Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Quả sấu Hà Nội
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 44983" data-attributes="member: 6"><p>Hương vị sấu</p><p> <strong>Quả sấu nhỏ, một món ẩm thực đơn giản, rất bình dân, nhưng vị chua thì đã thấm sâu vào trong hồn người Hà Nội, nên khi đi đến bất cứ nơi đâu, nghe tiếng gõ cửa của mùa hạ, họ chợt thảng thốt một hương vị rất xa rất gần: hương sấu… Cho thêm bát canh nước sấu nữa em ơi!</strong> </p><p> </p><p></p><p> </p><p> <em>- Đây cũng thêm bát nữa!</em></p><p></p><p>Mấy cô phục vụ quán cơm chạy đôn chạy đáo, nồi nước muống dầm sấu cạn khô. Anh khách giọng miền Trung than vãn: <em>"Tưởng chạy ra đây trốn được cái gió Lào, ai ngờ gió Lào trong nớ lại còn thổi ra tận Hà Nội"</em>. Anh "chơi" luôn một lúc 2 bát nước canh sấu khiến mấy người bạn "mất phần" cáu luôn: <em>"Đúng là cái thằng chặt to kho mặn".</em></p><p><em></em></p><p><em></em>Lại thêm một bàn giục về canh nước sấu. Bà chủ quán làu bàu: <em>"Ngày mai nếu trời còn nóng thế này thì sấu Hà Nội đâu có đơm quả cho kịp".</em> </p><p></p><p>Một người khách ở bàn bên cạnh buông một câu vu vơ: <em>-"Hình như nước mình mỗi Hà Nội là trồng sấu nhỉ?".</em></p><p></p><p></p><p> <p style="text-align: center"><img src="https://honglam.vn/upload/honglam/fck/image/quaSauHaNoi1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p> </p><p> <em>- Ai bảo thế, rừng Cúc Phương quê tôi rất nhiều những cây sấu trăm tuổi</em> - một người khách từ bàn khác lên tiếng. Được thể, anh làm luôn: <em>"Những cây sấu của Hà Nội có quê quán ở Ninh Bình đấy".</em></p><p></p><p>Thiện, người từng được gọi là "nhà sấu học" bởi anh rất am hiểu về loại cây này. Thiện thâm trầm ít nói kiểu kẻ sĩ Thăng Long, nhưng khi nghe chuyện sấu, dù chỉ ở một cái quán tạm cũng thấy "ngứa nghề": <em>"Anh nói không đúng rồi, cây sấu Hà Nội do người Pháp ươm và trồng để tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc Pháp ở Hà Nội từ cuối thế kỉ XIX".</em></p><p></p><p>Tại quán cà phê trưa hôm ấy, chúng tôi gọi nước sấu đá. Xung quanh, những đôi tình nhân hay những cặp hẹn hò cũng mỗi người một ly sấu. Thiện bắt đầu câu chuyện của một "nhà sấu học": Ngày xưa, những người phụ nữ đảm đang của Hà Nội, sau những ngày công việc tất bật vẫn có thời gian cho những việc vặt, và việc "vặt" nhất khi mùa hè đến là dầm sấu với đường lấy nước. </p><p></p><p>Nhịp sống hối hả hôm nay, những người vợ sau một ngày đi làm ở cơ quan về, tắm gội và làm đẹp, nghĩ đến nước sấu may ra chỉ đến các quán giải khát. Mà dầm sấu không khó: lấy quả sấu rửa sạch, gọt vỏ, tiện thành hình xoắn ốc, ngâm nước vôi ít phút cho sạch nhựa, chần qua nước sôi cho mềm. 1kg đường ứng với 3kg sấu, thả thêm ít gừng giã nhỏ, khoảng 3 đến 4 ngày là có thể có ly nước sấu chua chua, cay cay, ngọt ngọt rất quyến rũ. Trong cái nắng hầm hập, một ly nước sấu đá làm dịu da dịu thịt, chúng ta vừa uống nước lại vừa nhấm nháp quả sấu dầm.</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="https://honglam.vn/upload/honglam/fck/image/quaSauHaNoi2.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: left"> Vào hè, người Hà thành rất ít ngậm ô mai, trừ ô mai sấu. Ô mai sấu làm khá công phu: phơi khô quả sấu già, chín. Sau đó đem ngâm đường một ngày rồi đem đi ngâm muối và ủ với gừng giã nhỏ. Những công tử bột Hà Thành hay những tiểu thư lần đầu xa Hà Nội sợ say tàu xe, mẹ thường bỏ vào túi ít ô mai sấu ngậm chống say, chống gió độc.