Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Quản lĩnh và thủ lĩnh?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="truong_minh553" data-source="post: 73587" data-attributes="member: 75809"><p><strong><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Ai là Thủ lĩnh? Xa và gần</span></span></strong></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Ðã không thể tìm thấy chức danh Thủ lĩnh trong hệ thống tổ chức chính quyền cao cấp bắt chước của Trung Hoa thì ta phải tìm ngay trong chính sinh hoạt bản xứ Ðại Việt, trong bản thân của tộc Lê, điều mà các sử quan về sau ngập mình trong kinh sử đã dễ dàng bỏ qua. Nghĩa là, tuy cũng mượn chữ Hán (Việt) để đặt ra một chức quan nhưng triều đình Lê đã phải sử dụng một ý niệm bên lề của hệ thống cai trị vay mượn kia, được biểu hiện bằng từ ngữ "thủ lĩnh" vốn đã xuất hiện từ lâu trong sử sách. Xưa hơn thì các thủ lĩnh này được sử gia ngày nay gọi bằng một từ của ngôn ngữ Nam Á là Kurung, đã thấy xuất hiện lệch lạc trong sử Trung Quốc khi nói về những nhân vật Khu Liên thành lập nước Lâm Ấp ố nếu nhận ra rằng người Hán không có âm R thì chuyển Khu liên thành Khu riên, ta sẽ thấy gần với Ku rung hơn. Gần hơn thì có thể tạm nhìn vào hệ thống Thổ ti / "Quằng" của người Tày ở Cao Bằng còn lưu truyền dai dẳng qua thời thuộc Pháp với tàn dư cả sau 1945.</span></span></p><p> <span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black"></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black"><em>(6)</em></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Việc cai trị tuy mang tính tập trung trên lí thuyết nhưng phải chia quyền trên thực tế khiến cho họ Lí xưa vẫn phải dành từng khu vực ở vùng đồng bằng cho các tộc lớn Ðại Việt sử lược có lần (1205) gọi một bộ phận là các hào trưởng, mà họ mua chuộc bằng quan tước, còn trên vùng cao thì gần như là để cho họ tự trị. Lí đặt mình ở kinh đô Cá sấu Thăng Long, nơi cựu thủ phủ thuộc địa Ðô hộ An Nam từng có Hoàng đế trên cao, nên trở thành một Thiên tử mới, coi chung quanh là di, là man, là sơn lão... Những tập họp này do đó bị ràng buộc với chính quyền Thăng Long, chặt hay lỏng là tuỳ tình thế, tuỳ tập họp người dưới tay họ nhỏ hay lớn. Họ được sử quan gọi là những "thủ lĩnh" kể cả phân biệt đại hay tiểu thủ lĩnh nữa. Thủ lĩnh Hà Án Tuấn bị chém bêu đầu ở chợ Ðông (1015); các thủ lĩnh Dương Tự Hưng (1124), thủ lĩnh Dương Tuệ (1127), Dương Tự Minh (1127) người dâng của "cống", kẻ được gả con gái, kể cả nhập cuộc tranh giành thế lực giữa triều đình. Nùng Trí Cao là một thủ lĩnh như thế tuy không được sử quan gọi tên. Khuất lấp mà ngày nay được biết qua gia phả là thủ lĩnh họ "Phan", trại chủ ở một vùng xứ Nghệ. Tiểu thủ lĩnh thì có Mạc Hiền bỏ chạy "vượt biên", không đáng để gây rối rắm nên bị bắt trao trả cho Lí (1125). Ðáng chú ý là phần lớn các thủ lĩnh của Lí được kể là ở quanh vùng Cao