Dung lượng 10.000 mAh nhưng giá chỉ hơn... 400.000 đồng.ICTnews - Từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường pin sạc dự phòng trong nước bất ngờ xuất hiện nhiều loại với dung lượng từ 4.000 mAh cho tới hàng chục nghìn mAh nhưng giá bán chỉ… vài trăm nghìn đồng."Giá rẻ, dung lượng khủng"Với tính tiện dụng có thể mang theo người mọi lúc mọi nơi, cho phép cung cấp nguồn điện tức thời cho smartphone, tablet và thậm chí là cả laptop, netbook nên pin sạc dự phòng đang ngày càng phát triển tại thị trường trong nước.Nếu như tại thời điểm cách đây khoảng 1 năm, thị trường chỉ có 6 - 7 thương hiệu thì nay đã xuất hiện tới ngót 15 loại khác nhau như Mili Power, Yoobao, Pisen, Elecom rồi Cager, Huyndai, Pineng, Hame… cùng hàng loạt sản phẩm khác không có tên tuổi (thường được giới kinh doanh gọi là sản phẩm “No name” - PV) hay loại xuất hiện với cái tên chỉ đơn giản là những ký hiệu dạng như KB, GG, W66… xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, dung lượng từ 1.200 mAh - 18.000 mAh.Tuy nhiên, đáng chú ý là ngay từ cuối năm 2012 tới nay, khảo sát của ICTnews cho thấy loại sản phẩm được quảng cáo là “công suất khủng” giá bán rẻ “giật mình” bỗng xuất hiện liên tiếp. Ví dụ, loại pin có tên như “TBS” dung lượng 2.600 mAh giá 220.000 đồng, “Q2” dung lượng 4.200 mAh giá chỉ 320.000 - 340.000 đồng, thậm chí loại Cager dung lượng được quảng cáo là 5.000 mAh nhưng được bán ra thị trường chỉ với giá 340.000 đồng…Ở phân khúc dung lượng từ 1.000 mAh trở lên thì khoảng 1 tháng nay, một vài doanh nghiệp đang rao bán sản phẩm pin sạc dự phòng không thương hiệu, dung lượng lý thuyết được công bố ngoài vỏ sản phẩm lên tới 10.000 mAh nhưng giá bán chỉ từ 850.000 - 1 triệu đồng, bảo hành 12 tháng ngay tại nơi bán.Và “đỉnh điểm gây sốc” của câu chuyện pin sạc dự phòng giá rẻ là sản phẩm như Cager dung lượng 10.000 mAh nhưng hiện chỉ có giá bán 450.000 đồng.Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm công nghệ cũng chỉ tập trung đẩy mạnh việc kinh doanh mặt hàng phụ kiện pin sạc dự phòng “giá siêu rẻ” cho smartphone, tablet. Như tại một số cửa hàng của Thế giới di động tại Hà Nội, qua tìm hiểu của ICTnews, khi khách hàng có nhu cầu mua smartphone, họ sẽ được nhân viên tại các hệ thống kinh doanh này tư vấn và mời chào mua pin sạc dự phòng.
Nhiều của hàng điện thoại chỉ nhập loại "siêu rẻ" để bán.
“Tại Thế giới di động, khi tôi mới hỏi mua chiếc điện thoại HTC One V thì nhân viên tại đây đã mời tôi ngồi xem và tư vấn mua thêm loại pin sạc dự phòng có tên “KFL” dung lượng 4.000 mAh với giá hơn 300.000 đồng”, anh Quang, một khách hàng của Thế giới di động trên phố Bạch Mai (Hà Nội) nói."Cuộc chiến" sẽ ngày càng quyết liệtViệc các sản phẩm pin sạc dự phòng “giá siêu rẻ, dung lượng khủng” đổ về Việt Nam ồ ạt như đề cập ở trên khiến nhiều người dùng smartphone, tablet chỉ phải bỏ ra một chi phí rất nhỏ để không phải quá lo lắng chuyện pin hết giữa chừng, bị gián đoạn liên lạc trong công việc.Tuy nhiên, theo những người tiêu dùng có kinh nghiệm và cả giới kỹ thuật, thì trước thực tế “cơn lốc” sản phẩm giá rẻ, dung lượng “khủng” đang có sự chênh lệch quá lớn về giá bán như vậy, khách hàng cần thận trọng trong mua sắm để có thể bảo vệ được chất lượng lâu dài của chiếc smartphone, tablet.Nếu so với một số thương hiệu pin sạc dự phòng đang tạo được uy tín nhất định tại thị trường Việt Nam (như Mili Power) thì giá bán đang có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ loại dung lượng 4.000 mAh của Mili giá bán đã là 2 triệu đồng, còn loại 8.000 mAh vào khoảng 4 triệu đồng - tức là, dù cùng dung lượng nhưng giá bán của các thương hiệu khác thấp hàng chục lần.