</p> <p style="text-align: left"></p> <p style="text-align: left"></p> <p style="text-align: left"></p> <p style="text-align: center"><img src="https://honglam.vn/upload/honglam/fck/image/thuongViSau1.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p><em>- Sấu Hà thành tập trung nhiều ở đường phố nào nhỉ?</em></p><p></p><p><em>- Nếu là sấu cổ thụ, thường ở phố Lý Nam Đế. Sấu thẳng và sung mãn, thì là ở đường Trần Phú. Nhưng đường phố hồ như chỉ có trồng sấu, là đường Phan Đình Phùng.</em></p><p></p><p><em>- Cậu có biết Hà Nội có bao nhiêu cây sấu không?</em></p><p><em></em></p><p><em>- Trước đây 10 năm, toàn thành phố có 1.475 cây, sau đó có 1 cây bị gió lớn đánh ngã, còn 1.474. Nay cũng chỉ còn gần 1.400.</em></p><p><em></em></p><p><em>- Tại sao cậu lại được bạn bè gọi đùa là "nhà sấu học"?</em></p><p><em></em></p><p><em>- Mình đọc trang văn Nguyễn Tuân, nhớ mãi hình ảnh những người lính Thủ đô với chùm lá ngụy trang bằng lá sấu, và trong số họ, có người chú ruột của mình. Và chú đã nằm lại chiến trường cùng với tuổi hai mươi mãi mãi...</em></p><p><em></em></p><p>Chúng tôi nhìn lại mình, hình như, tuổi hai mươi cũng đã đi qua chúng tôi tự bao giờ!</p><p></p><p>Còn một điều sau này Thiện mới kể, là tuổi thơ của anh gắn với những gốc sấu già. Ngày xưa, anh thường trèo me trèo sấu như một thú vui trẻ thơ và có cảm tình với một cô bé cùng khu phố. Cô bé ấy nhà rất nghèo, bố đi nước ngoài và lấy vợ luôn bên đó, người mẹ vì bệnh tật mà phải bán nhà và không biết mẹ con họ đã đi đâu về đâu. Không còn bạn trèo sấu, cứ thế anh để tuổi thơ trôi qua tầm tay, chỉ kịp giữ lại vị sấu chua mộc mạc và cảm thấy nao lòng mỗi khi tiếng ve râm ran đầu ngõ…</p><p></p><p>Chỉ thế thôi cũng đủ nhớ, đủ lặng người với bất cứ ai đã sống và yêu Hà Nội khi xa mảnh đất này.</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p> <strong>MonngonHanoi.com</strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 44983, member: 6"] Hương vị sấu [B]Quả sấu nhỏ, một món ẩm thực đơn giản, rất bình dân, nhưng vị chua thì đã thấm sâu vào trong hồn người Hà Nội, nên khi đi đến bất cứ nơi đâu, nghe tiếng gõ cửa của mùa hạ, họ chợt thảng thốt một hương vị rất xa rất gần: hương sấu… Cho thêm bát canh nước sấu nữa em ơi![/B] [I]- Đây cũng thêm bát nữa![/I] Mấy cô phục vụ quán cơm chạy đôn chạy đáo, nồi nước muống dầm sấu cạn khô. Anh khách giọng miền Trung than vãn: [I]"Tưởng chạy ra đây trốn được cái gió Lào, ai ngờ gió Lào trong nớ lại còn thổi ra tận Hà Nội"[/I]. Anh "chơi" luôn một lúc 2 bát nước canh sấu khiến mấy người bạn "mất phần" cáu luôn: [I]"Đúng là cái thằng chặt to kho mặn". [/I]Lại thêm một bàn giục về canh nước sấu. Bà chủ quán làu bàu: [I]"Ngày mai nếu trời còn nóng thế này thì sấu Hà Nội đâu có đơm quả cho kịp".[/I] Một người khách ở bàn bên cạnh buông một câu vu vơ: [I]-"Hình như nước mình mỗi Hà Nội là trồng sấu nhỉ?".[/I] [CENTER][IMG]https://honglam.vn/upload/honglam/fck/image/quaSauHaNoi1.jpg[/IMG] [/CENTER] [I]- Ai bảo thế, rừng Cúc Phương quê tôi rất nhiều những cây sấu trăm tuổi[/I] - một người khách từ bàn khác lên tiếng. Được thể, anh làm luôn: [I]"Những cây sấu của Hà Nội có quê quán ở Ninh Bình đấy".