Spider_man
New member
- Xu
- 0
Quan hệ sản xuất - quan hệ sản xuất là gì - quan hệ sản xuất là gì và gồm những yếu tố nào - lực lượng sản xuất là gì quan hệ sản xuất là gì - quan hệ sản xuất thống trị là gì - quan hệ sản xuất tàn dư là gì - quan hệ sản xuất phong kiến là gì - quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
I Biện chứng giữa lực lượng sản xuất (PTSX) và quan hệ sản xuất (QHSX)
1.1 khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
1.1PTSX : là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất ở từng giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
- Mỗi xã hội được đặc tưng bằng một PTSX nhất định.
- PTSX đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội : Kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
- Sự thay thế kế tiếp nhau của các PTSX trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài ngưòi từ thấp đến cao.
- Trong sản xuất, con người có quan hệ : Một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên, tức là LLSX, mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức là quan hệ sản xuất. PTSX chính là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định với QHSX tương ứng.
1.2 LLSX : là toàn bộ các lực lượng đựoc con người sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất. LLSX biểu hiện quan hệ giữa người với người với giới tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình sản xuất, con người phải chinh phục giới tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình.
LLSX bao gồm : Con người (CN) và tư liệu sản xuất (TLSX)
* TLSX : bao gồm :
+Đối tượng lao động : một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất.
+ Tư liệu lao động : Công cụ lao động và kho tàng bến bãi, giao thông vận tải.
Trong TLLĐ, công cụ lao động không ngừng đựoc cải tiến, cho nên nó là yếu tố động nhất, cách mạng nhất. Chính sự cải tiến và hòan thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội.
*Con người: là yếu tố có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất. Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lươngj tích cực cải biến đối tượng lao động, khi chúng được kết hợp với lao động sống, đó chính là con người, với những kỹ năng, kỷ xảo, với trí tuệ và kinh nghiệm của mình. Hàm lượng trí tuệ trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện nay đã làm cho con người trở thành nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận.
1.3 QHSX: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Thể hiện qua 3 mặt : Quan hệ giữa ngưòi với người đối với việc sở hữu về TLSX, quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý, quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm.
Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ thứ nhất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những TLSX chủ yếu trong xã hội được giải quyết như thế nào.
Có 2 hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: Sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội.
II. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX:
LLSX và QHSX là hai m?t c?a PTSX, có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau hình thành nên quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Quy luật nàu vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự phát triển của LLSX. Đến lượt mình, QHSX tác động trở lại đối với LLSX. Khuynh hướng chung của SX là không nhừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là CCLĐ.
Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của CCLĐ, của ký thuật, trình độ kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động… Trình độ của LLSX gắn với tính chất của LLSX. Tính chất của LLSX : Khi SX còn trình độ thấp kém thì LLSX có tính chất cá nhân, khi SX đạt tới trình độ cơ khí hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì LLSX có tính xã hội hóa. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải thiện, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh xảo hơn, đồng thời kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ theo.
Như vậy, sự thay đổi của xã hội bao giờ cũng bắt đầu bằng sự thay đổi LLSX. Cùng với sự phát triển của LLSX, QHSX cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sự phù hợp đólà động lực làm cho LLSX phát triển mạnh mẽ.
QHSX phải tạo được điều kiện sử dụng và kết hợp tối ưu giữa TLSX và người lao động. Mở ra điều kiện thích hợp cho việc kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao động. Nhưng LLSX luôn luôn phát triển còn QHSX có xu hướng tương đối ổn định. Khi LLSX phát triển lên một trình độ mới, QHSX không còn phù hợp nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của nó sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của PTSX. Sự phát triển khách đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng một QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. Việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng QHSX mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một PTSX lỗi thời và sự ra đời của PTSX mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX lỗi thời là cơ sở khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội. Đây là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại “Quy luật QHSX phù hợp với trình độ PT của LLSX”. QHSX phù hợp với trình độ của LLSX lại trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho LLSX phát triển. QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Song tác động kìm hãm đó cũng chỉ có tính chất tạm thời, theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng QH cũng se phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sở dĩ QHSX có tác động trở lại mạnh mẽ với LLSX là vì nó qui định: Mục đích của SX, hệ thống quản lý của SX và quản lý xã hội, Phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Từ đó, nó sẽ tạo ra những điều kiện để kích thích việc cải tiến lao động và kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy LLSX phát triển. Thực tiễn đã cho thấy LLSX chỉ có thể phát triển khi có một QHSX hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nó. QHSX lạc hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo cũnhg sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX là quy luật chung nhất của sự phát triển XH. Sự tác động cảu quy luật này đã đưa xã hội loài ngưòi trải qua các PTSX khác nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua các PTSX, một số nước có thể bỏ qua hợc một số các PTSX để tiến lên PTSX mới cao hơn.