• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Quá trình di cư của người Hoa vào Việt Nam

Trang Dimple

New member
Xu
38

Quá trình di cư của người Hoa vào Việt Nam


Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại xảy ra một hiện tượng



vừa mang tính xã hội, vừa thể hiện quá trình phát triển tộc người của các


dân tộc, đó là hiện tượng di dân. Có lẽ trong quá trình phát triển của mình,


không một quốc gia nào trên thế giới lại không xảy ra quá trình di dân với


những nguyên nhân chính trị - kinh tế- xã hội hết sức khác nhau. Những đợt


di dân thường xuyên với những thời gian và cường độ khác nhau đã làm


thay đổi lãnh thổ tộc người và cơ cấu dân cư, bức tranh văn hoá cũng xuất


hiện những gam màu khác nhau, một khi xảy ra những cuộc di dân lớn có


thể làm nảy sinh ra những cộng đồng tộc người mới với những lãnh thổ tộc


người cũng được tổ hợp lại. Cuộc di dân của người Thái về phương Nam đã


làm thay đổi cơ cấu tộc người và địa bàn cư trú của dân bản địa. Giữa cư


dân bản địa và cư dân mới đến đã diễn ra một quá trình giao lưu kinh tế,


văn hoá với nhiều nét đặc săc..


Việt Nam - một đất nước liền kề với Trung Quốc có đất đai phì


nhiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Thật khó xác định chính xác


những người Hoa đầu tiên đã đến Việt Nam từ bao giờ, nhưng sự hiện diện


của họ trên mảnh đất này đã ghi nhận cách đây trên 2000 năm. Đúng như


Raymon. S de Seaghet trong sách ”Người Hoa tại Việt Nam” đã viết: “Thật


khó xác định những người Hoa đầu tiên đến Việt Nam khi nào, nhưng tối


thiểu là từ hai nghìn năn nay rồi”. Vào thế kỷ thứ II TCN, một nhà


cai trị người Hoa đã thiết lập vương quốc Nam Việt. Khi vương quốc này


sụp đổ vào năm 111 TCN, vùng đất này trở thành một tỉnh của đế quốc


Trung Hoa. Tình trạng này kéo dài một ngàn năm, cũng theo Raymon. S de


Seaghet “Người Hoa tiếp tục di dân xuống phía Nam ngay cả khi Việt Nam


giành được độc lập vào năm 939, một nền độc lập được kéo dài liên tục,


ngoại trừ một giai đoạn ngắn dưới quyền cai trị của người Trung Hoa trong


những năm 1400, cho tới khi Pháp xâm chiếm nước này vào thập niên


1860”. Các dợt di dân lớn của người Hoa sang Việt Nam đã được ghi


lại trong sử sách của Trung Quốc và Việt Nam như ”Sử kí Tư Mã Thiên”,


“Hậu Hán thư”, “Hoài Nam Tử”, “Tam Quốc chí”, “Ngô Việt Xuân Thu”,


“Minh thực lục”,” Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử kí toàn thư”, “Lịch triều


hiến chương loại chí”, ”An Nam chí lược”, “Đại Nam thực lục tiền biên”...


Cuộc di dân lớn đầu tiên của người Hoa xuống phương Nam được


bắt đầu từ chính sách Nam tiến của các triều đại phong kiến Trung Quốc.


“Năm thứ 33 (214 TCN) Tần Thuỷ Hoàng sai tất cả bọn lang thang, vô


thừa nhận, bọn ăn không ngồi rồi và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương.