[/I] Thiện, người từng được gọi là "nhà sấu học" bởi anh rất am hiểu về loại cây này. Thiện thâm trầm ít nói kiểu kẻ sĩ Thăng Long, nhưng khi nghe chuyện sấu, dù chỉ ở một cái quán tạm cũng thấy "ngứa nghề": [I]"Anh nói không đúng rồi, cây sấu Hà Nội do người Pháp ươm và trồng để tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc Pháp ở Hà Nội từ cuối thế kỉ XIX".[/I] Tại quán cà phê trưa hôm ấy, chúng tôi gọi nước sấu đá. Xung quanh, những đôi tình nhân hay những cặp hẹn hò cũng mỗi người một ly sấu. Thiện bắt đầu câu chuyện của một "nhà sấu học": Ngày xưa, những người phụ nữ đảm đang của Hà Nội, sau những ngày công việc tất bật vẫn có thời gian cho những việc vặt, và việc "vặt" nhất khi mùa hè đến là dầm sấu với đường lấy nước. Nhịp sống hối hả hôm nay, những người vợ sau một ngày đi làm ở cơ quan về, tắm gội và làm đẹp, nghĩ đến nước sấu may ra chỉ đến các quán giải khát. Mà dầm sấu không khó: lấy quả sấu rửa sạch, gọt vỏ, tiện thành hình xoắn ốc, ngâm nước vôi ít phút cho sạch nhựa, chần qua nước sôi cho mềm. 1kg đường ứng với 3kg sấu, thả thêm ít gừng giã nhỏ, khoảng 3 đến 4 ngày là có thể có ly nước sấu chua chua, cay cay, ngọt ngọt rất quyến rũ. Trong cái nắng hầm hập, một ly nước sấu đá làm dịu da dịu thịt, chúng ta vừa uống nước lại vừa nhấm nháp quả sấu dầm. [CENTER][IMG]https://honglam.vn/upload/honglam/fck/image/quaSauHaNoi2.jpg[/IMG] [/CENTER] [LEFT] Vào hè, người Hà thành rất ít ngậm ô mai, trừ ô mai sấu. Ô mai sấu làm khá công phu: phơi khô quả sấu già, chín. Sau đó đem ngâm đường một ngày rồi đem đi ngâm muối và ủ với gừng giã nhỏ. Những công tử bột Hà Thành hay những tiểu thư lần đầu xa Hà Nội sợ say tàu xe, mẹ thường bỏ vào túi ít ô mai sấu ngậm chống say, chống gió độc. [/LEFT] [CENTER][IMG]https://honglam.vn/upload/honglam/fck/image/thuongViSau1.jpg[/IMG] [/CENTER] [I]- Sấu Hà thành tập trung nhiều ở đường phố nào nhỉ?[/I] [I]- Nếu là sấu cổ thụ, thường ở phố Lý Nam Đế. Sấu thẳng và sung mãn, thì là ở đường Trần Phú. Nhưng đường phố hồ như chỉ có trồng sấu, là đường Phan Đình Phùng.[/I] [I]- Cậu có biết Hà Nội có bao nhiêu cây sấu không? - Trước đây 10 năm, toàn thành phố có 1.475 cây, sau đó có 1 cây bị gió lớn đánh ngã, còn 1.474. Nay cũng chỉ còn gần 1.400. - Tại sao cậu lại được bạn bè gọi đùa là "nhà sấu học"? - Mình đọc trang văn Nguyễn Tuân, nhớ mãi hình ảnh những người lính Thủ đô với chùm lá ngụy trang bằng lá sấu, và trong số họ, có người chú ruột của mình. Và chú đã nằm lại chiến trường cùng với tuổi hai mươi mãi mãi... [/I] Chúng tôi nhìn lại mình, hình như, tuổi hai mươi cũng đã đi qua chúng tôi tự bao giờ! Còn một điều sau này Thiện mới kể, là tuổi thơ của anh gắn với những gốc sấu già. Ngày xưa, anh thường trèo me trèo sấu như một thú vui trẻ thơ và có cảm tình với một cô bé cùng khu phố. Cô bé ấy nhà rất nghèo, bố đi nước ngoài và lấy vợ luôn bên đó, người mẹ vì bệnh tật mà phải bán nhà và không biết mẹ con họ đã đi đâu về đâu. Không còn bạn trèo sấu, cứ thế anh để tuổi thơ trôi qua tầm tay, chỉ kịp giữ lại vị sấu chua mộc mạc và cảm thấy nao lòng mỗi khi tiếng ve râm ran đầu ngõ… Chỉ thế thôi cũng đủ nhớ, đủ lặng người với bất cứ ai đã sống và yêu Hà Nội khi xa mảnh đất này. [B]MonngonHanoi.com[/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Quả sấu Hà Nội
Top