Quá nuông chiều bản thân có phải là 1 dấu hiệu của cuộc khủng hoảng hiện sinh

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
Food, Sex, Drugs, and the Meaning of Life
Published on January 27, 2013 by Sherry Pagoto, Ph.D. in Shrink

Susan* đến gặp tôi để làm tham vấn, cô nói cân nặng và việc ăn uống của cô đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Cô 41 tuổi và nặng hơn 100 kg. Cô nặng 68 kg khi kết hôn cách đây 15 năm nhưng đã tăng cân với 4 lần mang thai và sau đó tiếp tục tăng cân. Cô tin là mình mắc chứng “nghiện thức ăn” vì nghĩ đến chuyện ăn uống gần như thường xuyên. Cô đổ lỗi cho điều này là do ở nhà suốt ngày và bị bao vây bởi thức ăn. Khi cô không có 1 món ăn hoặc 1 bữa quà vặt, cô suy nghĩ khi nào sẽ có món ăn tiếp theo. Cô nói nó không quá xấu đến nỗi cô không thể hoàn thành công việc hoặc nó chỉ là điều duy nhất mà cô suy nghĩ, nhưng thức ăn hiện diện trong tâm trí cô phần lớn thời gian. Cô thấy mình ăn ngay cả khi không đói. Khi tôi hỏi tại sao, cô nói “Tôi không biết. Nó có mùi vị ngon. Nó là điểm nổi bật nhất của 1 ngày của tôi.” Sau đó cô cảm thấy tội lỗi và xấu hổ rất nhiều theo sau những giai đoạn ăn uống quá mức. Cô có những giai đoạn ăn uống vô độ 2-3 lần 1 tháng, lúc đó cô ăn 1 lượng lớn thức ăn khi cô ở 1 mình. Cô cảm thấy có lỗi và mất kiểm soát khi những giai đoạn đó xảy ra. Cô so sánh mối quan hệ của cô với thức ăn như là có 1 “bí mật cuộc sống” và cô sẽ cảm thấy kinh khủng nếu chồng hoặc bạn bè biết được những gì cô đang làm. Chồng tin rằng cô đã rất nỗ lực để kiểm soát cân nặng và trấn an rằng những lần mang thai làm chậm quá trình trao đổi chất của cô. Cô cảm thấy cực kì có lỗi khi anh í không nhận ra thói quen của cô. Cô đã thử rất nhiều chế độ ăn kiêng nổi tiếng (Zone, Atkins, South Beach, Slim Fast, Jenny Craig). Cô tuân theo 1 chế độ ăn kiêng trong 1 vài tuần, đôi lúc ít hơn, nhưng sau đó không tránh khỏi quay trở lại với thói quen cũ của cô.

Có điều gì không ổn với Susan? Có phải là cô í không tìm được chế độ ăn kiêng phù hợp? Không có khả năng. Gốc rễ của vấn đề của Susan không nằm ở những thói quen ăn uống của cô; mà những thói quen ăn uống của cô là những hệ quả của vấn đề của cô. Vấn đề là cuộc sống của cô bị kiểm soát nặng nề bởi việc theo đuổi những khoái lạc cơ bản trước mắt và chúng ta cần tìm ra lí do tại sao.

Gần đây tôi đã đọc cuốn Man’s Search for Meaning của Viktor Frankl. Frankl, 1 nhà tâm lý trị liệu hiện sinh, gọi trường hợp như của Susan là “existential vacuum”. Frankl nói rằng existential vacuum tồn tại khi 1 người đang thiếu ý nghĩa đích thực trong cuộc sống. Trong sự thiếu vắng ý nghĩa thì cuộc sống của 1 người trở nên bị điều khiển bởi những thôi thúc cơ bản. Frankl nói rằng existential vacuum biểu lộ trong sự buồn chán, trầm cảm, lo lắng và/hoặc nghiện ngập. Trong cuốn sách của ông, ông tập trung vào làm thế nào mà sự bù trừ về tình dục thường là hệ quả của existential vacuum.

Frankl nói rằng nhiệm vụ này không thể hoàn thành chỉ thông qua sự tự xem xét nội tâm. Nó phải được hoàn thành thông qua kinh nghiệm. Ông đề xuất 3 kinh nghiệm 1) tạo ra 1 công việc hoặc giúp đỡ người khác; 2) trải nghiệm 1 điều gì đó chân thực, như thiên nhiên, văn hóa hoặc tình yêu với người khác và 3) tìm thấy ý nghĩa trong nỗi đau khổ của bạn.

