• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Qua cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô.VN học tập đc gì?

ngocminh_1995

New member
Xu
0
Câu 1: Nêu tính chất, ý nghĩa, điểm hạn chế của cuộc duy tân Minh trị? Việt Nam học tập đc gì từ cuộc Duy Tân ấy.
Câu 2: Qua cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô. Việt Nam học tập được gì?
Câu 3: Vì sao trong năm 1917 diễn ra tới 2 cuộc chiến tranh ở Nga.
Câu 4: Vì sao cuộc CM tháng 2 là cuộc cách mạng tư sản kiểu mới
Câu 5: Ảnh hưởng của chính sách kinh tế mới (NEP) đến Việt Nam.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 4: Vì sao cuộc cách mạng tháng 2 là một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới?
Để giải quyết câu hỏi này ta cần phải quay lại khái niệm cách mạng tư sản. Thế nào là cách mạng tư sản?
- Là một cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sãn nắm quyền thống trị, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.. (trích Phan Ngọc Liên, Sổ tay kiến thức lịch sử-phần lịch sử thế giới, nxb Giáo Dục, 2004)
- Cuộc cách mạng tư sản tháng 2 diễn ra nhằm mục tiêu đánh đổ giai cấp phong kiến đã lỗi thời, với thành phần lãnh đạo là giai cấp vô sản, sau khi thắng lợi sẽ tiến lên chủ nghĩa XH. Như vậy so sánh và đối chiếu với khái niệm cách mạng tư sản ta thấy có sự khác nhau giữa thành phần lãnh đạo ( 1 bên là giai cấp tư sản, 1 bên là giai cấp vô sản) khác nhau về định hướng phát triển chính trị-XH ( 1 bên là đi lên tư bản chủ nghĩa, 1 bên đi lên chủ nghĩa xã hội) nhưng lại giống nhau về mục tiêu ( cùng hướng đến phá vỡ, tiêu giệt chế độ phong kiến)==> chính vì sự khác biệt và giống nhau này nên ta gọi cuộc cách mạng tháng 2 là một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới.
Đây là ý kiến của mình, xin được trao đổi thêm để làm rõ vấn đề hơn nữa!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 5: Ảnh hưởng của chính sách kinh tế mới (NEP) đến Việt Nam.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng, cơ chế thị trường tự do không phải là độc quyền của CNTB mà vẫn có thể hiện diện trong xã hội XHCN. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP), Lê-nin đã đưa ra hàng loạt các luận điểm cốt lõi làm cơ sở lý luận cho việc chấn hưng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Lê-nin nhấn mạnh sự cần thiết phải khắc phục nhận thức sai lầm của một số cán bộ Đảng và nhà nước cho rằng: CNXH và thị trường là hai vấn đề không thể dung hợp được, là những hiện tượng rất xa lạ với nhau và không có liên hệ gì với nhau. Trên thực tế, CNXH và kinh tế thị trường không những có thể mà còn cần thiết phải được kết hợp lại với nhau, bởi sự kết hợp ấy tạo khả năng xây dựng thành công CNXH.

Nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng kinh tế cơ bản của những nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ. Vấn đề đặt ra là, phải cải tạo xã hội chủ nghĩa như thế nào? “Chính việc thực hiện NEP ở nước Nga cho thấy sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu”. Trong cải tạo xã hội xã hội chủ nghĩa không thể nôn nóng xóa bỏ các thành phần kinh tế không phải của chủ nghĩa xã hội mà phải tuyệt đối tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, phải thông qua những bước trung gian và những hình thức quá độ. Tuy nhiên, việc phải qua những bước trung gian nào, sử dụng những hình thức quá độ nào, lại phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Đối với nước Nga, việc thực hiện chính sách thuế lương thực, sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước,... là một điển hình về thực hiện những bước trung gian, những hình thức quá độ để chuyển nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tác giả của NEP cũng nhấn mạnh, không được tự hạn chế ở chỗ đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội, vì như vậy là cách nhìn nhận siêu hình, máy móc.

