Quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

Sự tồn tại, biến đổi của tôn giáo gắn liền với những nguồn gốc kinh tế, xã hội, nhận thức, tâm lý. Dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo còn tồn tại, nhưng có những biểu hiện mới. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo có tầm quan trọng đặc biệt, đó là nhiệm vụ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Giaỉ quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo sau:

Một là, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

- Tôn giáo có tác động tiêu cực, hạn chế khả năng vươn lên làm chủ con người…

- Qúa trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới để tạo điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đến đời sống xã hội.

- Không được nôn nóng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.

Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân.

- Đây là quan điểm rất cơ bản trong giải quyết vấn đề tôn giáo.

- Mọi công dân đèu có thể theo hoặc không theo một tôn giáo nào, không ai có thể bắt công dân từ bỏ tôn giáo màmình đang theo, và cũng không được lôi kéo công dân vào tôn giáo nào đó.

- Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân được bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật.

Ba là, thực hiện đoàn kết đồng bào giữa các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo.

- Quan điểm này thể hiện sâu sắc tính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Đoàn kết đồn bào giữa các tôn giáo, không chia rẽ tôn giáo, các tôn giáo không kỳ thị nhau.

- Đoàn kết những người theo tôn giáo và những người không theo tôn giáo vì mục tiêu chung, cùng phấn đấu xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.

- Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo.

- Khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng cuả những phần tử phản động đội lốt tôn giáo.

- Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị này là nhiệm vụ thường xuyên phải ra sức cảnh giác, kịp thời làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của thế lực thù địch.

Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

- Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội có sự khác nhau,thái độ của các giáo hội, giáo sư, chức sắc tôn giáo cũng có sự thay đổi khác nhau.

- Cần có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo,mọi sự chủ quan, xem nhẹ, đều có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top