Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hội đẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
Với cách đặt vấn đề như vậy, có thể nói, việc nghiên cứu đạo đức xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội, đặc biệt từ các quan hệ kinh tế, là hướng nghiên cứu cho phép lý giải những vấn đề đạo đức ở khía cạnh bản chất. Bởi vì, như Ph. Ăng-ghen đã viết, "xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ". Điều này có nghĩa đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định, là một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội loài người, chứ không phải là cái gì đó có tính chất "nhất thành bất biến". Luận điểm trên của Ph. Ăng-ghen cũng cho thấy, mỗi phương thức sản xuất, hay mõi một hình thái kinh tế - xã hội đều có một hình thái đạo đức tương ứng. Lịch sử đã từng biết đến các dạng đạo đức khác nhau, như đạo đức của xã hội nguyên thủy, đạo đức của xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức của xã hội phong kiến, đạo đức tư sản và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi nghiên cứu vấn đề đạo đức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác không đặt tính quy định của kinh tế đối với đạo đức như là yếu tố trực tiếp và duy nhất, mà chỉ khẳng định điều đó với ý nghĩa nguyên nhân sâu xa nhất, "xét đến cùng". Ph. Ăng-ghen, trong bức thư gửi Bơlôsơ, đã cho rằng, theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả Mác lẫn tôi chưa bao giờ khẳng định gì hơn. Do đó, nếu xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là chỉ có nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định, thì họ đã biến câu nói đó thành trống rỗng, trừu tượng, vô nghĩa.
Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, nghiên cứu đạo đức nếu chỉ thuần túy xuất phát từ các quan hệ kinh tế thì sẽ không thể làm sáng tỏ bản chất và đặc trưng của nó, mà còn cần phải nghiên cứu nó trong sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, như chính trị, pháp quyền, khoa học, nghệ thuật... Với tư cách một hình thái ý thức, đạo đức không phải là kết quả do tác động của một yếu tố riêng biệt, duy nhất nào. Tính phức tạp, thống nhất và biện chứng trong sự phát triển của nó luôn gắn liền với những tác động đa tầng và đa hướng, trong đó quan hệ giữa đạo đức - chính trị và pháp quyền là xoắn xuýt hơn cả.
Vậy, giữa đạo đức, chính trị và pháp luật có tác động như thế nào, và đối tượng của sự tác động đó là gì?
Theo V. I. Lê-nin, "chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế". Thực tế cho thấy, ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Thông qua tổ chức nhà nước, nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và "có thể, trong những giới hạn nhất định thay đổi cơ sở kinh tế".
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, được thể hiện thành luật lệ. Như vậy, có nghĩa pháp luật "là biện pháp chính trị". Điều này được C. Mác và Ph. Ăng-ghen khái quát khi nói về pháp luật tư sản, rằng, pháp quyền của các ông chỉ là lý trí của giai cấp tư sản đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp quyết định.
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá quan hệ ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức không chỉ là các giá trị trong quan hệ giữa người và người, giữa con người với xã hội, mà còn là tính tự trọng, sự tự ý thức về danh dự, nhân phẩm mỗi con người.
Như vậy, từ nội hàm của ba khái niệm trên, có thể rút ra kết luận rằng, chính trị, đạo đức và pháp luật đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, nếu xét từng khía cạnh cụ thể thì tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội này trong kiến trúc thượng tầng là hết sức phức tạp.
Ngay từ xa xưa, nhà triết học Hy lạp cổ đại Arixtốp đã đưa ra quan niệm cho rằng, nhiệm vụ của đạo đức là tác động thuận lợi tới hạnh phúc của xã hội, còn chính trị là khoa học nghệ thuật mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Theo ông, đạo đức phải phục tùng chính trị, bởi chính trị là khoa học "rường mối" quyết định tính chất và nội dung của đạo đức. Đạo đức học sẽ không có nội dung nếu nó không hòa lẫn với chính trị và pháp chế. Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp. Trong Chống Đuyrinh, Ph. Ăng-ghen đã khẳng định rằng, chung quy lại thì mọi học thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của nền kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Và, cũng như xã hội cho tới nay đã phát triển trong sự đối lập giai cấp, đạo đức luôn là đạo đức của một giai cấp nhất định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị truyền bá, áp đặt những tiêu chuẩn đạo đức của mình như là các nguyên tắc, chuẩn mực chung cho toàn xã hội nhằm bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp ấy. Vì vậy, đạo đức trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng chứa đựng nội dung chính trị và phục vụ chính trị. Trong xã hội phong kiến, đạo đức mang hình thức pháp luật và có tính chất chính trị. Nói cách khác, ở đó, chính trị đã biến thành những quy tắc đạo đức. Chính vì vậy, đạo đức và các quy tắc chính trị trở thành "xiềng xích" trói buộc những người lao động.
