Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về bản chất của chính trị
Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định chính trị luôn mang bản chất giai cấp.Bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích ,trước hết là lợi ích kinh tế của giai cấp,nó luôn vận động trong mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị .Lênin cho rằng :"chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế"
Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân tộc ,cho nên trong đấu tranh chính trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp-dân tộc được đặt ra rất thường xuyên.Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt phái,nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .Vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại .Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đề nhân loại ,giải quyết vấn đề nhân loại trênquan điểm giai cấp.Giải phóng giai cấp,giải phóng dân tộc ,giải phóng xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản,trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại.
Các nhà kinh điển mácxit chỉ ra rằng, đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp.Đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử.Cuộc đấu tranh này trải qua ba nấc thang,ba giai đoạn ,phản ánh ba trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác,từ sự thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.
Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế.Thông qua đấu tranh về những lợi ích kinh tế hàng ngày mà giác ngộ công nhân về lợi ích giai cấp.Tuy là hình thức thấp nhất nhưng lại rấtquan trọng vì nó tạo môi trường thực tiễn,giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình.
Giai đoạn thứ 2 của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận .Các nhà kinh điển chỉ ra rằng ,giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng không phải vì nó là giai cấp nghèo nhất,mà trước hết vì lợi ích của nó đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản;nó đại diện cho phương thức sản xuất cách mạng.Các ông cũng chỉ rõ kẻ thù của giai cấp vô sản là toàn bộ giai cấp tư sản quốc tế ,chứ không phải chỉ dừng lại ở một vài nhà tư bản cá biệt .Vì vậy ,giai cấp vô sản sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng toàn xã hội thoát khỏi ách áp bức bóc lột tư bản,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa nếu như nó không được vũ trang bằng 1 tư tưởng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin.Theo Lênin, giác ngộ giai cấp làm cho công nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình thì phải tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng;giải phóng công nhân khỏi hệ tư tưởng tư sản và các tư tưởng không vô sản,đưa lý luận mácxits vào phong trào công nhân ,làm cho giai cấp vô sản từ giai cấp "tự nó"(tự phát) thành giai cấp "cho nó"(tự giác).
Giai đoạn thứ 3 ( cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị .Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ,thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chuyên chính đó để xây dựng xã hội mới.Lúc này ,vấn đề giành quyền lực nhà nước được đặt ra một cách trực tiếp.Đấu tranh chính trị gắn liền với sự bùng nổ cách mạng xã hội .C Mác cho rằng:"bước thứ 1 trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị ,là giành lấy dân chủ ".Lê nin cũng khẳng định :"chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mácxits.Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxit và người tiểu tư sản(và cả tư sản lớn) tầm thường".
Theo C. Mác thì bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất chính trị vì nó trực tiếp đụng chạm tới vấn đề quyền lực chính trị ,trực tiếp tuyen chiến với thể chế cũ.Mặt khác ,bất cứ 1 cuộc cách mạng chính trị nào cũng có tính chất xã hội vì nó đặt vấn đề cải tạo cácquan hệ xã hội cũ,xây dựng các quan hệ xã hội mới trên mỗi bước tiến của cách mạng.Chẳng hạn , cuộc cách mạng vô sản giành quyền lực vào tay giai cấp vô sản,thiết lập quyền lực vô sản,xây dựng cácquan hệ xã hội mới,trước hết là quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất,xóa bỏ sở hữu tư bản chủ nghĩa ,xác lập quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa...Cũng cần lưu ý rằng ,chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh chủ thể của cách mạng vô sản,trước hết và chủ yếu là giai cấp vô sản được sinh ra từ nền sản xuất đại công nghiệp ,chứ không phải bất kỳ vô sản nào khác(vô sản lưu manh,vô sản nông thôn ...)
Như vậy ,chủ nghĩa Mác -Lênin chỉ ra 3 hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản,và khẳng định rằng ,các hình thức này có quan hệ mật thiết với nhau ,ảnh hưởng và bổ sung cho nhau .Đấu tranh tư tưởng lý luận và đấu tranh kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị .Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất,quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản.
(Sưu tầm)