Bằng có chế độ thổ ti ngày nay. Ðể nắm được các thủ lĩnh này vua Lí ra quân đánh dẹp, gả con nhưng cũng có thể áp dụng lối cai trị "ki mi" của Trung Hoa, tiếp tục chính sách thời thuộc địa. Lí Thánh Tông đã từng phong chức cho các ông Ðại thủ lĩnh độc lập làm Thứ sử của mình (1056) (7) Thứ sử là một chức quan đầu đời Hán, một thứ "phái viên" của trung ương hàng năm đến thanh tra các ông Thái thú cai trị vùng xa, về sau mới là chức quan địa phương thực thụ. Nghĩa là Lí Thánh Tông đã dùng một danh vị Hán để ràng buộc dân thiểu số, nhưng ở vị thế yếu hơn so với của triều đình phương Bắc nên thay vì đưa người của trung ương đến, Lí lại lấy thủ lĩnh tại chỗ, phong chức mà gọi là cai trị.</span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Từ các chứng dẫn đó ta có thể xét tình hình thực tế của nhóm Lê Lam Sơn từ gốc phụ đạo lên làm quốc trưởng trong sự co cưỡng với nhà Minh. Tuy nhiên khác với Lí gốc trung châu miệt thị nhìn lên rừng núi, Lê lại chính là một thứ thủ lĩnh xuống đồng cho nên danh vị lúc này phải được nhìn với con mắt khác.</span></span></p><p><em><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Tuy tranh chiến với quân Minh để làm chủ nước nhưng chưa bao giờ Lê Lợi được mang danh nghĩa quốc trưởng cả.</span></span></em></p><p> <em><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black"></span></span></em></p><p><em><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black"></span></span></em><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Từ lúc khởi phát, ông là phụ đạo trong một nước A Lam / Hà Nam có vua họ Trần làm chủ. Ðánh nhau xong, thắng trận, cầu phong là một người được cho là của họ Trần, Trần Cảo / Hồ Ông, con cờ không phải chỉ của nhóm Lam Sơn mà là của cả một nhóm Thái Lào xa (Cầm Quý) nữa. Với Minh chỉ có Trần Cảo được phong An Nam Quốc vương, bên trong mang chính danh không phải chỉ niên hiệu Thiên Khánh (1425) mà còn có tiền đúc (1427), được ban bố cấp thời ngay khi còn chiến tranh để làm chứng cớ. Lê Lợi chỉ là một Ðại đầu mục đứng trên các đầu mục khác trong nước (như 4 người cầu phong cho Trần Cảo tháng 8âl. 1427, 3 người trong sứ bộ 1429 năn nỉ cho Lê Lợi thay, sau khi giết Trần Cảo.) Cao nhất là chức Quyền thự An Nam quốc sự "tạm" xử lí việc nước An Nam!</span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Trong thời kì còn nhập nhằng chính danh đối với nhà Minh như thế thì, khác với các nhân vật quản lĩnh xuất hiện dồn dập, chức danh Thủ lĩnh lại chỉ thấy một lần, với cùng nội dung mà khác biệt về vị trí khu vực cai quản (tháng Giêng 1434): "Lệnh chỉ cho các quan văn võ: Các quan từ lục phẩm trở lên có coi việc quân dân và các quan phụ đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn..." Chức danh thủ lĩnh ở đây rõ ràng gần với nội dung thấy ở triều Lí xưa. Và có thể hiểu họ là các "thủ lĩnh chăn dân" nói trong lệnh ngày 8-5âl. 1498 kể trước. Còn các quan phụ đạo là quản lĩnh như đã xác minh với trường hợp Hoàng Nguyên Ý. Có vẻ thời gian tuy đã khác nhưng tình thế lộn xộn lúc mới cai trị Ðông Kinh cùng với danh nghĩa Ðại đầu mục còn mang dấu vết "rừng rú" khiến dễ tồn tại một danh xưng xưa cũ như thế trong triều đình mới.