Quan điểm của Lê nin về CNXH và thời quá độ đi lên.

  • Thread starter Thread starter kimkha
  • Ngày gửi Ngày gửi
K

kimkha

Guest
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN

1. Những phát triển mới của Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ.


a. lý luận về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản trước tiên ở một số nước, thậm chí ở một nước TBCN riêng lẻ.

Trong điều kiện CNTB trước độc quyền, Mác và Ph. Angghen rút ra kết luận: cách am5ng vô sản ko thể ko xảy ra trong tất cả các nước văn minh, ít nhất cũng phải cùng xảy ra ở Anh, Pháp, Đức. . Luận cứ cho các kết luận đó của các ông là: đại công nghiệp, do đã tạo nên thị trường thế giới nên đã nối liền các dân tộc trên trái đất lại với nhau, tất cả là các dân tộc văn minh, khiến cho cách mạn gở mỗi dân tộc đều có quan hệ phụ thuộc vào tình hình cách mạng xảy ra ở mỗi dân tộc khác. Sau nữa, đại công nghiệp đã san bằng sự phát triển XH ở tất cả các nước văn minh, vì vậy, cuộc cách mạng vô sản không những có tính chất dân tộc mà còn có tính chất quốc tế và sẽ đồng thời xảy ra ở các nước văn minh. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển của CNTB trong giai đoạn mới là cực kì ko đều. Quy luật phát triển không đềuvề kinh tế và chính trị của các nước trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa đã làm cho cách mạng vô sản phát triển ko đều, tạo ra những khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền TBCN khiến cho giai cấp vô sản ở những nước đó có thề chọc thủng mặt trận TBCN thế giới.

b. Lý luận về thời đại mới và khả năng quá độ đi lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

Những dự báo của Mác và Angghen về sự quá độ từ CNTB lên CN cộng sản là xuất phát từ điều kiện CNTB đang ờ thời kỳ tự do cạnh tranh, sự phát triển của CNTB tương đối ổn định. Theo VLenin, việc xã hội hóa lao động ngày càng tăng nhanh dưới nhiều hình thức đã biểu hiện rõ rang ở sự phát triển của đại công nghiệp và cả ở sự phát triển ghê gớm của quy mô và thế lực TB tài chính đã làm cho những mâu thuẫn của CNTB trở nên hết sức gay gắt. CN đế quốc đã tạo nên những tiền đề vật chất làm cơ sở hiện thực cho sự thay thế CNTB bằng CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Những tiền đề ấy chứng tỏ “ CNXH đến gần, đã dễ thực hiện, đã có khả năng thực hiện, đã cần kíp rồi”. Với sự bắt đầu của thời đại mới, mọi quốc gia dù phát triển hay kém phát triển về kinh tế đều có khả năng khách quan để vượt qua thời đại TBCN và bước vào thời đại XHCN.

Có thể làm cuộc cách mạng XHCN với các đều kiện sau:

- sự thống trị của giai cấp vô sản trong nước.
- sự ủng hộ kịp thời của cách mạng XHCN ở 1 nước hay một số nước tiên tiến.
- sự liên minh giữa giai cấp vô sản đang nắm chính quyền với đại đa số nông dân. Trong đều kiện chưa có sự giúp đỡ kịp thời của cách mạng vô sản thế giới thì sự liên minh giữ công dân và nông dân càng có ý nghĩa quan trọng sống còn.

c. Lý luận về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội:

Theo Lenin sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định.

Quan hệ SX phong kiến và quan hệt SX TBCN đều dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu SX. Do vậy, quan hệ sản xuất TBCN có thể ra đờ từ trong lòng XH phong kiến.Sự phát triển của phương thức SX TBCN đến một trình độ nhất định sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn của XH phong kiến, cách mạng TS sẽ bùng nổ.

Cách mạng vô sản co điểm khác biệt với cách mạng tư sản. Do quan hệ SX TBCN dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu SX, còn quan hệ SX XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu SX, nên chủ nghỉa XH không thể ra đời trong lòng từ XH TB. Phương thức SX cộng sản chủ nghĩa chỉ ra đời sau khi cách mạng vô sản thành công.

Sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ lâu dài, không thể ngay 1 lúc có thể hoàn thành dc. Để phát triền lực lượng sản xuất , tăng năng xuất lao động, xây dựng chế độ công hữu XHCN về tư liệu SX , xây dựng kiểu XH mới, cần phải có thời gian.Nói cách khác, tất yếu phải có thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ quá độ đi lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để , toàn diện , từ xã hội cũ sang xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công các cơ sở của XH – XHCN về vật chất – kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
d. lý luận về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước CNTB chưa phát triền:
- luận điểm về việc giành lấy chính quyền làm điều kiện tiên chiến để xây dựng tiền đề kinh tế cho CNXH.
- Luận điểm về thời kỳ quá độ với một loạt những bước quá độ:
+ không thể quá độ trực tiếp lên CNXH mà phải qua con đường gián tiếp chứ ko thề “quá vội vàng, thẳng tuột, ko thể chuẩn bị”
+ những bước quá độ ấy theo Lênin là CNTB nhà nước và chủ nghĩa XH .
+ bước quá độ từ CNTB nhà nước được thể hiện trong “chính sách kinh tế mới” mà việc trao đổi hàng hóa được coi al2 “đòn xeo chủ yếu”.
- luận điểm về quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa XH bỏ qua giai đoạn phát triển của TBCN. Có 2 loại tiến thẳng lên CNXH:
+ quá độ từ CNTB lên CNXH: phản ánh quy luật phát triền tuần tự của XH loài người
+ Quá độ từ các hình thái kinh tế - xã hội trc CNTB lên CNXH: phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của XH loài người.
 
2. Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH:
Đặc điểm xuyên suốt và bao trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhìu thành phần và xã hội nhiều giai cấp. trong thời kỳ quá độ nền kinh tế có tinh chất quá độ: nó ko còn là nền kinh tế TBCN , nhưng cũng không còn là nền kinh tế TBCN , cũng chưa hoàn toàn là nên kinh tế XHCN.
Có 5 thành phần kinh tế:
- Thành phần kinh tế nông gia trưởng.
- Thành phần kinh tế SX hàng hóa nhỏ của no6gn dân, tiểu thủ công cá thể và tiểu thương.
- Thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước.
- Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Trong đó có thành phần kinh tế cơ bản là: kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Tương ứng với nền kinh tế quá độ gồm nhiều thành phần, trong XH cũng tồn tại nhiều giai cấp, có 3 giai cấp cơ bản giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, người lao động tập thể.
Nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp như trên là sự thống nhất biện chứng các mâu thuẫn của tồn tại XH. Những mâu thuẫn bắt nguồn từ tính độc lập tương đối về kinh tế do các hình thức sỡ hữu khác nhau về tư liệu sx quy định.
Trong thời kì quá độ mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giũa CNXH và CNTB. Thời kỳ quá độ bao gồm những đặc điểm, đặc tính của CNXH và CNTB, là thời kì đấu tranh giữa CNXH mới ra đời nhưng còn non yếu với CNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì tính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế quá độ chưa có nền kinh tế thống trị chi phối, mới có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Vì cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB là quá trình đấu tranh hết sức gay go, phức tạp và quyết liệt, để tiến tới đảm bảo cho thành phần kinh tế XHCN giữ vị trí chủ đạo thống trị, muo61nt hắng lợi thì giai cấp vô sản phải xây dựng được chính quyền cách mạng, thiết lập chuyên chính vô sản để xây dựng và bảo vệ xã hội mới.
 