Cũng chính vì đạo đức luôn gắn liền với chính trị, nên những giai cấp tiên tiến - đại biểu cho xu hướng phát triển tiến bộ của xã hội bao giờ cũng có những quan điểm đạo đức mới và tích cực. Lịch sử đã cho thấy rằng, khi giai cấp tư sản đang lên và giành lấy vai trò lãnh đạo xã hội, chống lại giai cấp phong kiến đang suy tàn, quan điểm đạo đức của họ chứa đựng nhiều nét tiến bộ, tích cực. Ngược lại, khi giai cấp tư sản không còn là đại biểu cho xu hướng phát triển tiến bộ của xã hội, nó trở thành giai cấp lỗi thời và phản động cả về mặt chính trị và đạo đức. Chính vì đặc tính trên, trong xã hội có giai cấp đối kháng, ngoài đạo đức của nhân dân. Đạo đức của nhân dân là đạo đức tiến bộ qua các thời kỳ lịch sử của xã hội loài người. Những quan hệ đạo đức của nhân dân mâu thuẫn, xung đột với chủ trương, chính sách của giai cấp thống trị, bóc lột. Nhìn chung, trong xã hội có đối kháng giai cấp, không thể có sự thống nhất giữa hệ thống chính trị và đạo đức của nhân dân. Chỉ đến xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó mục tiêu căn bản nhất là giải phóng con người, giải phóng xã hội, đề cao lòng yêu nước và kính trọng con người, những giá trị đạo đức chân chính của nhân loại mới có cơ hội và khả năng được hiện thực hóa. Trong xã hội đó, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của xã hội, của toàn thể nhân dân lao động. Hơn thế, theo quan điểm của V. I. Lênin, sự thống nhất giữa chính trị - đạo đức của Đảng Cộng sản và nhân dân trở thành một trong những động lực căn bản thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, thông thường những giai cấp thống trị về mặt kinh tế cũng đồng thời là giai cấp thống trị về mặt tư tưởng. Trong Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã khẳng định rằng, giai cấp nào đang là lực lượng vật chất chiếm vị trí thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần chiếm vị trí thống trị. Theo đó, có thể nói, giai cấp thống trị chi phối đạo đức và pháp luật; đồng thời, sử dụng chúng như những công cụ, thiết chế để quản lý xã hội.
Bất kỳ một giai cấp nào, một nhà nước của giai cấp cầm quyền nào cũng đều có ý thức trong việc sử dụng hai hình thái ý thức này phục vụ cho lợi ích của mình. Thông thường, pháp luật, đạo đức là của một giai cấp cụ thể. Chúng là các hệ thống những nguyên tắc, quy tắc chung tham gia quy định, điều chỉnh các hành vi và hoạt động xã hội của con người, nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị của giai cấp thống trị. Pháp luật có vai trò bảo vệ, duy trì và củng cố một kiểu đạo đạo nhất định; ngược lại, đạo đức cũng có tác dụng củng cố, bảo vệ hệ thống pháp luật nhất định.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, điều cần lưu ý là không nên mô tả sự khác nhau giữa chúng một cách cứng nhắc; chẳng hạn, cho rằng sự khác nhau chỉ là ở chỗ, pháp luật mang tính chất cưỡng chế, cưỡng bức, còn đạo đức hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không dùng đến cưỡng chế và cưỡng bức. Bởi vì, trên thực tế, có nơi, có lúc đạo đức và pháp luật đều cần tới cả hai tính chất tự giác và cưỡng chế. Các giai cấp thống trị trong những xã hội có đối kháng giai cấp rất mong muốn và luôn tìm mọi cách làm cho quần chúng lao động tin và tự giác tuân theo pháp luật của chúng, nhưng không sao làm nổi. Do bản chất bóc lột và pháp luật luôn mâu thuẫn gay gắt với quần chúng lao động, bao giờ giai cấp thống trị cũng phải thiên về cưỡng chế, sử dụng các biện pháp cứng rắn mới duy trì được pháp luật của chúng. Còn đối với đạo đức, giai cấp phong kiến, tư sản cũng dùng những biện pháp cưỡng chế tinh vi để buộc quần chúng lao động tuân theo thông qua tôn giáo, trường học, thông qua lối giáo dục phong kiến...