Việc chuyển nền kinh tế từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang thực hiện NEP, đòi hỏi phải xác lập hệ thống biện pháp quản lý kinh tế cho phù hợp. V.I. Lê-nin đã chỉ rõ: “Chính sách kinh tế mới không thay đổi kế hoạch kinh tế thống nhất của nhà nước và không vượt ra ngoài giới hạn của kế hoạch đó, nhưng thay đổi biện pháp thực hiện kế hoạch đó”. Thực hiện phương châm này, NEP đã sử dụng một loạt biện pháp kinh tế đồng bộ thay cho các biện pháp hành chính thuần túy trước đây, như thay chế độ trưng thu, trưng mua lương thực bằng chính sách thuế lương thực; chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa và sử dụng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ; chuyển từ cơ chế quản lý tập trung đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp của Nhà nước sang cơ chế hạch toán theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Và, để tạo điều kiện cho thực hiện việc đổi mới quản lý đó, NEP đã đặt vấn đề phải ổn định tiền tệ, tổ chức lại hệ thống thương nghiệp, thực hiện dân chủ hóa quản lý kinh tế thông qua tổ chức các hội nghị sản xuất của công nhân, thực hiện chế độ phân phối theo lao động, công khai và dân chủ trong việc lựa chọn lãnh đạo, thực hiện quyền kiểm soát của công nhân...

Với những bài học kinh nghiệm trên, NEP đã có những đóng góp quan trọng vào lý luận mác-xít về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện ở những nước có nền kinh tế lạc hậu. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, sau khi V.I. Lê-nin mất không lâu, những người kế tục V.I. Lê-nin đã không nhận thấy sự đúng đắn, giá trị to lớn của NEP, áp dụng mô hình kinh tế - xã hội tập trung theo quan niệm chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội thay cho mô hình NEP. Và, mô hình kinh tế - xã hội tập trung không chỉ được áp dụng ở Liên Xô mà còn được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

-Đối với Việt Nam, nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư,... Vì vậy, những bài học kinh nghiệm của NEP có thể được áp dụng linh hoạt với Việt Nam. Hiện nay, công cuộc đổi mới ở nước ta còn thể hiện ở đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ là một nền kinh tế nhiều thành phần, đã được nhận thức từ Đại hội VI của Đảng, và tư tưởng này được các Đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng tiếp tục tái khẳng định, bổ sung và hoàn thiện với nhiều nội dung, biện pháp, chính sách mới, như giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khuyến khích phát triển và định hướng thành phần kinh tế tư nhân theo quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài...

-Vận dụng bài học kinh nghiệm của NEP, Đảng ta có sự đổi mới nhận thức về sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa trong thời kỳ quá độ, chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi liền với đó, Đảng ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, “Xóa bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”; đổi mới công tác kế hoạch; thực hiện hạch toán kinh doanh và giao quyền tự chủ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước; ổn định tiền tệ, khắc phục có hiệu quả lạm phát; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước...
-Sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của NEP đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Trong hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững.

-Từ những bài học kinh nghiệm của NEP và sự vận dụng thành công trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, có thể thấy, mặc dù ra đời cách đây gần 90 năm, nhưng NEP vẫn còn nguyên giá trị đối với cách mạng thế giới. Sự vận dụng NEP đòi hỏi phải sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, không dập khuôn, máy móc. Bảo vệ và tiếp tục bổ sung, phát triển NEP là nhiệm vụ quan trọng đặt ra hiện nay đối với phong trào cộng sản trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tế cũng sôi động và không ngừng phát triển.

Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền ấy tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Các chức năng của đồng tiền quốc gia như phương tiện trao đổi, thanh toán, cất trữ… chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia đó. Ra khỏi lãnh thổ quốc gia, đồng bản tệ phải thích nghi với những quy định và thông lệ quốc tế mới có tác dụng trao đổi.

Để bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ giá trị đồng tiền của mình trong giao lưu quốc tế, ngay từ những năm đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước Việt Nam đã ban hành chính sách quản lý ngoại hối phù hợp với đường lối phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cách mạng.

Từ tháng 9-1945 đến tháng 4-1946, chính phủ ta đã có biện pháp kiên quyết nhưng mềm dẻo chống lại tỷ giá kiểu "ăn cướp" của đồng Quan kim, Quốc tệ do quân đội Tưởng Giới Thạch đem vào miền Băc Việt Nam trong lúc phía đồng minh uỷ quyền họ vào giải giáp quân đội Nhật.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã có biện pháp đấu tranh tỷ giá, đấu tranh trận địa với tiền địch. Cuối cùng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ta đã quét sạch tiền Đông Dương ở những vùng mới giải phóng, thống nhất lưu hành giấy bạc Ngân hàng Việt Nam trên một nửa đất nước.

Sau khi miền Bắc được giải phóng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã đặt quan hệ vay nợ, nhận viện trợ và quan hệ thanh toán với các nước XHCN rồi mở rộng quan hệ ngoại hối với nhiều nước khác trên thế giới.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top