Quá trình thám hiểm Sao Hỏa

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
250px-Mars_Valles_Marineris.jpeg


Sao Hỏa hay Hỏa Tinh là hành tinh thứ tư gần Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái Đất. Sao Hỏa giống Trái Đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu khí quyển có mây, gió, bão cát, một ngày dài độ 24 giờ,... Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dầy nên nhiều người tin là có thể có sự sống ở đây. Vì sự hiện diện của nhiều lòng sông khô nên nhiều nhà khoa học chắc chắn rằng trong quá khứ đã có một thời nước chảy trên bề mặt của Sao Hỏa. Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên là Deimos và Phobos.

Tên của hành tinh này được đặt dựa vào nguyên tố hỏa của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 火星 (Hỏa tinh). Vì Sao Hỏa phản chiếu ánh sáng mầu đỏ, các văn hóa Tây phương dùng tên Mars của vị thần chiến tranh trong thần thoại La Mã để đặt tên cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Ares (Άρης). Ngoài ra Sao Hỏa cũng được nghiên cứu bởi nhiều nền văn hóa cổ khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Ả Rập...

Sao Hỏa cũng là nguồn gốc của nhiều truyện giả tưởng nói đến "người Sao Hỏa" và các giả thuyết khoa học như "kênh đào", sự hiện diện của nước ở thể lỏng và của sự sống trên Sao Hỏa. Trong khi "người sao Hỏa" cũng như các "kênh đào" đã được chứng nghiệm là không có, sự hiện diện của nước và của sự sống trên Sao Hỏa – nhất là dưới dạng của vi khuẩn – được một số nhà khoa học chấp nhận sau những khám phá vào năm 2004.





Đồng bằng sao Hỏa
Vùng Ares Vallis chụp bởi Mars Pathfinder
250px-PIA02405.jpg



Bề mặt của Sao Hỏa là một sự pha trộn giữa các dãy núi và các đồng bằng rộng lớn. Các đồng bằng tại bắc bán cầu được phủ dầy bằng một lớp bụi ôxít sắt nằm trên một lớp dung nham đông đặc. Trong khi đó các cao nguyên tại nam bán cầu thì đầy các hố lởm chởm. Nhìn từ Trái Đất, Sao Hỏa tựa như có hai vùng đất với độ phản chiếu ánh sáng khác nhau.

Những vùng sáng hơn thường là những bình nguyên phủ bởi bụi sắt rỉ và thường bị lầm tưởng là các châu hay các đảo lớn của hành tinh. Trái lại, những khu vực tối hơn, vì phản chiếu ít ánh sáng, bị lầm là các biển hay đại dương. Sự sai lầm này đã có ảnh hưởng trong việc đặt tên cho các vùng này.

120px-MarsTopoMap-PIA02031_modest.jpg



120px-Acidalia.jpg



120px-Arcadia_Planitia_-_topography_map.jpg



112px-Ice_on_Mars_Utopia_Planitia_%28PIA00571%29.jpg




Sao Hỏa có nhiều hồ băng lớn


Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter vừa phát hiện nhiều hồ băng khổng lồ bên dưới những lớp đá và dãy núi trên sao Hỏa. Chúng có thể là vết tích còn lại của những vỉa băng từng bao phủ hành tinh đỏ.
Hình ảnh một số hồ băng trên sao Hỏa do máy tính dựng lên dựa theo dữ liệu của radar trên tàu
Hình ảnh một số hồ băng trên sao Hỏa do máy tính dựng lên dựa theo dữ liệu của radar trên tàu Mars Reconnaissance Orbiter.
glacier7.jpg


Đây là những khu vực chứa nước lớn nhất bên ngoài hai cực của sao Hỏa. Phần lớn có đường kính vài chục km và độ sâu khoảng 800 mét. Một hồ có diện tích xấp xỉ 4.000 km vuông, tức gấp hơn 3 lần thành phố Los Angeles của Mỹ. Chúng có thể cung cấp nước hoặc nhiêu liệu tên lửa cho các chuyến thăm dò bằng tàu vũ trụ có người lái trên hành tinh đỏ trong tương lai.

“Nếu xây dựng một căn cứ trên sao Hỏa, bạn sẽ muốn đặt nó gần một nguồn nước lớn bởi vì bạn có thể làm mọi việc nhờ nước”, John Holt, chuyên gia về địa chất của các hành tinh của Đại học Texas (Mỹ), phát biểu.
Mars Reconnaissance Orbiter là một tàu thăm dò vũ trụ đa năng của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Nó được thiết kế để thăm dò và thám hiểm sao Hỏa từ quỹ đạo. Thiết bị trị giá 720 triệu USD này được phóng từ Trái đất vào ngày 12/8/2005 và tới quỹ đạo sao Hỏa vào ngày 10/3/2006.

Những hồ băng, có niên đại khoảng 200 triệu năm, có thể chôn vùi nhiều mảnh gene của những vi sinh vật từng xuất hiện sao Hỏa. Ngoài ra, những bóng khí dưới đó có thế tiết lộ cấu tạo bầu khí quyển của hành tinh đỏ.

Trước đây các nhà khoa học cho rằng những hồ băng chỉ tồn tại ở cực bắc và cực năm của sao Hỏa. Vì thế, sự tồn tại của những hồ băng lớn ở những vĩ độ giữa hành tinh đỏ là một phát hiện đáng chú ý. “Chúng là bằng chứng đáng chú ý về một quá trình thay đổi khí hậu quan trọng trên sao Hỏa liên quan tới những biến đổi ở đường xích đạo", John nhận định.

Giới khoa học muốn hiểu về quá trình thay đổi của nước trên sao Hỏa để trả lời câu hỏi: Liệu hành tinh đỏ từng có vi sinh vật hay một dạng sống nào đó hay không? Mặc dù hiện nay bề mặt sao Hỏa khô và bụi, song có nhiều bằng chứng cho thấy nó từng trải qua tình trạng ẩm ướt.
Orbits_of_Phobos_and_Deimos.gif



320px-F001.jpg
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top