Như vậy, pháp luật cưỡng chế bằng sức mạnh của tất cả bộ máy Nhà nước, còn đạo đức lại có sức mạnh cưỡng chế thông qua dư luận xã hội. Tuy nhiên, giữa pháp luật và đạo đức có điểm biểu hiện sự khác biệt, có sự vận động tương đối độc lập, mặc dù đều mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.
Pháp luật về hệ thống quy tắc, nguyên tắc được thể hiện bằng các đạo luật, sắc lệnh, nghị định..., được xây dựng trên cơ sở đời sống xã hội nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Đằng sau hệ thống pháp luật là cả bộ máy Nhà nước đồ sộ cùng với những cơ quan đặc biệt khác để bảo đảm thực thi pháp luật. Sự phát triển của lịch sử loài người cho thấy, pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội đã có sự xuất hiện của chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước. Trong khi đó, đời sống đạo đức của xã hội lại được bắt đầu ngay từ khi loài người bước vào lịch sử của mình và ban đầu, nó được biểu hiện thông qua phong tục, tập quán nguyên thủy.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra dự báo rằng, pháp luật sẽ mất đi cùng với sự xóa bỏ xã hội có giai cấp. Đến lúc đó, đạo đức sẽ "ngự trị" hoàn toàn, nó thay thế luật pháp để điều hòa các hành vi, hoạt động của con người. Tất nhiên, từ giờ cho tới lúc đó còn là một quá trình phát triển rất lâu dài. Nhưng, có thể đưa ra một nhận xét rằng, phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật. Trách nhiệm đạo đức được biểu hiện thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội không chỉ lên án những hành vi phản đạo đức, mà còn cổ vũ, khuyến khích những hành vi tích cực biểu hiện nếp sống văn hóa, văn minh của xã hội hiện đại. Dựa vào đặc tính này có thể đưa ra một kết luận rằng, xét dưới góc độ chuẩn mực xã hội, pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa. Nhưng trên thực tế, trong các xã hội có giai cấp đối kháng, phạm vi hoạt động của đạo đức và pháp luật không bao giờ trùng nhau được. Hơn nữa, như V. I. Lê-nin đã chỉ rõ, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi mà giai cấp thống trị đã chuyển thượng tầng kiến trúc của nó sang phía hoàn toàn phản động về chính trị, thì nó tự bỏ luôn cả những bộ mặt "dân chủ", "bác ái", "công bằng" giả hiệu của pháp luật tư sản do chính nó xây dựng nên từ trước đó và chỉ áp dụng "những đạo luật trắng trợn", "phán xét nhất mà thôi". Như vậy, tính chặt chẽ của pháp luật và tính chất cộng đồng rộng rãi của đạo đức cho thấy, sự biến đổi và phát triển của hai hình thái ý thức xã hội này không giống nhau. Pháp luật biến đổi gần như toàn bộ khi thông qua đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng. Một khi giai cấp mới lên nắm quyền thống trị xã hội thay thế giai cấp vừa bị lật nhào, thì giai cấp mới không bao giờ cai trị xã hội bằng toàn bộ hệ thống pháp luật của giai cấp cũ. Nhưng đạo đức thì lại không thể như thế. Khi nhà nước của giai cấp thống trị mới được xác lập và còn chưa đủ các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa cần thiết để xóa bỏ triệt để cơ sở của nền đạo đức cũ thì những tàn dư của nó vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng trong xã hội mới. Do vậy, việc xây dựng một nền đạo đức mới, tiến bọ, khoa học là nhiệm vụ không thể thực hiện một cách nóng vội. Chúng ta không bao giờ quên rằng, đây là mặt trận đấu tranh giai cấp hết sức phức tạp và đầy cam go.