</span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Vậy là khi Thánh Tông thống nhất tình hình quản lí đất nước thì có hai chức danh đồng thời nằm ngoài văn từ kinh sách mà trong thực tế thì không thể bỏ được: Thủ lĩnh và Quản lĩnh, chỉ vì đó là thành phần quyền lực của chính Lê đang cai trị đất nước. Thủ lĩnh cho thấy tính chất thiểu số, "man nhỏ" của những người đương chức bên rìa đồng bằng, và khuất lấp đi theo chính quyền mới. Quản lĩnh ngoài vai trò "man lớn" (phụ đạo) còn là người nắm các vị trí quân sự quan trọng ở đồng bằng nhưng cũng không phải gốc "Kinh". Có thể nghĩ rằng khi tuyên lập Hoàng triều quan chế 1471, với tình thế tiến triển xã hội cho đến lúc này, các quản lĩnh đã làm mệnh quan triều đình (hay bị tiêu diệt trong tranh chấp với nhau). Ðến lúc này, các quản lĩnh đã Ðông Kinh hoá, trung châu hoá rồi. Các nhân vật còn lại, có cố gắng chuyển hóa mà vẫn không theo kịp thời đại, như ông cựu quản lĩnh cha vợ Tương Dực kia. Và đến thế kỉ XVII, khi triều đình Trung hưng lặp lại những tổ chức về trước thì chức danh quản lĩnh có xuất hiện cũng chỉ đóng vai trò bình thường trong ngạch trật chung mà thôi (lệnh 1658, 1661).</span></span></p><p> <span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black"></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black"><em>(8)</em></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="color: black">Ðó là dấu hiệu rõ rệt nhất về sự khó khăn thích ứng của một bộ phận dân thiểu số đi theo Lê xuống đồng bằng. Họ Lê đã vững vàng phần lớn quyền uy trên đất Ðông Kinh theo sự chấp nhận vai trò Hoàng đế của Nho Giáo mang lại nhưng vẫn phải bảo vệ thành phần rơi rớt đó của gốc rễ mình. Thánh Tông (hay các quan) như thế phải chuyên chú hơn vào tập đoàn "thủ lĩnh". Chỉ còn danh xưng thủ lĩnh là hợp sát với tình hình tổ chức cai trị quân quản còn lại lúc này thôi. Và thế là có sự xộc xệch của chức danh thủ lĩnh giữa hệ thống quan chức tuyển lựa theo lối mới. Quan chức thủ lĩnh được ngang hàng với trưởng quan. Thủ lĩnh được quyền "tra xét", "đàn hặc". Quyền lớn nhưng khả năng yếu kém vì là dân thiểu số. Cả Thánh Tông cũng chê người của nhóm mình từng giữ địa vị cao, là "không biết một chữ [Hán]", "không phân biệt được sáu loại súc vật"... Thế thì ông quản lĩnh Lê Ba Lao gốc họ Ðinh nguyên là đầy tớ nhà Lê Lợi, có ông Ðinh/Lê Lễ sau khi xông pha trận mạc, lúc thành công chỉ có thể "sớm tối chầu hầu", làm sao được nhìn nhận là khá hơn được? Các thủ lĩnh càng không thể khác. Ðược trao chức với quyền lớn mà không đủ khả năng thì lộ cái kém của mình ra, người đồng sự trung châu, hoặc kẻ dưới quyền phải tỏ thái độ khinh thường. Tuy nhiên nhà nước đã đặt ra thì phải bảo vệ họ như trong lệnh tháng 4âl. 1484: "Cấm các nha môn các phủ, vệ, ti cậy quyền ỷ thế chửi mắng viên thủ lĩnh và ban ơn trả oán mà tiến cử hay sa thải người càn bậy.