Frankl cho rằng bạn có thể tìm thấy ý nghĩa trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kể nó thảm khốc như thế nào và tìm thấy ý nghĩa này là cần thiết để tìm thấy con đường của bạn trong cuộc sống, để tồn tại qua gian khổ và mất mát và đạt được sự bình an của tâm trí. Là 1 người sống sót từ 1 trại tập trung ở Auschwitz, ông đã quan sát thấy 1 mối kết nối ấn tượng giữa khả năng tìm thấy ý nghĩa của tù nhân và sự tồn tại của tù nhân. Frankl nhớ lại làm thế nào theo thời gian mà ông có thể dự đoán khi nào 1 trong những tù nhân trong trại tập trung sắp chết. Ông nhận thấy bất kì khi nào 1 tù nhân trao đổi khẩu phần bánh mì hằng ngày của anh ta để lấy 1 điếu thuốc lá, anh ta lúc nào cũng sẽ tự giết chết bản thân. Hành động đơn giản này cho thấy niềm vui, sự thỏa mãn trước mắt đã chiến thắng sự tồn tại và hy vọng, vì đối với người đó, cuộc sống đã mất hy vọng.

Tất cả những điều này không có ý cho rằng Susan không tìm thấy ý nghĩa trong việc làm mẹ, giáo dục những đứa con của cô, trong cuộc hôn nhân của cô hoặc trong những hoạt động cuộc sống. Cô có thể hoặc có thể không. Việc cô đang bị mắc kẹt trong existential vacuum chỉ đề xuất rằng cô cần tìm thấy ý nghĩa cao hơn cả trong cuộc sống và sự đau khổ của cô, và chỉ khi đó cô sẽ nhận thấy 1 sự dựa cậy giảm dần vào những khoái lạc cơ bản để vượt qua 1 ngày. 1 khả năng là cô bị mất ổn định do áp lực của những vai trò của cô quá nhiều đến nỗi cô mất kết nối với ý nghĩa của chúng hoàn toàn. Sự ám ảnh của cô với thức ăn là bằng chứng chắc chắn cho thấy cô đang không kết nối với những kinh nghiệm của cô. Giải pháp là không nhất thiết phải từ bỏ những vai trò đó, mà đúng hơn là khám phá những gì bị thiếu. Nó có thể là cái vai hiện tại của cô thiếu 1 sự theo đuổi đem lại cho cuộc sống của cô ý nghĩa lớn hơn hoặc cô đã đóng 1 cái vai không đem lại sự thỏa mãn và mục đích sống cho cuộc đời của cô mà ban đầu cô đã hy vọng. Không ai có thể nói cho Susan biết cái gì đang thiếu, mà cô phải khám phá nó thông qua sự tự khám phá của cô.

Làm thế nào bạn biết được là bạn đã tìm thấy ý nghĩa? Kết thúc trò chơi “tìm ý nghĩa” không phải là hạnh phúc mà nhiều khả năng là sự thiếu vắng của existential vacuum. Frankl không đánh đồng “ý nghĩa” với hạnh phúc hoặc thậm chí là thành công. Trong thực tế, ông thuyết phục mọi người tránh theo đuổi hạnh phúc và thành công, vì chúng là những hiệu ứng phụ của việc tìm thấy 1 cuộc đời đáng sống. Ông nói:

“Đừng hướng đến thành công- bạn càng nhắm đến nó và biến nó thành 1 mục tiêu, bạn sẽ càng không thấy nó. Đối với thành công, giống như hạnh phúc, không thể bị theo đuổi; nó phải xảy ra sau đó”.

Tôi tự hỏi liệu ý kiến này có thể áp dụng vào trường hợp theo đuổi việc giảm cân của Susan không. Có lẽ cô í không nên tập trung hoàn toàn vào việc giảm cân, mà thay vào đó nên tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống của cô và nó sẽ đem lại kết quả là 1 cơ thể khỏe mạnh?

Nếu bạn cảm thấy mình giống như trường hợp của Susan, tôi không tin là những cuốn sách ăn kiêng hoặc những nghiên cứu mới về dinh dưỡng sẽ giúp bạn. Hãy gạt những thứ đó sang 1 bên và thay vào đó suy nghĩ về những nguyên nhân, nguồn gốc của sự bất mãn của bạn. Mở rộng những kinh nghiệm của bạn để khám phá 1 cuộc sống phong phú hơn, nhiều đam mê hơn và có lẽ quan trọng nhất là nhìn thấy thách thức mà nỗi đau khổ của bạn đã đặt trước mặt bạn.

--------------------------------------------

*Khái niệm existential vacuum: hàm ý sự phù vân, nổi trôi và ngờ vực ý nghĩa sống ở đời. Như là sự hư ảo, vô vị của kiếp người. Hiện mình chưa tìm được từ thích hợp để dịch khái niệm trên.

*Susan là 1 thân chủ hư cấu dựa trên 1 sự tổng hợp nhiều thân chủ có những đặc điểm và sự nỗ lực giống nhau.

Tham khảo
Frankl, V. E. (1984). Man’s Search for Meaning: Revised and Updated. First Washington Square Press. New York, NY.

Nguồn: PsychologyToday

 
Càng than trách bản thân, càng nuông chiều chính mình thì sự thành công càng bị bó hẹp.