Từ những nội dung phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng giữa đạo đức, chính trị và pháp quyền có mối quan hệ hết sức khăng khít và phục vụ đường lối chính trị của giai cấp thống trị nhất định. Tuy nhiên, chỉ đến xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó con người được đặt vào vị trí trung tâm, pháp luật mới thực sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động và một nền đạo đức chứa đựng những nội dung nhân văn, phù hợp với lợi ích của mọi thành viên trong xã hội mới trở thành một giá trị phổ biến.
Nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa đạo đức, chính trị và pháp quyền, ngay từ ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về vấn đề này vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, do vậy, đã xây dựng và phát huy vai trò của pháp luật và đạo đức mới như là những công cụ sắc bén để quản lý xã hội. Một vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc trong tư tưởng của Người là tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân, tôn trọng và bảo đảm trên thực tế các quyền tự do cơ bản, các lợi ích chính đáng, danh dự và nhân phẩm con người. Mục tiêu chung của nền đạo đức và pháp luật xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, là nhằm xây dựng một xã hội đảm bảo cho mọi người có cuộc sống lương thiện, yên vui, kẻ ác bị trừng trị. Nói cách khác, đạo đức góp phần phục vụ sự nghiệp chính trị cao cả, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và sự nghiệp đó thống nhất với những giá trị đạo đức chân chính.
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng cho con người những phẩm chất như nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; đặc biệt, coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Đồng thời, Người yêu cầu phải thường xuyên sửa sang và hoàn thiện pháp luật; cho rằng, để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa "pháp trị" và "đức trị". Tuy nhiên, "pháp trị" và "đức trị" trong quan niệm của Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với "pháp trị", "đức trị" của các triều đại phong kiến và Nhà nước tư sản. Người khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kết hợp với việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, coi đạo đức là yếu tố bổ sung quan trọng cho phươn thức quản lý xã hội bằng pháp luật.
Kế thừa học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và bước đầu thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Nhờ vậy, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế và tiếp tục có những bước phát triển ổn định, vững chắc; vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự tác động do mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đặt chúng ta trước những khó khăn, thách thức không nhỏ, cả ở khía cạnh đạo đức xã hội lẫn khía cạnh kỷ cương phép nước. Đó là những biểu hiện "lệnh chuẩn", phản giá trị trong đời sống đạo đức, là thái độ coi thường pháp luật của một bộ phận người trong xã hội, trong đó có cả một số cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, biến chất. Trên thực tế, đã xuất hiện những hành vi biểu hiện sự suy đồi về mặt đạo đức, lối sống thực dụng của lớp trẻ; tệ nạn tham nhũng và những vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác. Rõ ràng, đây là vấn đề không thể xem nhẹ và cần sớm được giải quyết một cách tích cực, triệt để nhằm xây dựng nước ta thành một nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Để phát triển xã hội, ngoài điều kiện căn bản là có nền kinh tế vững chắc, còn cần phải có nền chính trị ổn định và pháp luật nghiêm minh. Mặc dù là công cụ đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội, song không vì thế mà đi đến tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật. Bởi vì, dù đầy đủ đến đâu, pháp luật cũng chỉ đáp ứng được việc điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản liên quan tới lợi ích và vận mệnh quốc gia. Chính đạo đức và các quy tắc xã hội khác sẽ bổ sung và lấp đầy những "khoảng trống" mà pháp luật chưa và không thể điều chỉnh hết. Nhận thức sâu sắc vai trò của các hình thái ý thức xã hội trên cũng như mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng trong sự phát triển xã hội, Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định cần"tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" .
C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 137.
Dẫn theo: Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình triết học Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 588.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 129.
Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)
Tạp chí Triết học
Với cách đặt vấn đề như vậy, có thể nói, việc nghiên cứu đạo đức xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội, đặc biệt từ các quan hệ kinh tế, là hướng nghiên cứu cho phép lý giải những vấn đề đạo đức ở khía cạnh bản chất. Bởi vì, như Ph. Ăng-ghen đã viết, "xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ". Điều này có nghĩa đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định, là một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội loài người, chứ không phải là cái gì đó có tính chất "nhất thành bất biến". Luận điểm trên của Ph. Ăng-ghen cũng cho thấy, mỗi phương thức sản xuất, hay mõi một hình thái kinh tế - xã hội đều có một hình thái đạo đức tương ứng. Lịch sử đã từng biết đến các dạng đạo đức khác nhau, như đạo đức của xã hội nguyên thủy, đạo đức của xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức của xã hội phong kiến, đạo đức tư sản và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi nghiên cứu vấn đề đạo đức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác không đặt tính quy định của kinh tế đối với đạo đức như là yếu tố trực tiếp và duy nhất, mà chỉ khẳng định điều đó với ý nghĩa nguyên nhân sâu xa nhất, "xét đến cùng". Ph. Ăng-ghen, trong bức thư gửi Bơlôsơ, đã cho rằng, theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả Mác lẫn tôi chưa bao giờ khẳng định gì hơn. Do đó, nếu xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là chỉ có nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định, thì họ đã biến câu nói đó thành trống rỗng, trừu tượng, vô nghĩa.
Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, nghiên cứu đạo đức nếu chỉ thuần túy xuất phát từ các quan hệ kinh tế thì sẽ không thể làm sáng tỏ bản chất và đặc trưng của nó, mà còn cần phải nghiên cứu nó trong sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, như chính trị, pháp quyền, khoa học, nghệ thuật... Với tư cách một hình thái ý thức, đạo đức không phải là kết quả do tác động của một yếu tố riêng biệt, duy nhất nào. Tính phức tạp, thống nhất và biện chứng trong sự phát triển của nó luôn gắn liền với những tác động đa tầng và đa hướng, trong đó quan hệ giữa đạo đức - chính trị và pháp quyền là xoắn xuýt hơn cả.
Vậy, giữa đạo đức, chính trị và pháp luật có tác động như thế nào, và đối tượng của sự tác động đó là gì?
Theo V. I. Lê-nin, "chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế". Thực tế cho thấy, ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Thông qua tổ chức nhà nước, nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và "có thể, trong những giới hạn nhất định thay đổi cơ sở kinh tế".
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, được thể hiện thành luật lệ. Như vậy, có nghĩa pháp luật "là biện pháp chính trị". Điều này được C. Mác và Ph. Ăng-ghen khái quát khi nói về pháp luật tư sản, rằng, pháp quyền của các ông chỉ là lý trí của giai cấp tư sản đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp quyết định.
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá quan hệ ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức không chỉ là các giá trị trong quan hệ giữa người và người, giữa con người với xã hội, mà còn là tính tự trọng, sự tự ý thức về danh dự, nhân phẩm mỗi con người.
Như vậy, từ nội hàm của ba khái niệm trên, có thể rút ra kết luận rằng, chính trị, đạo đức và pháp luật đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, nếu xét từng khía cạnh cụ thể thì tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội này trong kiến trúc thượng tầng là hết sức phức tạp.
Ngay từ xa xưa, nhà triết học Hy lạp cổ đại Arixtốp đã đưa ra quan niệm cho rằng, nhiệm vụ của đạo đức là tác động thuận lợi tới hạnh phúc của xã hội, còn chính trị là khoa học nghệ thuật mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Theo ông, đạo đức phải phục tùng chính trị, bởi chính trị là khoa học "rường mối" quyết định tính chất và nội dung của đạo đức. Đạo đức học sẽ không có nội dung nếu nó không hòa lẫn với chính trị và pháp chế. Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp. Trong Chống Đuyrinh, Ph. Ăng-ghen đã khẳng định rằng, chung quy lại thì mọi học thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của nền kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Và, cũng như xã hội cho tới nay đã phát triển trong sự đối lập giai cấp, đạo đức luôn là đạo đức của một giai cấp nhất định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị truyền bá, áp đặt những tiêu chuẩn đạo đức của mình như là các nguyên tắc, chuẩn mực chung cho toàn xã hội nhằm bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp ấy. Vì vậy, đạo đức trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng chứa đựng nội dung chính trị và phục vụ chính trị. Trong xã hội phong kiến, đạo đức mang hình thức pháp luật và có tính chất chính trị. Nói cách khác, ở đó, chính trị đã biến thành những quy tắc đạo đức. Chính vì vậy, đạo đức và các quy tắc chính trị trở thành "xiềng xích" trói buộc những người lao động.
