Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
I. Thời kỳ qúa độ lên CNXH ở Việt Nam:
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac- LêNin về thời kỳ quá độ lên CNXH:
1.1. Quan điểm của C. Mác:
Trong lý luận về hình thái kinh tế xã hội của C. Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.
Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản( XHTB) để tìm ra quy luật vận động của nó - C. Mác và Ăngghen đều cho rằng: Phương thức sản xuất TBCN có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- C.Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: Sự tiến bộ lịch sử của chế độ tư bản, vai trò cực kỳ to lớn của nó trong việc phát triển sức sản xuất và xã hội hóa lao động. Đồng thời cũng chỉ ra những giới hạn tạm thời về mặt lịch sử của chế độ đó: " Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ TBCN của chúng nữa. Cái vỏ đó vỡ tung ra. Giờ tận số của chế độ TBCN đã điểm. Những kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt".
- Đồng thời C. Mac và Ăngghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng cơ bản của xã hội mới đó là:
+ Có lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao.
+ Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu.
+ Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
+ Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội.
+ Sự phân phối sảnphẩm bình đẳng.
+ Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay bị xóa bỏ...
Nhưng để xây dựng xã hội mới với những đặc trưng trên cần phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp ( giai đoạn đầu) và giai đoạn cao ( giai đoạn sau). Sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là CNXH, giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản.
Vận dụng học thuyết của C.Mác vào công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô trước đây, Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH với nội dung như sau:
1.2. Luận điểm của Lênin:
a. Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên CNXH đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển.
Như vậy Lênin đã khẳng định rằng thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan không chỉ các nước có nền kinh tế lạc hậu mà kể cả các nước có nền kinh tế phát triển (tức được hiểu rằng những nước đã kinh qua chế độ TBCN) và Lênin coi đó là một việc phải làm mà bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua.
- Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách sâu sắc triệt để toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới - xã hội XHCN. Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hôi mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của CNXH về các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế, kiến trúc thượng tầng.
- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ được qui định bởi đặc điểm ra đời, phát triển cách mạng vô sản và những đặc trưng kinh tế xã hội của CNXH.
b. Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ qúa độ là: sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của các giai cấp trong xa hội đã thay đổi một cách sâu sắc.
- Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần về khách quan và lâu dài có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
- Thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh" ai thắng ai" giữa CNXH và CNTB quyết liệt quanh co, khúc khuỷu phức tạp.
c. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN:
- Dự bấo của C. Mác:
- Phân tích tính chất và đặc điểm của CNTB trong thời kỳ tự do cạnh tranh Mác và Ăngghen đã rút ra kết luận: cách mạng cộng sản chủ nghĩa không thể xảy ra ở riêng một nước TBCN mà sẽ đồng loạt xảy ra trong tất cả các nước tư bản văn minh. Những dự báo trên là xuất phát từ điều kiện của CNTB đang ở thời kỳ tự do cạnh tranh, thời kỳ mà CNTB tương đối ổn định, các mâu thuẫn giữa các nước tư bản chưa đến mức gay gắt quyết liệt.
- Luận điểm của Lênin:
- Phát triển học thuyết của C. Mác trong thời kỳ mới, thời kỳ đế quốc chủ nghĩa Lênin đã xây dựng lý luận về chủ nghĩa đế quốc và đã phát hiện ra quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của CNTB và người đã rút ra kết luận quan trọng về khả năng thắng lợi của CNXH trước tiên ở một số nước hoặc ở một nước riêng lẻ, chứ không thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả các nước.
- Khi CNXH thắng lợi ở một nước thì nhân loại bắt đầu bước vào một thòi đại mới - thời đại qua độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện đo các nước lạc hậu có thể qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, nhưng phải các điều kiện bên trong và bên ngoài.
+ Điều kiện bên trong: Có ĐCS lãnh đạo và giành chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng CNXH.
+ Điều kiện bên ngoài: Có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản. (CMVS)
Tuy các nướclạc hậu có khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nhưng không phải là quá độ trực tiếp mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp thông qua chính sách "kinh tế mới"
Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn. ở nước ta khi bước vào thời kỳ đổi mới những quan điểm kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng chính sách kinh tế mới của Lênin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta.
2. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:
a. Tính tất yếu:
Vận dụng lý luận của Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam Đảng ta đã xác định: thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xây dựng CNXH dù điểm xuất phát ở trình độ cao hay thấp - vì vậy thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi vì:
- Một là: Phát triển theo con đường XHCN là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử: Loài người đã phát triển qua 5 hình thái kinh tế xã hội, sự biến đổi đó là một quá trình lịch sử tự nhiên, đều tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Hai là: Phát triển theo con đường CNXH không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại mà còn phù hợp với đặc điểm cách mạng Việt Nam
+ Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta đã xác định, cách mạng Việt Nam sẽ trải qua hai gia đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, và cách mạng XHCN, như vậy cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân gắn liền với cách mạng XHCN. Như vậy theo lý luận cách mạng không ngừng của Lênin thì cuộc cách mạng XHCN là cuộc cách mạng hợp lôgic, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc dân chủ được thực hiện triệt để.
b. Đặc điểm:
Nếu như thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu với mọi quốc gia đi lên CNXH. Nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia. Dặc điểm đó xác định nội dung, phương hướng, bước đi, biện pháp của thời kỳ quá độ ở mỗi nước.
