Quá trình nhận thức khi đọc sách

wild_orchid

New member
Xu
0
Theo triết học Mac-Le thì nhận thức gồm 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Vậy khi đọc sách và lĩnh hội tri thức, chúng ta có trải qua cả 2 giai đoạn không? Cụ thể như thế nào?

Nếu coi tri thức cũng là một đối tượng cần được nhận thức, ví như một lý thuyết mới, một khái niệm mới cần tìm hiểu thì quá trình ta nhận thức được tri thức này cụ thể diễn ra như thế nào? Học hỏi từ sách vở có thể gọi là nhận thức với đối tượng là tri thức không?
 
Theo triết học Mac-Le thì nhận thức gồm 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Vậy khi đọc sách và lĩnh hội tri thức, chúng ta có trải qua cả 2 giai đoạn không? Cụ thể như thế nào?

Nếu coi tri thức cũng là một đối tượng cần được nhận thức, ví như một lý thuyết mới, một khái niệm mới cần tìm hiểu thì quá trình ta nhận thức được tri thức này cụ thể diễn ra như thế nào? Học hỏi từ sách vở có thể gọi là nhận thức với đối tượng là tri thức không?


Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) phản ánh một cách trực tiếp, cụ thể, sinh động, hời hợt những đặc điểm, tính chất bề ngoài của sự vật vào trong bộ óc con người, và được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) được nảy sinh từ nhận thức cảm tính. Nó phản ánh một cách gián tiếp, trừu tượng, khái quá, sâu sắc những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự vật vào trong bộ óc con người và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Nhận thức lý tính mang tính năng động, sáng tạo được tiến hành thông qua các phương pháp so sánh - đối chiếu, trừu tượng hóa - khái quát hóa, phân tích - tổng hợp..., và được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy luận.

Theo mình: Khi đọc sách, ban đầu ta chỉ có cảm nhận dễ, khó, hay dở, buồn vui…sau đó ta mới suy nghĩ, lí giải, so sánh những điều trong sách với những kiến thức ta đã có và rút ra bài học kinh nghiêm riêng cho mình. Vậy đọc sách cũng trải qua hai giai đoạn nhận thức.
 
Vâng, giải thích của bạn về giai đoạn cảm tính đúng là cái mình cần. Cảm thấy lý thuyết này có vẻ dễ hay khó hiểu, cuốn hút hay nhàm chán, ... Tuy nhiên mình cảm thấy là hình như đọc sách của mình chỉ dừng lại ở đấy, để sang giai đoạn 2 chắc là chuyển qua nghiên cứu rồi.
 
Các giai đoạn của nhận thức

Theo triết học Mac-Le thì nhận thức gồm 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Vậy khi đọc sách và lĩnh hội tri thức, chúng ta có trải qua cả 2 giai đoạn không? Cụ thể như thế nào?

Nếu coi tri thức cũng là một đối tượng cần được nhận thức, ví như một lý thuyết mới, một khái niệm mới cần tìm hiểu thì quá trình ta nhận thức được tri thức này cụ thể diễn ra như thế nào? Học hỏi từ sách vở có thể gọi là nhận thức với đối tượng là tri thức không?

Nhận thức bắt đầu từ hoạt động thực tiễn,qua hoạt động thực tiễn con người làm sự vật bộc lộ các đặc điểm tính chất của nó và tác động lên các giác quan của con người .Từ những tài liệu trực tiếp đó mà con người nhận thức vào chiều sâu trong tư duy rồi sẽ dần đi tiếp vào tầng sâu hơn là tình cảm niềm tin.Nhận thức phải qua giai đoạn chuyển hóa thành niềm tin thì mới làm con người vận dụng những hiểu biết của mình để đưa vào hoạt động thực tiễn,và từ hoạt động thực tiễn lại tiếp tục 1 chu kì nhận thức mới.
Hoạt động thực tiễn-cảm giác-tư duy trừu tượng-tình cảm niềm tin-hoạt động thực tiễn-...hoạt động thực tiễn là khâu quyết định nhất.

Nhận thức qua sách vở là nhận thức gián tiếp,bởi sách vở cũng là tài liệu rút ra từ quá trình nhận thức trước đó,sách vở cũng từ hoạt động thực tiễn mà ghi chép,phân tích tổng hợp lại mà thành.Tuy nhiên học qua sách vở giúp ta tiết kiệm được thời gian hơn bởi đã có sự kế thừa từ sách,không phải mất công làm lại từ các bước ban đầu,cũng giống như máy móc giảm bớt nặng nhọc cho công nhân thì sách vở giải phóng 1 phần sức lao động để tập trung hơn vào các bước cao hơn của nhận thức.
Có thể đúc kết các bước nhận thức khi học qua sách vở gồm:Những con chữ,hình ảnh,kí hiệu được phản ánh qua cơ quan cảm giác là mắt.Sau đó sẽ chuyển lên bộ não qua các dây thần kinh,lúc đầu bộ não sẽ ghi nhớ thông tin hình thành khái niệm,bước tiếp theo sẽ phân tích,tổng hợp vấn đề rút ra bản chất và kiến thức này sẽ được con người vận dụng vào hoạt động cụ thể.
Như vậy trong giáo dục,học tập cũng có 3 giai đoạn là học thuộc ghi nhớ (bước này thường dùng nhiều cho trẻ nhỏ),tiếp theo là hiểu sâu hơn về bản chất rút ra quy luật(bước này chính là giai đoạn nghiên cứu),cuối cùng là vận dụng sáng tạo kiến thức để lao động sản xuất,làm việc đây là giai đoạn cao nhất .
Vận dụng sáng tạo ngày càng được đề cao,nên nhiều nơi khi kiểm tra thi cử họ ra đề thi thiên về đào sâu trí thông minh sáng tạo,hoặc coi trọng sự hiểu biết sâu sắc nên kiểu học đề cao trí nhớ,biết nhiều được giải phóng bằng cách cho thí sinh sử dụng tài liệu vậy mà chưa chắc đã thi nổi đâu.
 
Mình nghĩ làm gì cũng vậy, bất kì điều, nếu chúng ta làm và chúng ta đề ra cho bản thân mình 1 mục tiêu, mình nghĩ chắc chắn các bạn sẽ đạt được, đọc sách cũng vậy mục tiêu ở mỗi người, ngẫm nghĩ và khám phá nhé!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top