Cũng chính vì đạo đức luôn gắn liền với chính trị, nên những giai cấp tiên tiến - đại biểu cho xu hướng phát triển tiến bộ của xã hội bao giờ cũng có những quan điểm đạo đức mới và tích cực. Lịch sử đã cho thấy rằng, khi giai cấp tư sản đang lên và giành lấy vai trò lãnh đạo xã hội, chống lại giai cấp phong kiến đang suy tàn, quan điểm đạo đức của họ chứa đựng nhiều nét tiến bộ, tích cực. Ngược lại, khi giai cấp tư sản không còn là đại biểu cho xu hướng phát triển tiến bộ của xã hội, nó trở thành giai cấp lỗi thời và phản động cả về mặt chính trị và đạo đức. Chính vì đặc tính trên, trong xã hội có giai cấp đối kháng, ngoài đạo đức của nhân dân. Đạo đức của nhân dân là đạo đức tiến bộ qua các thời kỳ lịch sử của xã hội loài người. Những quan hệ đạo đức của nhân dân mâu thuẫn, xung đột với chủ trương, chính sách của giai cấp thống trị, bóc lột. Nhìn chung, trong xã hội có đối kháng giai cấp, không thể có sự thống nhất giữa hệ thống chính trị và đạo đức của nhân dân. Chỉ đến xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó mục tiêu căn bản nhất là giải phóng con người, giải phóng xã hội, đề cao lòng yêu nước và kính trọng con người, những giá trị đạo đức chân chính của nhân loại mới có cơ hội và khả năng được hiện thực hóa. Trong xã hội đó, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của xã hội, của toàn thể nhân dân lao động. Hơn thế, theo quan điểm của V. I. Lênin, sự thống nhất giữa chính trị - đạo đức của Đảng Cộng sản và nhân dân trở thành một trong những động lực căn bản thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, thông thường những giai cấp thống trị về mặt kinh tế cũng đồng thời là giai cấp thống trị về mặt tư tưởng. Trong Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã khẳng định rằng, giai cấp nào đang là lực lượng vật chất chiếm vị trí thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần chiếm vị trí thống trị. Theo đó, có thể nói, giai cấp thống trị chi phối đạo đức và pháp luật; đồng thời, sử dụng chúng như những công cụ, thiết chế để quản lý xã hội.
Bất kỳ một giai cấp nào, một nhà nước của giai cấp cầm quyền nào cũng đều có ý thức trong việc sử dụng hai hình thái ý thức này phục vụ cho lợi ích của mình. Thông thường, pháp luật, đạo đức là của một giai cấp cụ thể. Chúng là các hệ thống những nguyên tắc, quy tắc chung tham gia quy định, điều chỉnh các hành vi và hoạt động xã hội của con người, nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị của giai cấp thống trị. Pháp luật có vai trò bảo vệ, duy trì và củng cố một kiểu đạo đạo nhất định; ngược lại, đạo đức cũng có tác dụng củng cố, bảo vệ hệ thống pháp luật nhất định.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, điều cần lưu ý là không nên mô tả sự khác nhau giữa chúng một cách cứng nhắc; chẳng hạn, cho rằng sự khác nhau chỉ là ở chỗ, pháp luật mang tính chất cưỡng chế, cưỡng bức, còn đạo đức hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không dùng đến cưỡng chế và cưỡng bức. Bởi vì, trên thực tế, có nơi, có lúc đạo đức và pháp luật đều cần tới cả hai tính chất tự giác và cưỡng chế. Các giai cấp thống trị trong những xã hội có đối kháng giai cấp rất mong muốn và luôn tìm mọi cách làm cho quần chúng lao động tin và tự giác tuân theo pháp luật của chúng, nhưng không sao làm nổi. Do bản chất bóc lột và pháp luật luôn mâu thuẫn gay gắt với quần chúng lao động, bao giờ giai cấp thống trị cũng phải thiên về cưỡng chế, sử dụng các biện pháp cứng rắn mới duy trì được pháp luật của chúng. Còn đối với đạo đức, giai cấp phong kiến, tư sản cũng dùng những biện pháp cưỡng chế tinh vi để buộc quần chúng lao động tuân theo thông qua tôn giáo, trường học, thông qua lối giáo dục phong kiến...