Ai trong chúng ta cũng có đôi lần bị sự ích kỉ lấn át. Đó là khi ta gặp phải những thử thách trong cuộc sống, thay vì cố gắng vượt qua, ta lại đổ lỗi cho hoàn cảnh và tự thương bản thân mình, chỉ biết ngồi lì một chỗ và chờ đợi cơ hội…

Bạn bị điểm thấp. Thay vì nhìn lại lỗi sai của mình, mỉm cười và rút kinh nghiệm ở lần sau, bạn lại bỏ bê bài vở cả tuần không thèm học với lí do…thiếu động lực.

Bạn thất bại trong tình cảm. Thay vì quên đi điều đó và tập trung vào thứ khác, bạn lại chìm trong u sầu và cho rằng mình không thể chịu đựng sự ê chề đó được.

Bạn muốn thành công. Thay vì nỗ lực hết mình, bạn không chịu đi học thêm ngoại ngữ, không tham dự các lớp kĩ năng, không tham gia các hoạt động cộng đồng…chỉ với lí do duy nhất: lười.

Và còn rất nhiều tình huống khác minh chứng cho việc nuông chiều bản thân quá mức của chúng ta — những người trẻ dư thừa cơ hội nhưng chẳng bao giờ biết nắm bắt một cách đúng lúc, kịp thời. Ta chỉ làm theo cảm xúc cá nhân và tự thu mình lại, cho rằng còn quá sớm để làm những việc “phí thời gian, tốn công sức”, chi bằng hãy nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, và vui chơi cho…đúng với tuổi trẻ của mình. Biết bao cơ hội ngang qua, biết bao thử thách thú vị, họ gạt bỏ tất cả bên ngoài. Họ cho rằng nên làm điều mình muốn chứ không làm điều mà người khác muốn. Nếu không thích học, thì sẽ không cần học. Nếu buồn, thì cứ thoải mái khóc từ ngày này sang ngày khác. Nếu chán đời, cứ việc trải nghiệm cảm giác đó, tự khiến bản thân trở nên cũ kĩ, tự ép mình đi theo lối mòn…

Biết bao lần bạn đã nuông chiều bản thân mình như những tình huống trên? Nhiều vô số kể. Chúng ta luôn yêu bản thân nhiều đến mức chúng ta quên mất rằng yêu thương không đúng cách góp phần gia tăng sự ỷ lại. Và rồi bạn tự “làm hư” chính mình. Mỗi khi bị vấp ngã, chính bạn cứ nằm ì một chỗ chờ người khác đưa bàn tay cho mình. Được trao cho nhiều cơ hội thuận lợi: những quyển sách kĩ năng bổ ích, những giờ học trên giảng đường, các buổi hội thảo liên quan đến tương lai nghề nghiệp, những mối quan hệ bạn bè rất ích lợi. Nhưng thay vì ta nắm bắt và nỗ lực hết mình để những cơ hội ấy biến thành bàn đạp lí tưởng cho sự thành công, cho khát vọng, cho một sự khởi đầu tốt đẹp…, ta lại nuông chiều bản thân mình: không đọc sách vì lười, không đi học vì còn thèm ngủ, đi dự hội thảo chán òm, giao lưu bạn bè nhiều làm gì trong khi ta chỉ cần người yêu là đủ…

Nếu bạn đang chán đời và thiếu ý chí, nguyên do cũng xuất phát từ việc bạn đã cho bản thân “nghỉ ngơi” quá nhiều, để rồi khi chạm nhẹ vào sóng gió thử thách, bạn đã chùn bước. Nếu thế thì muốn thành công, muốn có một tương lai sáng lạn thì rất khó. Những ai hay có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, yêu bản thân, đổ lỗi cho hoàn cảnh và không chịu cố gắng hết mình, thì mãi mãi cũng chỉ an phận ở một vị trí bình thường, trong một môi trường bình thường, với một mức lương bình thường. Không nghèo nhưng chẳng bao giờ dư dả. Và khi càng than trách bản thân, càng nuông chiều chính mình thì sự thành công càng bị bó hẹp.

Bạn ạ, đã đến lúc thật nghiêm khắc với chính mình rồi. Thay vì không làm những gì bạn không thích, hãy làm cả những công việc mà bạn cảm thấy nó chán chường vô cùng. Hãy cứ bỏ mất một buổi sáng chủ nhật được ngủ nướng để đi dạo công viên xem bạn thân vẽ tranh, hãy đi giữa buổi trưa nắng gắt chỉ để vào một quán café sách đọc ngấu nghiến những quyển hay ho thú vị, một buổi chiều ở nhà thì quá phí, sao không chịu đi thả diều và dành thời gian bên gia đình? Càng nghiêm khắc với bản thân, dần dà bạn sẽ được học hỏi được nhiều điều bổ ích, sự thành công đến vào những lúc tưởng chừng bạn không thể cố gắng được nữa… Sự nghiêm khắc đôi khi mang lại hiệu quả ngoài mong đợi, sự khác biệt sẽ được thấy rõ và bạn cảm thấy mình có ích trong cõi đời này
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top