</span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="truong_minh553, post: 73587, member: 75809"] [B][FONT=Verdana][COLOR=black]Ai là Thủ lĩnh? Xa và gần[/COLOR][/FONT][/B][B][FONT=Tahoma][/FONT][/B] [FONT=Verdana][COLOR=black]Ðã không thể tìm thấy chức danh Thủ lĩnh trong hệ thống tổ chức chính quyền cao cấp bắt chước của Trung Hoa thì ta phải tìm ngay trong chính sinh hoạt bản xứ Ðại Việt, trong bản thân của tộc Lê, điều mà các sử quan về sau ngập mình trong kinh sử đã dễ dàng bỏ qua. Nghĩa là, tuy cũng mượn chữ Hán (Việt) để đặt ra một chức quan nhưng triều đình Lê đã phải sử dụng một ý niệm bên lề của hệ thống cai trị vay mượn kia, được biểu hiện bằng từ ngữ "thủ lĩnh" vốn đã xuất hiện từ lâu trong sử sách. Xưa hơn thì các thủ lĩnh này được sử gia ngày nay gọi bằng một từ của ngôn ngữ Nam Á là Kurung, đã thấy xuất hiện lệch lạc trong sử Trung Quốc khi nói về những nhân vật Khu Liên thành lập nước Lâm Ấp ố nếu nhận ra rằng người Hán không có âm R thì chuyển Khu liên thành Khu riên, ta sẽ thấy gần với Ku rung hơn. Gần hơn thì có thể tạm nhìn vào hệ thống Thổ ti / "Quằng" của người Tày ở Cao Bằng còn lưu truyền dai dẳng qua thời thuộc Pháp với tàn dư cả sau 1945. [I](6)[/I][/COLOR][/FONT][FONT=Tahoma][/FONT] [FONT=Verdana][COLOR=black]Việc cai trị tuy mang tính tập trung trên lí thuyết nhưng phải chia quyền trên thực tế khiến cho họ Lí xưa vẫn phải dành từng khu vực ở vùng đồng bằng cho các tộc lớn Ðại Việt sử lược có lần (1205) gọi một bộ phận là các hào trưởng, mà họ mua chuộc bằng quan tước, còn trên vùng cao thì gần như là để cho họ tự trị. Lí đặt mình ở kinh đô Cá sấu Thăng Long, nơi cựu thủ phủ thuộc địa Ðô hộ An Nam từng có Hoàng đế trên cao, nên trở thành một Thiên tử mới, coi chung quanh là di, là man, là sơn lão... Những tập họp này do đó bị ràng buộc với chính quyền Thăng Long, chặt hay lỏng là tuỳ tình thế, tuỳ tập họp người dưới tay họ nhỏ hay lớn. Họ được sử quan gọi là những "thủ lĩnh" kể cả phân biệt đại hay tiểu thủ lĩnh nữa. Thủ lĩnh Hà Án Tuấn bị chém bêu đầu ở chợ Ðông (1015); các thủ lĩnh Dương Tự Hưng (1124), thủ lĩnh Dương Tuệ (1127), Dương Tự Minh (1127) người dâng của "cống", kẻ được gả con gái, kể cả nhập cuộc tranh giành thế lực giữa triều đình. Nùng Trí Cao là một thủ lĩnh như thế tuy không được sử quan gọi tên. Khuất lấp mà ngày nay được biết qua gia phả là thủ lĩnh họ "Phan", trại chủ ở một vùng xứ Nghệ. Tiểu thủ lĩnh thì có Mạc Hiền bỏ chạy "vượt biên", không đáng để gây rối rắm nên bị bắt trao trả cho Lí (1125). Ðáng chú ý là phần lớn các thủ lĩnh của Lí được kể là ở quanh vùng Cao Bằng