Như vậy, pháp luật cưỡng chế bằng sức mạnh của tất cả bộ máy Nhà nước, còn đạo đức lại có sức mạnh cưỡng chế thông qua dư luận xã hội. Tuy nhiên, giữa pháp luật và đạo đức có điểm biểu hiện sự khác biệt, có sự vận động tương đối độc lập, mặc dù đều mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.
Pháp luật về hệ thống quy tắc, nguyên tắc được thể hiện bằng các đạo luật, sắc lệnh, nghị định..., được xây dựng trên cơ sở đời sống xã hội nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Đằng sau hệ thống pháp luật là cả bộ máy Nhà nước đồ sộ cùng với những cơ quan đặc biệt khác để bảo đảm thực thi pháp luật. Sự phát triển của lịch sử loài người cho thấy, pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội đã có sự xuất hiện của chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước. Trong khi đó, đời sống đạo đức của xã hội lại được bắt đầu ngay từ khi loài người bước vào lịch sử của mình và ban đầu, nó được biểu hiện thông qua phong tục, tập quán nguyên thủy.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra dự báo rằng, pháp luật sẽ mất đi cùng với sự xóa bỏ xã hội có giai cấp. Đến lúc đó, đạo đức sẽ "ngự trị" hoàn toàn, nó thay thế luật pháp để điều hòa các hành vi, hoạt động của con người. Tất nhiên, từ giờ cho tới lúc đó còn là một quá trình phát triển rất lâu dài. Nhưng, có thể đưa ra một nhận xét rằng, phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật. Trách nhiệm đạo đức được biểu hiện thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội không chỉ lên án những hành vi phản đạo đức, mà còn cổ vũ, khuyến khích những hành vi tích cực biểu hiện nếp sống văn hóa, văn minh của xã hội hiện đại. Dựa vào đặc tính này có thể đưa ra một kết luận rằng, xét dưới góc độ chuẩn mực xã hội, pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa. Nhưng trên thực tế, trong các xã hội có giai cấp đối kháng, phạm vi hoạt động của đạo đức và pháp luật không bao giờ trùng nhau được. Hơn nữa, như V. I. Lê-nin đã chỉ rõ, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi mà giai cấp thống trị đã chuyển thượng tầng kiến trúc của nó sang phía hoàn toàn phản động về chính trị, thì nó tự bỏ luôn cả những bộ mặt "dân chủ", "bác ái", "công bằng" giả hiệu của pháp luật tư sản do chính nó xây dựng nên từ trước đó và chỉ áp dụng "những đạo luật trắng trợn", "phán xét nhất mà thôi". Như vậy, tính chặt chẽ của pháp luật và tính chất cộng đồng rộng rãi của đạo đức cho thấy, sự biến đổi và phát triển của hai hình thái ý thức xã hội này không giống nhau. Pháp luật biến đổi gần như toàn bộ khi thông qua đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng. Một khi giai cấp mới lên nắm quyền thống trị xã hội thay thế giai cấp vừa bị lật nhào, thì giai cấp mới không bao giờ cai trị xã hội bằng toàn bộ hệ thống pháp luật của giai cấp cũ. Nhưng đạo đức thì lại không thể như thế. Khi nhà nước của giai cấp thống trị mới được xác lập và còn chưa đủ các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa cần thiết để xóa bỏ triệt để cơ sở của nền đạo đức cũ thì những tàn dư của nó vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng trong xã hội mới. Do vậy, việc xây dựng một nền đạo đức mới, tiến bọ, khoa học là nhiệm vụ không thể thực hiện một cách nóng vội. Chúng ta không bao giờ quên rằng, đây là mặt trận đấu tranh giai cấp hết sức phức tạp và đầy cam go.
