Phương pháp nối cốt thép cơ khí

  • Thread starter Thread starter vova
  • Ngày gửi Ngày gửi

vova

New member
Xu
0
PHƯƠNG PHÁP NỐI CỐT THÉP CƠ KHÍ



* PHƯƠNG PHÁP NỐI CHỒNG

Trong nhiều năm qua, phương pháp nối cốt thép truyền thống là chồng hai thanh cốt thép song song nhau với một độ dày nhất định và liên kết lại bằng hàn hoặc buộc.Thường gọi là phương pháp nối chồng. ( Lap Splice )

a>. Đặc điểm của nối chồng

- Việc truyền lực trong cốt thép bị gián đoạn và truyền gián tiếp qua bê tông
- Ứng suất đàn hồi càng lớn thì chiều dài nối chồng càng cao
- Chu trình chịu lực không tốt
- Phải tăng cường cốt thép để tránh nứt cho bê tông

b>. Hạn chế trong thiết kế


- Mối nối chồng không được phép sử dụng tại một số vị trí trong kết cấu
- Chiều dài nối chồng của cốt thép khi chịu kéo lớn hơn khi chiụ cắt ( với cùng loại cốt thép)
- Việc nối chồng làm tưng gấp đôi diện tích cốt thép tại vị trí nối, dễ gây nghẽn cốt liệu khi đổ bê tông
- Việc nối chồng gây ra hiện tượng dày đặc cốt thép tại vị trí mối nối

c>. Các chi phí tiềm ẩn

- Đường kính cốt thép càng lớn thì chiều dài mối nối càng lớn
- Cường độ bê tông càng thấp, đoạn nối chồng càng dài
- Mất thời gian tính toán, dễ tính sai, tính thừa
- Hư hỏng bê tông do thiết kế mối nối cốt thép không đúng

* PHƯƠNG PHÁP NỐI CƠ KHÍ

Là phương pháp sử dụng các cút nối ren trong (Coupler) hoặc ống nối măng sông (sleever) để liên kết hai thanh cốt thép bằng rem hoặc dập ép.

a.> Sự tin tưởng

- Hoạt động như một thanh liên tục
- Cường độ mối nối không phụ thuộc vào chất lượng bê tông
- Hiệu quả mối nối không phụ thuộc vào điều kiện bê tông
- Cường độ chịu lực lớn hơn
- Chu trình chịu lực tốt
- Đảm bảo về lực trước các tải trọng đặc biệt như động đất, lắc...

b.> Linh hoạt trong thiết kế

- Giảm tiết diện cốt thép tại vị trí nối
- Cải thiện tỷ lệ thép/bê tông

d.> Tính tiết kiệm


- Không yêu cầu kỹ thuật đặcà biệt giảm chi phí nhân công

- Đẩy nhanh tiến độ thi công à giảm chi phí và nâng cao hiệu suất công việc
- Giảm chi phí vật liệu

e.> Hiệu quả kinh tế

- Giảm cốt thép so với phương pháp nối chồng
- Gia công nhanh, không cần kỹ thuật đặc biệt
- Tối ưu hoá chi phí thiết kế, thi công
- Tăng tỷ xuất lợi nhuận

f.> Tuổi thọ

- Hiện tượng gỉ làm tăng kích thước cốt thép, là nguyên nhân của việc nứt vỡ lớp vỏ bê tông. Phương pháp nối chồng dựa trên sự kết dính giữa bê tông và cốt thép để đạt được cường độ. Vì vậy khi bê tông bị xuống cấp mối nối sẽ hỏng.
- Với cút nối cơ khí, sự đồng nhất vẫn được đảm bảo ngay cả khi lớp bê tông bị hỏng bởi vì cút nối cơ khí hoạt động như một thanh thép liền.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top