Bạn đã đọc các truyện trinh thám như "Sherlock Holmes" hay "Phía sau nghi can X",... đều biết về cách thức nhận ra tội phạm. Như nhận diện ra hung thủ Ishigama trong "Phía sau nghi can X" là điều vô cùng khó nhằn, phía cảnh sát không thể nhận ra được một thiên tài ẩn dật. Nhưng có những phương pháp mà cuối cùng hung thủ lộ diện. Tâm lí học tội phạm có những phương pháp nghiên cứu. Để tìm hiểu thêm về nó, có những phương pháp nào phục vụ cho ngành học hoặc sở thích tìm hiểu của bạn. Thì dưới đây, là một bài viết về phương pháp nghiên cứu tâm lý học tội phạm gửi đến bạn đọc.
Bạn đã đọc các truyện trinh thám như "Sherlock Holmes" hay "Phía sau nghi can X",... đều biết về cách thức nhận ra tội phạm. Như nhận diện ra hung thủ Ishigama trong "Phía sau nghi can X" là điều vô cùng khó nhằn, phía cảnh sát không thể nhận ra được một thiên tài ẩn dật. Nhưng có những phương pháp mà cuối cùng hung thủ lộ diện. Tâm lí học tội phạm có những phương pháp nghiên cứu. Để tìm hiểu thêm về nó, có những phương pháp nào phục vụ cho ngành học hoặc sở thích tìm hiểu của bạn. Thì dưới đây, là một bài viết về phương pháp nghiên cứu tâm lý học tội phạm gửi đến bạn đọc.
Ảnh: Sưu tầm
1. Phương pháp quan sát
– Là sự tri giác có chủ định các biểu hiện bề ngoài của con người để nhận xét, phán đoán các đặc điểm tâm lý của họ– Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong hoạt động tố tụng, VD quan sát các biểu cảm trên nét mặt của bị cáo và các hành vi của họ, Hội đồng xét xử có thể phán đoán thái độ của họ đối với hành vi mà họ đã thực hiện
– Đặc điểm:
+ chủ thể tiến hành quan sát cũng có thể trở thành đối tượng bị quan sát. VD khi điều tra viên quan sát đối tượng thì đối tượng cũng quan sát lại điều tra viên
+ việc sử dụng phương pháp quan sát có thể gặp những trở ngại nhất định, vì đối tượng của quan sát có thế có những động tác giả để che đậy nội tâm của mình. VD 1 bị cáo tại phiên tòa có thể khóc nức nở và thể hiện sự hối hận 1 cách rất “nghệ thuật” mặc dù thật tâm không hề hối hận
+ điều kiện của hoạt động tư pháp có thể gây ra những tác động lớn đối với tâm tý của các chủ thể tham gia, vì vậy tâm lý của họ thường bộc lộ dưới rất nhiều sắc thái khác nhau
2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân
– Là phương pháp thu thập thông tin về người phạm tội bằng cách trưng cầu ý kiến miệng– Hai hình thức phổ biến nhất của phỏng vấn là :
+ phỏng vấn tự do: không tuyên bố chủ đề và hình thức đàm thoại
+ phỏng vấn chuẩn mực hóa: gần giống với điều tra bằng bảng câu hỏi
– Khi tiến hành phỏng vấn cần chú ý:
+ người tiến hành phỏng vấn nên đưa ra những câu hỏi rành mạch, rõ ràng
+ trong trường hợp cần thiết cần tạo ra 1 không khí thẳng thắn và tin tưởng để tranh thủ sự hợp tác của những người được hỏi
3. Phương pháp thực nghiệm
– Là phương pháp mà chủ thể chủ động tạo ra tình huống nhằm làm xuất hiện ở đối tượng những hiện tượng tâm lý cần quan tâm, tiến hành đo đạc, định lượng chúng 1 cách khách quan– Có nhiều loại thực nghiệm:
+ thực nghiệm tự nhiên: là thực nghiệm dựa vào những điều kiện hoàn cảnh trong cuộc sống và hoạt động của đối tượng. Trong hoạt động tố tụng thì các thực nghiệm chủ yếu là thực nghiệm tự nhiên, VD thực nghiệm diễn lại hành động,
+ thực nghiệm giáo dục: nhằm phát triển, rèn luyện hoặc uốn nắn những phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng. Thường được sử dụng trong quá trình giam giữ cải tạo phạm nhân
+ thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý nhất định, được tiến hành trong những phòng được bố trí đặc biệt với máy móc, thiết bị tinh vi
– Trong thực tế thường thực hiện thực nghiệm nhiều lần và phối hợp với các phương pháp khác
4. Phương pháp điều tra bảng hỏi cá nhân
– Là phương pháp dùng 1 bảng câu hỏi chung cho 1 số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về 1 vấn đề nào đó– Sử dụng phương pháp này có thể trong 1 thời gian ngắn thu thập được ý kiến của nhiều người, nhưng là ý kiến chủ quan. Do đó để có được thông tin có giá trị thì cần soạn kỹ bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời.
