QUAN NIỆM DÂN CHỦ LÀ LỊCH SỬ DÂN CHỦ
Tạm có mấy dòng góp ý với bạn đại khái thế này.
Tổng hợp các quan điểm về dân chủ thì dân chủ nghĩa là dân là người làm chủ,quyền tối cao thuộc về nhân dân.Nhà nước dân chủ là nhà nước "của dân,do dân và vì dân".Bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương do dân trực tiếp bầu ra hoặc gián tiếp qua đại biểu quốc hội.Mọi công việc đều phải công khai cho nhân dân biết,ai cũng được bàn và phải có trách nhiệm bàn,phát triển kinh tế -văn hóa ,xây dựng kiến thiết đất nước đều khoan thư sức dân,ngân sách đều từ dân đóng góp mà có ,nhân dân là người chủ ,mọi việc đều do dân làm và dân sẽ kiểm tra(dân biết,dân bàn,dân làm, dân kiểm tra).Quyền dân chủ được thể hiện ra như:tự do đi lại,tự do ngôn luận,quyền được tranh cử,tham gia quản lí xã hội,có nghĩa vụ và trách nhiệm với Tổ quốc,quyền làm chủ thân thể,sở hữu trí tuệ,làm chủ những gì mà mình đã lao động,sáng tạo ra...
Trong chế độ chủ nô con người không được làm chủ chính thân thể mình,tay chân con người cũng là Tư liệu lao động và nó thuộc sở hữu của chủ nô ,họ có thể đem người nô lệ ra buôn bán.Chế độ phong kiến người nông đân được tự do hơn nô tỳ,nhưng ruộng đất vẫn không phải là sở hữu của họ,trong xã hội thì "con vua rồi lại làm vua".Đến chế độ tư bản xã hội đã dân chủ hơn rất nhiều,nhân dân được đi bầu cử,nhưng công nhân vẫn chỉ là làm thuê,không có quyền tham gia quản lí,quyền được phân phối,không có quyền làm chủ thành quả lao động của mình làm ra,cái đó là của giai cấp tư sản.Quan điểm dân chủ trong XHCN cởi mở hơn khi tất cả ai cũng có quyền dân chủ tự do song phải bình đẳng và hiện tại vẫn đang từng bước xây dựng nền dân chủ XHCN.
Dân chủ không phụ thuộc vào ý muốn của con người,nó phải trải qua các bước phát triển theo quy luật khách quan.Một đứa bé ban đầu cần phải biết nghe theo và phụ thuộc vào cha mẹ,một cậu học sinh vỡ lòng luc đầu phải biết nghe lời dạy của thầy,đây chính là sự tha hóa,đánh mất mình.Đến khi đã đủ khôn lớn,cao nhất là lúc trưởng thành thì người ta sẽ khắc phục được sự tha hóa âý,sẽ được hoàn toàn làm chủ mình,phải tự lực tự cường,tự chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình.Và như vậy lúc này sự phát triển lại phủ định sự tha hóa để quay trở về với chính mình .Trong xã hội có giai cấp,việc nhân dân bị chi phối và lệ thuộc vào sự dẫn dắt của một giai cấp nào đó ban đầu là hợp lí,bởi đi theo giai cấp tiến bộ sẽ làm cho xã hội văn minh hơn.Nhưng đến khi đã phát triển hơn thì cái khuôn khổ cũ sẽ trở thành chật hẹp, bó buộc làm kìm hãm .Lúc này lại cần phải tăng cường dân chủ,đòi quyền tự do để phá vỡ xiềng xích mới có thể phát triển tiếp được.Đó là mối quan hệ biện chứng giữa "tự do và khuôn khổ","dân chủ và pháp luật".
Dân chủ phải nằm trong quyền hạn cho phép,ngay cả nhà nước cũng phải tuân theo luật lệ chung,thực thi trong quyền hạn luật pháp cho phép,dân chủ quá trớn sẽ xâm hại tới quyền tự do của người khác và như thế lại là mất dân chủ.Đề cao tự do cá nhân,đề cao cái tôi quá mức dễ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của tập thể,và tập thể lại không được làm mất quyền tự do chính đáng của cá nhân bởi vì tuy là cá nhân song có thể đó là cá nhân kiệt xuất , là người có thể tạo ra đột biến để hình thành nhân tố mới tích cực.Rõ ràng một tập thể đồng nhất,không phân hóa,muôn người như một,cùng chung lợi ích,đồng lòng ,đồng chí hướng mới là cách hay nhất để giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân với tập thể.
.......................................