3. Kế hoạch xây dựng CNXH và chính sách kinh tế mới (NEP) của L.Nin:
a. Kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Kế hoạch xây dựng CNXH của L.nin là tổng thể các nguyên lý, biện pháp kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội nhằm xd thành công CNXH.
Một là :Những nguyên lý của Lê nin về nền kinh tế XHCN:
+ Hình thức sở hữu toàn dân về tư liệu sx thuộc loại hình sở hữu chung của toàn thể nhân dân lao động.
+ Hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sx là hình thức sở hữu do những người lao động góp vốn, tư liệu sản xuất để xây dựng nên.
Trên cơ sở xác định nền tảng của CNXH, L.nin khẳng định mục đích của nền sx XHCN là nhằm thõa mãn phúc lợi vật chất đầy đảu cho toàn XH và sự phát triển tự do, toàn diện cũa mỗi thành viên của nó.
L.nin nhất trí với Ph.Ăng ghen về nguyên tắc phân phối vật phẩm tiêu dùng cá nhân dưới CNXH là phân phối lao động và coi đó là nguyên tắc phân phối cơ bản của CNXH. Ông đưa ra 2 nội dung :
+ người nào ko làm thì ko có ăn
+ với số lượng lao động ngang nhau thì được hưởng số lượng sản phẩm bằng nhau.
Để nâng cao năng xuất lao động, đánh giá mức cống hiến, mức hưởng thụ của người lao động, đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp nhằm tạo tích lũy cần thiết để phát triển kinh tế.
Nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt. trong điểu kiện kinh tế CNXH, nhà nước ko còn là bộ máy ăn bám đứng trên quá trình sx . Nó phải chuyển sang quá trình thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân.
Nền kinh tế XHCN phải đc tổ chức theo kiểu sx hàng hóa. Nó phải vận động theo các quy luật kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, phải sử dụng tốt quan hệ hàng – tiền, các phạm trù kinh tế sx hàng hóa để thực hiện mục đích phát triển của CNXH.
Hai là: quốc hữu hóa XHCN.
Quốc hữu hóa XHCN là sự thủ tiêu cỡ hữu tư nhân của giai cấp bóc lột về tư liệu sx, chuyển nó thành sỡ hữu toàn dân.
Có 2 phương án quốc hữu hóa:
+ tịch thu ko hoàn lại
+ tịch thu có bồi thường một phần cho giai cấp bốc lột.
CNTB nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp của nhà nước vào các ngành doanh nghiệp TB.
L.nin đã chỉ ra những hình thức của CNTB nhà nước:
+ hình thức thứ 1 là tô nhượng, đó là loại hình nhà nước vô sản nhường cho tư bản nước ngoài quyền khai thác 1 số doanh nghiệp, hầm mỏ, khu rừng dưới sự kiểm soát cùa nhà nước, nhà nước chuyên chính VS và nhà nước TB nước ngoài cùng nhau ký hợp đồng quy định thời hãn tô nhượng, quy mô doanh nghiệp,……
+ Hình thức thứ 2 là cho các nhà tư bản tư nhân thuê để kinh doanh một doanh nghiệp, mộ cửa hàng, một khu đất nào đó của nhà nước. Bản hợp đồng cũng giống như bản hợp đồng tô nhượng.
+ hình thức thứ 3 là giao cho nhà TB với tư cách al2 một nhà buôn, bán những sản phẩm của nhà nước và mua những sản pah63m của ng sx cụ thể , theo dõi tình hình sx và phân phối sản phẩm.
+ Hình thức thứ 4 là hợp tác xã. Với loại hình này nhà nước sẽ kiểm kê, kiểm soát, theo dõi tình hình sx và phân phối sản phẩm.
Ba là hợp tác hóa: là quy trình chuyển người lao động cá thể sang người lao động tập thể nhằm hình thành và phát triển sở hữu tập thể về tư liệu sx.
Bốn là: công nghiệp hóa. Đồng thời với việc quốc hữu hóa, hợp tác hóa để hình thành và phát triển quan hệ sx XHCN, cần phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, phát triển lực lượng sx.
Năm là cách mạng văn hóa tư tưởng.
b. Chính sách mới của L.nin:
- Điều kiện ra đời của NEP:
Không bao lâu sau CM Tháng 10 năm 1917, việc thực hiện kế hoạch xây dựng CNXH của L.nin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kì này L.nin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến. chính sách này đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xô Viết. nhờ đó mà quân dội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bào vệ nhà nước Xô viết của mình.
Tuy nhiên, khi hòa bình lập lại, chính sách này không thích hợp. nó trở thành nhân tố kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sx. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị xảy ra rất sâu sắc . nó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế nhằm tiếp tực kế hoạch xây dựng CNXH trong giai đoạn mới.
- Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới.
Một là, thay thế chính sách trưng thu lương thực bằng thuế lương thực. theo chính sách này , người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một múc cố định trong nhiều năm.
Hai là tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa- tiền tệ giữa nhà nước và nông dân, thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp.
Ba là sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức quá độ như khuyến khích phát triển sx hàng hóa nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước; củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. đồng thời L.nin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế với các nước TB phương Tây đê tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển.
- Ý nghĩa của NEP: có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trước hết nó khôi phục dc nền kinh tế Xô Viết sau chiến tranh. Còn dánh dấu một bước phát triển mới về lý luận kinh tế XHCN. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển hàng hóa – tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân trước hết là của nông dân, là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong xây dựng mộ hình kinh tế XHCN.
- Từ đó chính sách kinh tế mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top