có chế độ thổ ti ngày nay. Ðể nắm được các thủ lĩnh này vua Lí ra quân đánh dẹp, gả con nhưng cũng có thể áp dụng lối cai trị "ki mi" của Trung Hoa, tiếp tục chính sách thời thuộc địa. Lí Thánh Tông đã từng phong chức cho các ông Ðại thủ lĩnh độc lập làm Thứ sử của mình (1056) (7) Thứ sử là một chức quan đầu đời Hán, một thứ "phái viên" của trung ương hàng năm đến thanh tra các ông Thái thú cai trị vùng xa, về sau mới là chức quan địa phương thực thụ. Nghĩa là Lí Thánh Tông đã dùng một danh vị Hán để ràng buộc dân thiểu số, nhưng ở vị thế yếu hơn so với của triều đình phương Bắc nên thay vì đưa người của trung ương đến, Lí lại lấy thủ lĩnh tại chỗ, phong chức mà gọi là cai trị.[/COLOR][/FONT][FONT=Tahoma][/FONT] [FONT=Verdana][COLOR=black]Từ các chứng dẫn đó ta có thể xét tình hình thực tế của nhóm Lê Lam Sơn từ gốc phụ đạo lên làm quốc trưởng trong sự co cưỡng với nhà Minh. Tuy nhiên khác với Lí gốc trung châu miệt thị nhìn lên rừng núi, Lê lại chính là một thứ thủ lĩnh xuống đồng cho nên danh vị lúc này phải được nhìn với con mắt khác.[/COLOR][/FONT][FONT=Tahoma][/FONT] [I][FONT=Verdana][COLOR=black]Tuy tranh chiến với quân Minh để làm chủ nước nhưng chưa bao giờ Lê Lợi được mang danh nghĩa quốc trưởng cả. [/COLOR][/FONT][/I][FONT=Verdana][COLOR=black]Từ lúc khởi phát, ông là phụ đạo trong một nước A Lam / Hà Nam có vua họ Trần làm chủ. Ðánh nhau xong, thắng trận, cầu phong là một người được cho là của họ Trần, Trần Cảo / Hồ Ông, con cờ không phải chỉ của nhóm Lam Sơn mà là của cả một nhóm Thái Lào xa (Cầm Quý) nữa. Với Minh chỉ có Trần Cảo được phong An Nam Quốc vương, bên trong mang chính danh không phải chỉ niên hiệu Thiên Khánh (1425) mà còn có tiền đúc (1427), được ban bố cấp thời ngay khi còn chiến tranh để làm chứng cớ. Lê Lợi chỉ là một Ðại đầu mục đứng trên các đầu mục khác trong nước (như 4 người cầu phong cho Trần Cảo tháng 8âl. 1427, 3 người trong sứ bộ 1429 năn nỉ cho Lê Lợi thay, sau khi giết Trần Cảo.) Cao nhất là chức Quyền thự An Nam quốc sự "tạm" xử lí việc nước An Nam![/COLOR][/FONT][FONT=Tahoma][/FONT] [FONT=Verdana][COLOR=black]Trong thời kì còn nhập nhằng chính danh đối với nhà Minh như thế thì, khác với các nhân vật quản lĩnh xuất hiện dồn dập, chức danh Thủ lĩnh lại chỉ thấy một lần, với cùng nội dung mà khác biệt về vị trí khu vực cai quản (tháng Giêng 1434): "Lệnh chỉ cho các quan văn võ: Các quan từ lục phẩm trở lên có coi việc quân dân và các quan phụ đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn..." Chức danh thủ lĩnh ở đây rõ ràng gần với nội dung thấy ở triều Lí xưa. Và có thể hiểu họ là các "thủ lĩnh chăn dân" nói trong lệnh ngày 8-5âl. 1498 kể trước. Còn các quan phụ đạo là quản lĩnh như đã xác minh với trường hợp Hoàng Nguyên Ý. Có vẻ thời gian tuy đã khác nhưng tình thế lộn xộn lúc mới cai trị Ðông Kinh cùng với danh nghĩa Ðại đầu mục còn mang dấu vết "rừng rú" khiến dễ tồn tại một danh xưng xưa cũ như thế trong triều đình mới.