Quan điểm sau có phải là quan điểm của CN duy vật biện chứng ko? "Trong nhận thức và thực tiễn cần p

bigzero93229

New member
Xu
0
"Trong nhận thức và thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan"

Quan điểm trên có phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng không? Tại sao? Nếu không hãy sửa lại cho đúng và cho ví dụ cụ thể.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu này không sai nhưng chưa đủ, cần phải sửa lại là: "Trong nhận thức và thực tiễn cần phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, phải tôn trọng khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan".

Ví dụ: Anh A là thuyền trưởng của một con tàu đánh bắt hải sản S. Anh A sẽ quyết định việc liệu hôm nay có ra khởi đánh bắt cá hay không.

Thực tế khách quan: Đài khí tượng dự báo chiều tối hôm nay sẽ có bão cấp 10 quét qua vùng biển mà con tàu S sẽ hoạt động.
Tính năng động chủ quan: Anh A có kinh nghiệm đi biển nhiều năm nên anh A có khả năng phán đoán liệu trong ngày hôm nay cơn bão có thể quét qua những khu vực nào, chiếc tàu của anh A có thể chịu được sóng gió cấp 10, đội ngũ thuyền viên lành nghề, có kinh nghiệm...

Như vậy anh A phải căn cứ vào thực tế khách quan và phải phát huy tính năng động chủ quan để ra quyết định xem ngày hôm nay có nên ra khơi hay không. Ví dụ như anh A có thể ra một quyết định là sẽ xuất phát buổi sáng, đi đánh gần bờ rồi trưa về trú bão, trước khi đi sẽ lựa những thuyền viên có sức khỏe và kinh nghiệm, những người mới tập sự, những thuyền viên sức khỏe không tốt cho ở nhà, mang đầy đủ phương tiện cứu hộ, liên lạc...
 
Thực tiễn là phạm trù TH dùng để chỉ toàn bộ các hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử XH của con người làm biến đổi tự nhiên xã hội
Lí luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, được tích lũy trong quá trình lịch sử của con người. Bao gồm những tri thức về bản chất, qui luật của thế giới khách quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính lịch sử của con người nhằm cải tạo hiện thực khách quan. Bao gồm:
+ hoạt động sản xuất vật chất (quan trọng nhất).
+ hoạt động chính trị xã hội.
+ hoạt động thực nghiệm, thí nghiệm.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn có vai trò to lớn đối với nhận thức của con người bởi:
* Thực tiễn là cơ sở củ nhận thức: Có nghĩa là mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ TT, xuất phát từ TT, không có TT thì không có nhận thức
* Thực tiễn là động lực của nhận thức
+ Thực tiễn luôn vật động và phát triển nó dặt ra nhu cầu, động lực thôi thúc nhận thức của con người phát triển
+ Thông qua hoạt động thực tiễn làm cho thực tiễn ngày càng bộc lộ những dấu hiệu bản chất từ đó làm cho con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về thế giới
+ Thực tiễn đề ra phương hướng, nhu cầu, nhiệm vụ để phát triển nhận thức. Nhu cầu của thực tiễn luôn đòi hỏi con người phải phát triển nhận thức để khám phá thế giới phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người, con người nối dài các giác quan để nhận thức thế giới
* Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Mục đích của nhận thức không phải là để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, mà mục đích của nhận thức là để cải tạo thế giới bắt nó phải phục vụ mục đích của con người
- Mác khẳng định: “Các nhà triết học trước kia giải thích thế giới ở nhiều cách khác nhau, vấn đề là phải cải tạo thế giới”.
* Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức: Nhận thức của con người là sự phản ánh hiện thực KQ vào trong đầu óc con người. Sự phản ánh đó có thể là đúng, có thể là sai, muốn kiểm tra nhận thức đó đúng hay sai phải có TT kiểm nghiệm.
* Lý luận tác động trở lại thực tiễn:
- Lý luận xác định mục tiêu, phương hướng cho hoạt động thực tiễn, là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn.
- Lý luận điều chỉnh hoạt động thực tiễn làm cho thực tiễn hiệu quả hơn.
- Lý luận đem lại cho thực tiễn những tri thức đúng đắn về qui luật vận động và phát triển của thế giới khách quan.
- Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong thực tiễn cách mạng. “ Vũ khí của sự phê phán….”
Ý nghĩa phương pháp luận
Từ vai trò của thực tiễn chúng ta phải luôn coi trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải đi sâu vào thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm
+ Phải gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành
+ Xem xét đánh giá con người phải căn cứ vào kết quả hoạt động thực tiễn của họ không nên chỉ căn cứ vào lời nói
+ Giữa lý luận và thực tiễn không được coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá yếu tố nào. Nếu tuyệt đối hoá lý luận sẽ dẫn đến chủ nghĩa giáo điều, lý luận suông, nếu tuyệt đối hoá thực tiễn sẽ dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm
 
Anh A là thuyền trưởng của một con tàu đánh bắt hải sản S. Anh A sẽ quyết định việc liệu hôm nay có ra khởi đánh bắt cá hay không.[A] Bạn này là ngư dân vùng nào thế?!!!!!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top