“Tôi đang sử dụng chiếc iPhone 4S, cho dù trên thị trường đang bán nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng nỗi lo về vấn đề như dung lượng thực của pin trôi nổi không được như công bố trên nhãn mác sản phẩm, sử dụng nhanh hết pin kể cả khi dùng ít, dễ làm "chai" pin của thiết bị… khiến cho tôi vẫn lựa chọn loại có uy tín, cho dù giá bán có cao hơn”, một khách hàng tại FPT Shop Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhận định.Trao đổi với ICTnews, đại diện Techcity, nhà phân phối thương hiệu Mili Power tại thị trường Việt Nam thì tuy giá bán có sự chênh lệch nhưng các sản phẩm của Mili Power vẫn có lượng khách hàng ổn định là những người sử dụng smartphone, tablet có kinh nghiệm, “kỹ tính” trong việc lựa chọn sản phẩm pin sạc dự phòng.Smartphone và tablet đang ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam. Theo đánh giá của IDC trong quý 3/2012, lượng smartphone tại Việt Nam đã tăng 83% so với cùng kỳ năm 2011. Số liệu mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường di động Flurry (Mỹ) còn cho thấy, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới (sau Colombia) về tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone, tablet chạy Android và iOS trong năm 2012 với tốc độ đạt 266%.Chính vì thế, giới kinh doanh đánh giá ngay từ năm 2013, thị trường smartphone, tablet cũng sẽ là cơ hội tiềm năng để thị trường pin sạc dự phòng tại Việt Nam phát triển với nhiều doanh nghiệp kinh doanh phụ kiện nhảy vào “tham chiến”, cạnh tranh quyết liệt ở phân khúc từ bình dân giá rẻ cho tới trung và cao cấp.
Nhiều của hàng điện thoại chỉ nhập loại "siêu rẻ" để bán.
“Tại Thế giới di động, khi tôi mới hỏi mua chiếc điện thoại HTC One V thì nhân viên tại đây đã mời tôi ngồi xem và tư vấn mua thêm loại pin sạc dự phòng có tên “KFL” dung lượng 4.000 mAh với giá hơn 300.000 đồng”, anh Quang, một khách hàng của Thế giới di động trên phố Bạch Mai (Hà Nội) nói."Cuộc chiến" sẽ ngày càng quyết liệtViệc các sản phẩm pin sạc dự phòng “giá siêu rẻ, dung lượng khủng” đổ về Việt Nam ồ ạt như đề cập ở trên khiến nhiều người dùng smartphone, tablet chỉ phải bỏ ra một chi phí rất nhỏ để không phải quá lo lắng chuyện pin hết giữa chừng, bị gián đoạn liên lạc trong công việc.Tuy nhiên, theo những người tiêu dùng có kinh nghiệm và cả giới kỹ thuật, thì trước thực tế “cơn lốc” sản phẩm giá rẻ, dung lượng “khủng” đang có sự chênh lệch quá lớn về giá bán như vậy, khách hàng cần thận trọng trong mua sắm để có thể bảo vệ được chất lượng lâu dài của chiếc smartphone, tablet.Nếu so với một số thương hiệu pin sạc dự phòng đang tạo được uy tín nhất định tại thị trường Việt Nam (như Mili Power) thì giá bán đang có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ loại dung lượng 4.000 mAh của Mili giá bán đã là 2 triệu đồng, còn loại 8.000 mAh vào khoảng 4 triệu đồng - tức là, dù cùng dung lượng nhưng giá bán của các thương hiệu khác thấp hàng chục lần.“Tôi đang sử dụng chiếc iPhone 4S, cho dù trên thị trường đang bán nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng nỗi lo về vấn đề như dung lượng thực của pin trôi nổi không được như công bố trên nhãn mác sản phẩm, sử dụng nhanh hết pin kể cả khi dùng ít, dễ làm "chai" pin của thiết bị… khiến cho tôi vẫn lựa chọn loại có uy tín, cho dù giá bán có cao hơn”, một khách hàng tại FPT Shop Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhận định.Trao đổi với ICTnews, đại diện Techcity, nhà phân phối thương hiệu Mili Power tại thị trường Việt Nam thì tuy giá bán có sự chênh lệch nhưng các sản phẩm của Mili Power vẫn có lượng khách hàng ổn định là những người sử dụng smartphone, tablet có kinh nghiệm, “kỹ tính” trong việc lựa chọn sản phẩm pin sạc dự phòng.Smartphone và tablet đang ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam. Theo đánh giá của IDC trong quý 3/2012, lượng smartphone tại Việt Nam đã tăng 83% so với cùng kỳ năm 2011. Số liệu mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường di động Flurry (Mỹ) còn cho thấy, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới (sau Colombia) về tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone, tablet chạy Android và iOS trong năm 2012 với tốc độ đạt 266%.Chính vì thế, giới kinh doanh đánh giá ngay từ năm 2013, thị trường smartphone, tablet cũng sẽ là cơ hội tiềm năng để thị trường pin sạc dự phòng tại Việt Nam phát triển với nhiều doanh nghiệp kinh doanh phụ kiện nhảy vào “tham chiến”, cạnh tranh quyết liệt ở phân khúc từ bình dân giá rẻ cho tới trung và cao cấp.
Theo ICTNews