- Đối với VIệt Nam: Cả hai giai đoạn 1954 khi miền Bắc quá độ lên CNXH và từ sau năm 1975 cá nước quá dộ lên CNXH thì đặc điểm là:
+ Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp.
+ Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh hậu quả để lại còn nặng nề.
+ Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều.
+ Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta
( Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH- Văn kiện Đại hội Đảng VII- 1991).
Như vậy, Đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ qua chế độ TBCN. Nhưng bỏ qua chế độ TBCN không phải là phủ định sạch trơn , đêm đói lập CNXH với CNTB, bỏ qua cả những cái "không thể bỏ qua" như đã từng xảy ra ở các nước XHCN trước đây. Quan điểm của Đại hội I X Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: " Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN; Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dứơi chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và cộng nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại"
Do vậy bỏ qua chế độ TBCN thưc chất là phát triển theo con đường " rút ngắn" quá trình đi lên CNXH. Nhưng rút ngắn khoong phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí coi thường quy luật. Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thức, bước đi thích hợp; Phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở CNTB không chỉ về LLSX, mà cả về QHSX, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng ( KTTT) .
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh, hiện đại. Để thực hiện được con đường đó, trong điều kiện kinh tế lạc hậu, nhưng nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá dộ lên CNXH, đó là khả năng khách quan và những tiền đề chủ quan ( xem giáo trình T193-194).
3. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diên xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những nhiệm vụ cơ bản là:
a. Phát triển LLSX, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH theo Lênin, là nền sản xuất đaị cơ khí ở trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân , kể cả trong nông nghiệp.
- Ngày nay, cơ sỏ vật chất của CNXH phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, bởi vì chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ coa mới tạo được năng suất lao động cao trong toàn bộ nề kinh tế quốc dân...
- Trong điều kiện của Việt Nam, qúa độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH do CNTB tạo ra. Do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ quá độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của CNXH ở Việt Nam.
- Đồng thời một nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực lượng sản xuất thực hiện CNH- HĐH là phát triển nguồn lực con người - lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế… Vì vậy phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam. Chính vì vậy, quan điểm của Đảng ta đã thể hiện rõ: coi phát triển giáo dục và đào tao, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH- HĐH, là "quốc sách hàng đầu" trong chiến lược phát triển đất nước.
b. Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN
- Xây dựng quan sản xuất mới XHCN là một việc làm lâu dài, thận trọng không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí được. Vì vậy xây dựng quan hệ snả xuất mới đinh hướng XHCN ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Một là: Quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất. "Bất kỳ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới".
+ Hai là: Quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, do đó quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ trên cả ba mặt đó.
+ Ba là: Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng XHCN là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Đồng thời trong thời kỳ quá độ nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lý cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
c. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.
- Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu qủa quan hệ kinh tế quốc tế.
+ Toàn cầu hóa kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tạo ra những thách thức và nguy cơ cần đề phòng khắc phục; mặt khác, tạo ra cho nước ta những cơ hội thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước theo con đường "rút ngắn". Đó là thu hút được các nguồn vốn từ bên ngoài, tiếp thu được những công nghệ hiện đại, kinh nghiệp quản lý tiên tiến...
Vì vậy để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế quóc tế phải nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, khai thác thị ttrường thế giới, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế với các tổ chức và quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, phải xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế quóc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thi tinh hóa văn hóa nhân loại.
II. Sở hữu về tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
1. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Sở hữu là một phạm trù kinh tế biểu hiện các quan hệ giã người với người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu. Sở hữu tư liệu sản xuất quy định mục đích của sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, phương thức quản lý, phân phối sản phẩm và cơ chế điều tiết chúng. Mỗi phương thức sản xuất có một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng
- Trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam có 3 loại hình sở huu cơ bản:
+ Sở hữu toàn dân.
+ Sở hữu tập thể.
+ Sở hữu tư nhân.
Mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở hữu ở nhiều mức độ chín muồi khác nhau. Các hình thức sở hữu TLSX tồn tại khách quan, lâu dài, đan xen nhau, từ đó mà hình thành nhiều thành phần kinh tê, nhiều tổ chức liên doanh, liên kết. Trong các hình htức sở hữu nói trên thì sở hữu công hữu những TLSX chủ yếu là nền tảng, là đặc trưng của CNXH.
2. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
a. Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần:
- Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chx với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Chúng cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần làđặc trưng trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan. Bới vì:
+ Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ như: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân... để lại chúng đang còn có tác dụng đối với sự phát triển LLSX.