Ông lập ra các quận Quế Lâm (Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Đông) và


Quận Tượng (An Nam) và đầy những kẻ có tội đến ở đó để giữ”. “Khi Tần


Thuỷ Hoàng đã thôn tính thiên hạ và dẹp yên Dương Việt thì lập ra các


quận Quế Lâm, Nam Hải và Quận Tượng. Trong mười ba năm ông bắt bọn


côn đồ tù tội đem đến các nơi ở với dân Việt”. Hai đoạn trích trên


trong” Sử ký Tư Mã Thiên” cho thấy đoàn quân viễn chinh này không chỉ


có nhiệm vụ đánh chiếm đất, mà với thành phần cấu tạo của nó, nhà nước


phong kiến Trung Quốc đã có ý định chuẩn bị cho họ ở lại lâu dài trên


vùng đất mới chiếm.





Tiếp đó, vào cuối thế kỷ II TCN (năm 111 TCN), nước Âu Lạc của


người Việt bị nhà Hán chinh phục và bị sát nhập, trở thành quận, huyện của


đế quốc Hán. Từ thời điểm đó cho đến tận thế kỷ X, miền Bắc Việt Nam


ngày nảy trở thành một trong những nơi dừng chân trú ngụ của dân tị nạn,


những người di cư tự do và lính đồn trú Trung Hoa từ phương Bắc xuống.


Trong số những người di cư xuống phương Nam có cả tầng lớp thương gia


giàu có, quan lại, nho sĩ bất mãn với triều đình trong đó có cả nhà sư. Qua


nhiều thế hệ, một bộ phận trong số người di cư này đã kết hôn với người


bản địa và trở thành người địa phương thực thụ.


Theo các tài liệu lịch sử thì số người có gốc Hán cư trú trên đất Việt


Nam lúc đó lên tới hàng chục vạn người. Để dễ bề cai trị và phòng ngừa bất


trắc có thể làm tổn hại đén an ninh quốc gia, Ngô Quyền sau khi giành


được độc lập cho dân tộc (thế kỷ X) đã đưa trở lại Trung Hoa 87 ngàn


người Hán. Phần lớn trong số này là quan lại cai trị, binh lính và gia đình


của họ. Mặc dầu vậy, ở Việt Nam lúc đó có rất nhiều người Trung Hoa tự


nguyện ở lại Việt Nam sinh sống. Những người này được ghi vào sổ đinh


như những cư dân bản địa.


Từ thế kỷ X trở đi, dòng người Trung Hoa tiếp tục vào Việt Nam.


Giống như trước đây, dòng người Trung Hoa di cư rất đa dạng về thành


phần xã hội. Nhưng khác với giai đoạn hơn một nghìn năm Bắc thuộc, từ


thế kỷ thứ X Việt Nam ngày càng tiếp nhận nhiều hơn, quy mô lớn hơn


dòng người tị nạn Trung Hoa (đặc biệt là tị nạn chính trị) và dân di cư tự


do, trong đó có các thương nhân. Các nguồn thư tịch cổ Việt Nam ghi lại


rằng thời kỳ quân Nguyên Mông, tiến đánh Nam Tống và thiết lập ách cai


trị tại Trung Quốc (1279 – 1368) có hàng chục vạn người Hán phải chạy


lánh nạn ra nước ngoài. Chẳng hạn vào năm 1257, khi quân Nguyên tiến


vào Nam Tống, nhiều quan lại và binh lính Trung Hoa bỏ chạy sang nước


Đại Việt, trong số đó có Hoàng Vĩnh Mạc - một quan lại cấp cao của Nam


Tống. Vua Đại Việt lúc đó là Trần Thánh Tông đã cho phép các người tị


nạn này định cư tại Thăng Long.


Tương tự, vào năm 1276 khi Hàng Châu - thủ đô của Nam Tống thất


thủ thì làn sóng di cư của người Trung Hoa ra nước ngoài tăng cao hơn,


trong đó có 30 chiến thuyền của Nam Tống vượt biên bỏ chạy sang các


nước Đông Nam Á. Có nhiều tàu chiến đến Việt Nam để xin tị nạn, trong


đó thuyền của Đỗ Tôn, Trọng Trung và Tăng Uyên Tử. Nhà Trần đã chấp


nhận lời thỉnh cầu xin tị nạn của những người này và họ được phép định cư


tại kinh thành Thăng Long. Những người tị nạn Trung Hoa xuất thân từ


thành phần quan lại, tầng lớp trí thức được chính quyền nhà Tần đối đãi tử


tế và nhiều người trong số họ được trọng dụng, làm quan trong triều. Yếu


tố này đã làm cho một bộ phận người Trung Hoa di trú có điều kiện thuận


lợi để hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam.


Cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động đối với Đại


Việt và sự chiếm đóng của họ tại đây trong những năm 1418 – 1428


cũng tạo ra đợt di cư mới của người Trung Hoa. Cũng giống như các


cuộc hành quân cướp bóc và thôn tính trước đây, quân đồn trú Trung


Hoa được triển khai đông đảo ở những nơi chúng chiếm được và thực


hiện chính sách đồng hoá cao độ trong đó có việc tiêu huỷ các di sản văn


hoá của Đại Việt, gia tăng truyền bá văn hoá Hán và khuyến khích binh


lính kết hôn với người địa phương.


Sử sách có ghi lại rằng, sau khi ĐạiViệt đánh đưổi được quân Minh


xâm lược có rất nhiều binh lính Trung Hoa bị bắt làm tù binh không muốn


về nước, xin ở lại Việt Nam sinh sống. Một số khác thì không được phép trở


về Trung Hoa, những người này bị kiểm soát một cách gắt gao. Họ không


được thay đổi chỗ ở hoặc tự do đi lại nếu như không được phép của chính


quyền sở tại, và phải ăn mặc, sinh hoạt theo tập quán của người Việt. Đối


với những người Trung Hoa nhập cư nhưng là tầng lớp thương gia thì chính


quyền Lê Sơ lúc đó (1428 – 1592) cũng rất dè dặt với họ. Những người này


bị đánh thuế rất cao đối với các mặt hàng buôn bán của mình và không được


phép kinh doanh những mặt hàng như sách báo và các loại văn hoá phẩm


khác có xuất xứ từ Trung Quốc. Lê lợi, sau đó là Lê Thánh Tông, với mong


muốn củng cố nền độc lập chính trị với Trung Quốc, ngăn ngừa sự phá hoại


từ bên trong và củng cố bản sắc quốc gia, dân tộc Đại Việt nên đã đưa ra một


số chính sách khá khắt khe với người Trung Hoa di trú. Chính sách kiểm


duyệt gắt gao đối với kiều dân Trung Hoa dưới thời Hậu Lê dã góp phần hạn


chế dòng người Hoa di cư đổ vào Việt Nam, làm chậm qúa trình hình thành


cộng đồng người Hoa di trú như một thực thể tương đối ổn định, thường


xuyên trong cơ cấu xã hội ở Việt Nam ở thế kỷ XV – XVI.


Vào thế kỷ XVII, sự gia tăng một cách dòng người Trung Hoa di cư


ra nước ngoài đã tạo ra một bước ngoặt trong sự hình thành cộng đồng này


tại tại Việt Nam. Đó là sự sụp đổ của nhà Minh (Mãn Thanh lật đổ vào năm


1644). Nhằm đè bẹp những lực lượng chống đối trung thành với nhà Minh


và bình định những vùng đất còn lại, nhà Thanh trong những năm 70 – 80


của thế kỷ XVII đã mở những cuộc hành quân lớn vào các tỉnh phía Nam


Trung Quốc, nơi ẩn náu phần lớn toàn quân của nhà Minh. Để thoát khỏi bị


tiêu diệt, một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh đã chạy sang


các nước Đông Nam Á xin tị nạn, trong đó có Việt Nam.