– Dựa vào phiếu điều tra sẽ giúp nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội cụ thể và đặc điểm nhân cách của người phạm tội.
5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
– Là việc dựa vào phân tích kết quả, sản phẩm hoạt động có thể rút ra những kết quả luận về tâm lý nhân cách của người đã làm ra sản phẩm đó. Chẳng hạn thông qua bài thi của 1 học viên mà phán đoán 1 số nét về tâm lý của họ như: thái độ đối với môn học, hiểu biết xã hội, khả năng tư duy, …– Trong hoạt động tố tụng, khi phân tích đánh giá những dấu vết phát hiện được trên hiện trường, công cụ phạm tội, hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra, … ta có thể xác định được động cơ, mục đích, diễn biến hành vi, ý chí, thói quen, trạng thái tâm lý của cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Ở một số nước, các chuyên gia tội phạm đã căn cứ vào cách thức thực hiện hành vi phạm tội, các dấu vết của hành vi, … mà xây dựng chân dung tâm lý của đối tượng phạm tội
6. Phương pháp trắc nghiệm
– Là phương pháp chẩn đoán tâm lý, có sử dụng những câu hỏi và bài tập được chuẩn hóa (các test) theo những thang nhất định– Trắc nhiệm cho phép với độ chính xác nhất định, xác định được mức độ hiện tại các hiểu biết và đặc điểm nhân cách của người phạm tội
– Quá trình trắc nghiệm có thể chia làm 3 giai đoạn:
+ lựa chọn trắc nghiệm (xác định mục đích trắc nghiệm, mức độ tin cậy và độc xác thực của test)
+ tiến hành trắc nghiệm
+ xử lý kết quả thu được
7. Phương pháp nghiên cứu văn bản, hồ sơ, tài liệu
– Là phương pháp tìm hiểu tâm lý người phạm tội thông qua việc hệ thống hóa các thông tin về quan hệ, về môi trường sống, hoạt động của người phạm tội – yếu tố có ý nghĩa quyết định nội dung, phẩm chất tâm lý người phạm tội.– Vì vậy việc nghiên cứu này giúp ta có cơ sở để phát hiện các phẩm chất tâm lý của người phạm tội như: trình độ học vấn, kinh nghiệm, nghề nghiệp, vốn sống xã hội, quan điểm chống đối, …
8. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình (case study)
– Là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong các ngành giáo dục học, xã hội học, quản trị học, luật học và y học– Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện trường hợp đã chọn trong 1 thời gian đủ dài và ngay tại môi trường tự nhiên của nó.
– Kết quả nghiên cứu trường hợp điển hình cho phép nhà nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như đã xảy ra, và thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai.
Bài viết trên đây giúp bạn hiểu thêm về phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tội phạm rõ ràng hơn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức về tâm lý học tội phạm nói riêng và tâm lý học nói chung.