+ Một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khác quan, có quan hệ với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Sự tồn tại nền nhiều thành phần kinh tế là một hiện tượng khách quan cho nên chúng đều có tác dụng tích cực đói với sự phát triển của LLSX. Những thành phần kinh tế đặc trưng cho PTSX cũ chỉ mất đi khi không còn tác dụng đối với sự phát triển LLSX.
Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá lên CNXH, suy cho dến cùng là do quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX quy định. Thời kỳ quá độ ở nước ta do trình độ LLSX còn thấp, lại phân bố không đều giữa các ngành, vùng, nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
- Vai trò của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan, mà còn là động lực thúc đẩy, kích thích sự phát triển LLSX xã hội. Bởi vì:
- Một là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của LLSX. Vì vì vậy nó có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Hai là: Nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, toạ tiền đề để đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trnạg độc quyền. Điều đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân…
- Ba là: Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những " cầu nối", " trạm trung gian" cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế dộ TBCN.
- Bốn là: Phát triên mạnh cá thành phần kinh tế à cùng với nó là các hình thức sản xuất kinh doanh là một nội dung co bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta.
- Năm là: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được nhiều lợi ích kinh tế cảu các giai cấp tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước: như sức lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý… Đồng thời cho phép khai thác kinh nghiệm tổ chức quản lý và khoa học, công nghệ mới trên thế giới
b. Cơ cấu các thành phân kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH:
- Trên cơ sở nguyên lý ba thành phần kinh tế chủ yếu mà Lênin đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ: kinh tế XHCN, kinh tế cuả những người sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân tùy hoàn cảnh cụ thể mà xác định cơ cấu thành phần cho phù hợp.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định có 5 thành phần:
+ Kinh tế Nhà nước
+ Kinh tế tập thể
+ Kinh tế tư nhân ( cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
+ Kinh tế tư bản Nhà nước
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Nội dung, vai trò của các thành phần kinh tế như sau
* Kinh tế Nhà nước
Kinh tế Nhà nước dựa trên chế độ ở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước...
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò được thể hiện:
Một là: Các doanh nghiệp Nhà nước giữ những vị trí then chốt ở những ngành, những lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng. Đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ,nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
Hai là: Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế, đồng thời nó hỗ trợ va lôi cuốn các thành phân kinh tế khác cùng phát triển theo đinh hướng XHCN.
Ba là: Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
* Kinh tế tập thể:
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp của xã viên. Phân phối theo kết quả lao động,theo vốn góp, mức độ tham gia dịch vụ. Tổ chức và họat động của HTX theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Nhà nước giúp đỡ HTX đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường...
* Kinh tế tư nhân: Là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm:
- Kinh tế cá thể tiểu chủ:
- Kinh tế tư bản tư nhân:
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy nhà nước khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi để nó hoạt động có hiệu quả.
* Kinh tế tư bản nhà nước:
Kinh tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước dưới hình thức hợp tác liên doanh. Thành phần kinh tê này có vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại thành phần kinh tế này là rất cần thiết, cần phát triển mạnh mẽ nó trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
* Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
c. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và định hướng XHCN của nền kinh tế nhiều thành phần.
- Mối quan hệ: Các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập mà đan xen vào nhau, tác động qua lại với nhau, mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và biểu hiện lợi ích của một giai cấp, tầng lớp xã hôi nhất định. Vì vậy, các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau:
+ Tính thống nhất:
Mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế nằm trong hệ thống phân công xã hội có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Các thành phần kinh tế đều hoạt động trong một môi trường thống nhất (các chính sách, pháp luật và sự quản lý vĩ mô của nhà nước...) đều là nội lực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Sự thống nhất không phải tự nhiên mà có mà phải trải qua hợp tác và đấu tranh, đấu tranh để hợp tác tốt hơn.
+ Mâu thuẫn: Các thành phần kinh tế mang bản chất kinh tế và quan hệ kinh tế khác nhau biểu hiện lợi ích kinh tế khác nhau, xu hướng vận động khác nhau. Hơn nữa trong bản thân mỗi thành phần kinh tế cũng lại có những mâu thuẫn (do sự vi phạm hợp đồng, lợi ích cục bộ, vi phạm bản quyền...) Những mâu thuẫn của nền kinh tế nhiều thành phần chỉ được giải quyết dần dần trong quá trình xã hội hhóa sản xuất theo định hướng XHCN.
- Định hướng XHCN nền kinh tế nhiều thành phần:
Để định hướng XHCN nền kinh tế nhiều thành phần cần phải:
+ Làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và nó cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khai thác tối đa các nguôn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; thừa nhận thuê mướn lao động nhưng không để nó trở thành quan hệ thống trị.
+ Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước; phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, không để chênh lệch quá lớn về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư; kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước phát triển.
(Theo Bài giảng KTCT)