bắc kỳ.” Đến khi Millot về Sài Gòn kể công việc ở Bắc kỳ, Thiếu tướng lại điện về Paris nói rằng: “Việc Đồ Phổ Nghĩa ở Bắc kỳ đã thành công rồi. Cần phải lấy xứ Bắc kỳ và giữ lấy con đường thông sang Tàu. Không cần phải viện binh. Thành công chắc lắm.” Ngay hôm ấy, Thiếu tướng lại viết thêm một cái thư về nói rõ mọi lẽ, và quyết rằng xin chính phủ để cho Thiếu tướng được tự tiện, hễ có việc gì thì Thiếu tướng xin chịu lỗi [1].
Đang lúc ấy thì Triều đình ở Huế sai bọn ông Lê Tuấn vào xin Thiếu tướng ra điều đình việc Đồ Phổ Nghĩa ở Bắc Kỳ.
Cứ như ú của Thiếu tướng Dupré điện về cho chính phủ Pháp, thì Thiếu tướng chỉ mong có cái cơ hội gì để đem quân ra Bắc kỳ. Nay thấu Triều đình ta vào nhờ Suý phủ ở Sài gòn phân xử việc Đồ Phổ Nghĩa, thật là gặp được cái dịp mình đang mong, Thiếu tướng liền gọi quan Hải quân đại uý Francis Garnier ở Thượng Hải về, rồi sai ra Hà Nội, nói rằng ra phân xử việc Đồ Phổ Nghĩa.
Đại uý Francis Garnier đem mấy chiếc tàu con và 170 người lính ra đến cửa Thuận, nghỉ lại mấy hôm để đợi quan khâm sai cùng ra Bắc kỳ. Đến tháng 10 năm Quí Dậu (1873), thì các quan ra đến Hà Nội.
Bấy giờ ai cũng tưởng là đại uý Francis Garnier ra chuyến này thì mọi việc xong cả, cho nên đi đến đâu quan ta cũng tiếp đãi rất trọng hậu. Nhưng xem những thư từ của đại uý lúc bấy giờ, thì cốt ra có chủ ý khác. Khi ở Sài Gòn sắp đi, đại uý viết thư về cho người anh ở bên Pháp nói rằng: “Lệnh của Suý phủ cho, là được tự tiện. Việc gì Hải quân Thiếu tướng cũng uỷ thác cho tôi cả. Vậy vì nước Pháp mà tôi phải cố sức.” Đến khi ra đến Hải Dương, đại uý vào ở Kẻ Sặt, rồi viết thư sai người đem cho Đồ Phổ Nghĩa, báo tin cho ông ấy biết cái chủ đích của mình, và lại nói rằng trăm sự đại uý trông cậy vào ông ấy chỉ bảo cho, bởi vì ông ấy đã quen biết mọi việc ở Bắc kỳ.
Đồ Phổ Nghĩa tiếp được thư, liền đem chiếc tàu Manhao đi đón đại uý. Lên đến Hà Nội, địa uý đem mấy người đi thẳng vào thành ra mắt ông Nguyễn Tri Phương, và đòi đem quân đóng ở trong thành. Quan ta nói mãi, Đại uý mới thuận ra đóng ở Trường Thi. Đoạn tồi đại uý viết thư mời giám mục Puginier ở Kẻ Sở lên Hà Nội, để nhờ ông làm thông ngôn. Đại uý lại làm từ hiểu dụ, cho dân biết, nói rằng: “bản chức ra Bắc kỳ cốt để dẹp cho yên giặc giã, và để mở mang sự buôn bán”.
[1] Sách “L’Empire d’ Annam” của capitaine Ch. Gosselin.