Từ những nội dung phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng giữa đạo đức, chính trị và pháp quyền có mối quan hệ hết sức khăng khít và phục vụ đường lối chính trị của giai cấp thống trị nhất định. Tuy nhiên, chỉ đến xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó con người được đặt vào vị trí trung tâm, pháp luật mới thực sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động và một nền đạo đức chứa đựng những nội dung nhân văn, phù hợp với lợi ích của mọi thành viên trong xã hội mới trở thành một giá trị phổ biến.
Nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa đạo đức, chính trị và pháp quyền, ngay từ ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về vấn đề này vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, do vậy, đã xây dựng và phát huy vai trò của pháp luật và đạo đức mới như là những công cụ sắc bén để quản lý xã hội. Một vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc trong tư tưởng của Người là tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân, tôn trọng và bảo đảm trên thực tế các quyền tự do cơ bản, các lợi ích chính đáng, danh dự và nhân phẩm con người. Mục tiêu chung của nền đạo đức và pháp luật xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, là nhằm xây dựng một xã hội đảm bảo cho mọi người có cuộc sống lương thiện, yên vui, kẻ ác bị trừng trị. Nói cách khác, đạo đức góp phần phục vụ sự nghiệp chính trị cao cả, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và sự nghiệp đó thống nhất với những giá trị đạo đức chân chính.
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng cho con người những phẩm chất như nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; đặc biệt, coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Đồng thời, Người yêu cầu phải thường xuyên sửa sang và hoàn thiện pháp luật; cho rằng, để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa "pháp trị" và "đức trị". Tuy nhiên, "pháp trị" và "đức trị" trong quan niệm của Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với "pháp trị", "đức trị" của các triều đại phong kiến và Nhà nước tư sản. Người khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kết hợp với việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, coi đạo đức là yếu tố bổ sung quan trọng cho phươn thức quản lý xã hội bằng pháp luật.
Kế thừa học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và bước đầu thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Nhờ vậy, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế và tiếp tục có những bước phát triển ổn định, vững chắc; vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự tác động do mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đặt chúng ta trước những khó khăn, thách thức không nhỏ, cả ở khía cạnh đạo đức xã hội lẫn khía cạnh kỷ cương phép nước. Đó là những biểu hiện "lệnh chuẩn", phản giá trị trong đời sống đạo đức, là thái độ coi thường pháp luật của một bộ phận người trong xã hội, trong đó có cả một số cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, biến chất. Trên thực tế, đã xuất hiện những hành vi biểu hiện sự suy đồi về mặt đạo đức, lối sống thực dụng của lớp trẻ; tệ nạn tham nhũng và những vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác. Rõ ràng, đây là vấn đề không thể xem nhẹ và cần sớm được giải quyết một cách tích cực, triệt để nhằm xây dựng nước ta thành một nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Để phát triển xã hội, ngoài điều kiện căn bản là có nền kinh tế vững chắc, còn cần phải có nền chính trị ổn định và pháp luật nghiêm minh. Mặc dù là công cụ đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội, song không vì thế mà đi đến tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật. Bởi vì, dù đầy đủ đến đâu, pháp luật cũng chỉ đáp ứng được việc điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản liên quan tới lợi ích và vận mệnh quốc gia. Chính đạo đức và các quy tắc xã hội khác sẽ bổ sung và lấp đầy những "khoảng trống" mà pháp luật chưa và không thể điều chỉnh hết. Nhận thức sâu sắc vai trò của các hình thái ý thức xã hội trên cũng như mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng trong sự phát triển xã hội, Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định cần"tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" .
C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, t.20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 137.
Dẫn theo: Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình triết học Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 588.
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 129.
Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)
Tạp chí Triết học