Phương pháp giải nhanh trắc nghiệm nguyên tử
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/864/76122178-Phuong-Phap-Giai-Nhanh-Trac-Nghiem-Nguyen-Tu.pdf[/PDF]Trong những năm gần đây bộ giáo dục đã đưa hình thức thi trắc nghiệm vào môn hóa vào trong hình
thức thi tuyển sinh đại học, vì vậy để giải tốt các bài toán trong thời gian ngắn, chúng ta cần phải có một kĩ
năng giải nhanh bài tập thật tốt, ngoài kĩ năng giải theo hướng tự luận. Sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã đúc
kết và đã đưa ra 1 số phương pháp và công thức giải nhanh trong đó có phần nguyên tử, giúp các em có thể
có thêm kĩ năng để tăng tốc độ làm bài của mình lên, mời các quí thầy cô và các em cùng tham khảo. Có lẽ
đây sẽ là bài đăng cuối cùng của tôi lên diễn đàn vì trong thời gian tới tôi phải đi công tác xa và tương đối
bận với công việc nên khó có thời gian để lên diễn đàn. Giáng sinh và năm mới cũng sắp đến rồi, tôi xin
được gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể các quí thầy cô, cùng các em học sinh thân yêu, chúc các quí thầy
cô ngày càng giảng dạy tốt, có thêm nhiều cách giải mới hay và sáng tạo để có thể giúp các em có thêm
hành trang kiến thức tốt hơn trên bước đường chinh phục đỉnh cao, chúc các em học sinh thân yêu ngày
càng học tốt và ngày càng say mê môn hóa hơn, hãy luôn là những người con ngoan, là trò giỏi, để trong
mắt mọi người các em luôn là những người tuyệt vời nhất, với các thầy cô, các em luôn là những niềm tự
hào lớn nhất, trên bước đường đời các thầy cô vẫn luôn dõi theo các em, cố lên các em nhé!
Dạng 1: Cho tổng số hạt cơ bản và hiệu số hạt mang điện.
a) Dạng toán cơ bản cho 1 nguyên tử.
Gọi tổng số hạt mang điện là S, hiệu là a, ta dễ dàng có công thức sau: Z = (S + a) : 4
Căn cứ vào Z các em sẽ xác định được nguyên tử đó là thuộc nguyên tố hóa học nào (công thức rất dễ
chứng minh, các em viết hệ ra là thấy).
VD1: Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 22. Vậy X là
Lời giải
Ta có: Z = (82 + 22) : 4 = 26 => Fe
VD2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 16. Y là
Lời giải
Ta có: Z = (52 + 16) : 4 = 17 => Y là Clo (Cl)
b) Với công thức trên ta hoàn toàn có thể áp dụng cho phân tử, hỗn hợp các nguyên tử
Nếu là MxYy thì có thể coi có x nguyên tử M và y nguyên tử Y.
Do đó x.ZX + y.ZY = (Sphân tử + aphân tử) : 4
VD3: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là
Lời giải
Trong X có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O.
Nên ta có : 2.ZM + 8 = (140 + 44) : 4 = 46 => Z =19 => K => X là K2O
VD4: M và X là hai nguyên tử kim loại, tổng số hạt cơ bản của cả nguyên tử M và X là 142, trong đó
tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 42. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn
trong nguyên tử X là 12. Tìm M và X