Quan niệm của triết học Mác – Lênin về lý luận và thực tiễn, quan hệ giữa lý luận và thực tiễn? Đảng ta vận dụng quan hệ này vào việc đổi mới tư duy lý luận như thế nào?
1. Thực tiễn là gì?
Là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động của vật chất - cảm tính có tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm mục đích biến đổi tự nhiên và xã hội.
* Thực tiễn có những đặc trưng sau:
- Là hoạt động vật chất chứ không phải là hoạt động tinh thần. Hoạt động vật chất là hoạt động mà con người dùng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng.
- Thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội
- Thực tiễn có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và XH
* Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: Sản xuất vật chất; hoạt động cải tạo (biến đổi) chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học - kỹ thuật. Trong đó, sản xuất vật chất là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết định hình thức kia. Hai hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.
2. Lý luận là gì?
- Là một hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật…
- Cơ sở của lý luận là thực tiễn
- Lý luận có tính khái quát cao, thể hiện phản ánh vản chất sự vật, hiện tượng
- Lý luận có tính hệ thống
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn:
- Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận:
> Thực tiễn là nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức, lý luận.
> Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của lý luận: tuyệt đối, tương đối.
- Sự tác động trở lại của lý luận đến thực tiễn:
> Góp phần nâng cao hoặc giảm hiệu quả của hoạt động thực tiễn.
> Các yếu tố qui định hiệu quả tác động của lý luận đến thực tiễn: Mức độ đúng đắn hay sai lầm của lý luận, khả năng thâm nhập của lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn trên cơ sở lý luận đó.
4. Đường lối phát triển nước ta:
- Phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn.
- Không được rơi vào tuyệt đối hoá thực tiễn coi thường lý luận để rơi vào bệnh kinh nghiệm đồng thời không được tuyệt đối hóa lý luận coi thường lý luận mà rơi vào giáo điều.
Sưu tầm*