[/COLOR][/FONT][FONT=Tahoma][/FONT] [FONT=Verdana][COLOR=black]Vậy là khi Thánh Tông thống nhất tình hình quản lí đất nước thì có hai chức danh đồng thời nằm ngoài văn từ kinh sách mà trong thực tế thì không thể bỏ được: Thủ lĩnh và Quản lĩnh, chỉ vì đó là thành phần quyền lực của chính Lê đang cai trị đất nước. Thủ lĩnh cho thấy tính chất thiểu số, "man nhỏ" của những người đương chức bên rìa đồng bằng, và khuất lấp đi theo chính quyền mới. Quản lĩnh ngoài vai trò "man lớn" (phụ đạo) còn là người nắm các vị trí quân sự quan trọng ở đồng bằng nhưng cũng không phải gốc "Kinh". Có thể nghĩ rằng khi tuyên lập Hoàng triều quan chế 1471, với tình thế tiến triển xã hội cho đến lúc này, các quản lĩnh đã làm mệnh quan triều đình (hay bị tiêu diệt trong tranh chấp với nhau). Ðến lúc này, các quản lĩnh đã Ðông Kinh hoá, trung châu hoá rồi. Các nhân vật còn lại, có cố gắng chuyển hóa mà vẫn không theo kịp thời đại, như ông cựu quản lĩnh cha vợ Tương Dực kia. Và đến thế kỉ XVII, khi triều đình Trung hưng lặp lại những tổ chức về trước thì chức danh quản lĩnh có xuất hiện cũng chỉ đóng vai trò bình thường trong ngạch trật chung mà thôi (lệnh 1658, 1661). [I](8)[/I][/COLOR][/FONT][FONT=Tahoma][/FONT] [FONT=Verdana][COLOR=black]Ðó là dấu hiệu rõ rệt nhất về sự khó khăn thích ứng của một bộ phận dân thiểu số đi theo Lê xuống đồng bằng. Họ Lê đã vững vàng phần lớn quyền uy trên đất Ðông Kinh theo sự chấp nhận vai trò Hoàng đế của Nho Giáo mang lại nhưng vẫn phải bảo vệ thành phần rơi rớt đó của gốc rễ mình. Thánh Tông (hay các quan) như thế phải chuyên chú hơn vào tập đoàn "thủ lĩnh". Chỉ còn danh xưng thủ lĩnh là hợp sát với tình hình tổ chức cai trị quân quản còn lại lúc này thôi. Và thế là có sự xộc xệch của chức danh thủ lĩnh giữa hệ thống quan chức tuyển lựa theo lối mới. Quan chức thủ lĩnh được ngang hàng với trưởng quan. Thủ lĩnh được quyền "tra xét", "đàn hặc". Quyền lớn nhưng khả năng yếu kém vì là dân thiểu số. Cả Thánh Tông cũng chê người của nhóm mình từng giữ địa vị cao, là "không biết một chữ [Hán]", "không phân biệt được sáu loại súc vật"... Thế thì ông quản lĩnh Lê Ba Lao gốc họ Ðinh nguyên là đầy tớ nhà Lê Lợi, có ông Ðinh/Lê Lễ sau khi xông pha trận mạc, lúc thành công chỉ có thể "sớm tối chầu hầu", làm sao được nhìn nhận là khá hơn được? Các thủ lĩnh càng không thể khác. Ðược trao chức với quyền lớn mà không đủ khả năng thì lộ cái kém của mình ra, người đồng sự trung châu, hoặc kẻ dưới quyền phải tỏ thái độ khinh thường. Tuy nhiên nhà nước đã đặt ra thì phải bảo vệ họ như trong lệnh tháng 4âl. 1484: "Cấm các nha môn các phủ, vệ, ti cậy quyền ỷ thế chửi mắng viên thủ lĩnh và ban ơn trả oán mà tiến cử hay sa thải người càn bậy.[/COLOR][/FONT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Quản lĩnh và thủ lĩnh?
Top