Các thư tịch cổ Việt Nam đã ghi lại rằng vào tháng giêng năm 1679


có một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh gần 3000 người với


50 chiến thuyền do Dương Ngạn Dịch và Trần Thượng Xuyên chỉ huy vượt


biển chạy sang vùng đất Đàng Trong xin tị nạn. Chúa Nguyễn (lúc đó là


Nguyễn Phúc Tần) muốn sử dụng những người Trung Hoa di cư này để


khai khẩn đất hoang ở vùng đất phía Nam, nên đã đồng ý cho họ vào vùng


đất Đông Phố (ngày nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai)


sinh cơ lập nghiệp. Sau khi được phép định cư tại những địa phương trên,


họ đã lập nên những làng, phố kiểu Trung Hoa. Các chùa chiền, hội quán,


cơ sở chữa bệnh, giáo dục của họ lần lượt ra đời. Trong sử sách thường gọi


những người Trung Hoa di cư thế kỷ XVI – XVIII là Minh Hương. Nhờ


môi trường làm ăn thuận lợi nên khu vực này không những thu hút nhiều


người Trung Hoa di cư mới đến vùng Đông Phố, mà còn cả những khách


buôn người Arập, Nhật Bản, Ấn Độ và Châu Âu.


Từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII trở đi càng có thêm nhiều


người Trung Hoa nhập cư vào Việt Nam. Một trong số đó có nhóm dân tị


nạn chiến tranh do Mạc Cửu dẫn đầu gồm 400 người đến vùng đất Hà Tiên.


Họ cũng là tàn quân của nhà Minh, sau khi kháng chiến chống Thanh thất


bại tìm đường đến Đàng Trong xin cư trú chính trị. Chúa Nguyễn đã cho


phép những người này sinh cư lập nghiệp và trở thành thần dân của triều


đình. Năm 1708, chúa Nguyễn chấp nhận lời thỉnh cầu của Mạc Cửu cho


ông làm Thống đốc Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất (năm 1735), con của


ông là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha trị vì vùng đất này. Những người


Trung Hoa di trú tại đất Hà Tiên dưới sự lãnh đạo của dòng họ Mạc (đặc


biệt dưới thời Mạc Thiên Tích) đã xây thành, mở chợ, đúc tiền đồng, phát


triển thủ công mỹ nghệ và xây dựng trường học. Họ đã biên vùng đất Hà


Tiên thành một trong những trung tâm thương nghiệp và truyền bá văn hoá


Trung Hoa ở ĐÀng Trong Đại Việt và Campuchia ở thế kỷ XVIII.


Như vậy, từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, khắp ba miền Bắc –


Trung – Nam của Đại Việt đã hình thành nên các cộng đồng dân cư của


người Hoa di trú tương đối ổn định và có vai trò quan trọng trong cơ cấu


dân cư – dân tộc và kinh tế - xã hội của Đàng Trong. Từ thời điểm này trở


đi (cuối thế kỷ XVII), Nam Bộ - miền đất mới của Việt Nam trở thành nơi


thu hút phần lớn dân Trung Hoa nhập cư trên phạm vi cả nước. Cả làng ,


phố của người Hoa di trú được hình thành ở những trung tâm kinh tế, chính


trị và văn hoá của Việt Nam như ở Trấn Biên (Biên Hoà), Phiên Trấn (Gia


Định), Hà Tiên, Hội An, Thanh Hà (Huế), Phố Hiến, Thăng Long... Hầu


hết người trung Hoa di trú gọi làng, phố của mình là làng, phố Minh Hương


hay Thanh Hà. Từ thế kỷ XVII trở đi, những nơi có đông người Hoa sinh


sống trở nên sầm uất, thương mại và nghề thủ công phát triển nhanh. Và


cũng từ thời gian này, tầng lớp nhà buôn người Hoa tại Việt Nam bắt đầu


được hình thành và sau đó họ có vai trò quan trọng trong việc môi giới –


buôn bán giữa Việt Nam với nước Ngoài, giữa người sản xuất và tiêu dùng


của cư dân bản địa.




NGUỒN : SƯU TẦM
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top