• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phương pháp dạy đạo đức

  • Thread starter Thread starter phimanh
  • Ngày gửi Ngày gửi

phimanh

New member
Xu
0
Phương pháp dạy đạo đức (bổ sung đầy đủ hơn)

PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐẠO ĐỨC


Đạo đức trong mọi thời đại đều rất cần thiết. Đạo đức không bao giờ lỗi thời và lạc hậu. Xã hội Việt Nam ngày nay rất cần đạo đức. Tôi xin mạn phép trình bày những hiểu biết riêng của mình về phương pháp dạy đạo đức bằng chính kinh nghiệm của mình học được. Việc dạy đạo đức quan trọng ở chỗ là phương pháp dạy, và người dạy phải là vị sống có đạo đức để làm gương cho học sinh, sinh viên.
Vậy dạy đạo đức như thế nào?
· Đơn giản và dễ dàng, không cần dạy nhiều, không chạy theo số lượng mà làm mất đi ý nghĩa của việc học đạo đức. Nghĩa là cùng một đạo đức mà mỗi năm học đều ôn lại. Sự nhận thức của các em mỗi ngày một khác, sự ôn lại sẽ làm cho các em hiểu rõ và nhận thức sâu hơn về đạo đức làm cho đạo đức càng ngày càng thắm sâu vào tận xương tủy, nhờ vậy các em sẽ sống với chúng mỗi ngày cho đến chết.
· Học đi đôi với hành, cũng cùng một đạo đức học mà mỗi năm học, áp dụng vào cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội của mỗi em sẽ khác nhau. Tự mỗi em nêu lên những hành động đạo đức của mình hằng ngày trong cuộc sống và tự viết ra 1 quyển tập đạo đức cá nhân để cuối học kỳ nộp cho Thầy cô để được cộng thêm điểm thực hành. Quyển tập này giống như là nhật ký vậy.
· Nhấn mạnh từng việc, hành động và lời nói của các em là một đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác. Là đem lợi ích cho mình, cho người, cho gia đình, cho tổ quốc, cho môi trường và muôn loài vật có sự sống trên hành tinh này. Ví dụ việc giữ gìn vệ sinh là đức vệ sinh, sẽ mang đến lợi ích cho các em, gia đình và xã hội như thế nào, v.v…
· Chỉ rõ cho các em thấy đạo đức được hình thành từ đâu? Là do lòng yêu thương mình, yêu thương gia đình, yêu thương mọi người và yêu thương tổ quốc. Nếu không có lòng thương yêu thì không thể nào sống đạo đức được. Do vậy đức hiếu sinh rất quan trọng. Đức hiếu sinh là đức đầu tiên cần phải học, học đi học lại mỗi năm trước khi học các đạo đức khác.
· Dạy cho các em biết có bao nhiêu đạo đức trên đời này. Như trên đã nói, mỗi hành động, hay lời nói là một đạo đức, vậy đạo đức có rất nhiều. Người hiểu đạo đức, khi xét qua thấy việc làm hành động, lời nói hay suy nghĩ của mình không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác thì biết ngay hành động, lời nói hay suy nghĩ đó là đạo đức.
· Để phát huy sự tự ý thức và sự tự giác của học sinh, sinh viên thì khi nói về một đạo đức nào nên coi đạo đức đó như là một chủ đề thảo luận của buổi học. Học theo cách thảo luận có nhiều lợi ích như giúp cho các em mạnh dạn hơn, phát triển sự tự tư duy, sự tự nhận thức, sự tự phân tích, sự tự giác và tự nguyện sống đạo đức…vì thấy rõ lợi ích của đạo đức.
Ø Ví dụ: Cuối buổi học, cho bài về nhà làm là Đức Vệ Sinh.
Ø Đến buổi học tới cả lớp bắt đầu thảo luận về Đức Vệ Sinh là gì?
Ø Mỗi em nêu lên những ví dụ minh họa trong việc giữ gìn vệ sinh? Giữ vệ sinh ở đâu? Tại sao gọi là đức vệ sinh? Cụ thể mỗi em phải nêu lên được chính mình đã thường áp dụng đức vệ sinh vào đời sống cá nhân, gia đình và xã hội hàng ngày như thế nào? Lợi ích của từng đạo đức là gì?
Ø Mỗi em sẽ phát biểu lên sự hiểu biết của mình để cả lớp cùng nghe. Việc thảo luận là thảo luận xung quanh đạo đức, không đi lạc chủ đề. Đi lạc chủ đề là đả kích người khác nói sai, nói đúng. Sự hiểu biết của mỗi em là do mỗi em khác nhau về hoàn cảnh, đặc tướng (hình tướng), đặc tính (tính cách), lứa tuổi và môi trường. Đúng hay sai không phải là mục đích thảo luận. Mục đích thảo luận ở đây là giúp cho mỗi em nói lên sự hiểu biết của mình về đạo đức đó và học hỏi thêm sự hiểu biết của người khác, đúng hay sai không quan trọng, dần dần các em sẽ tự nhận thức được. Thầy cô giáo phải khéo léo nhận ra được điểm này để không tạo sự tranh luận đúng sai trong lớp, đồng thời giải thích cho các em nhận ra được cách học theo phương pháp thảo luận là chỉ trình bày những hiểu biết của mình chứ không phải là tranh luận ai sai ai đúng. Nhờ vậy việc học sẽ có kết quả.
Ø Sau khi thảo luận xong thì thầy giáo đúc kết lại những điểm chính của đạo đức là gì, áp dụng và lợi ích của đạo đức đó vào đời sống cá nhân, gia đình và ngoài xã hội cho học sinh nắm vững thêm.
Ø Mỗi tháng hay cuối học kỳ sẽ có bài kiểm tra sự hiểu biết của học sinh qua một bài đọc nhỏ hoặc câu chuyện ngắn để các em phân tích từng hành động đạo đức trong câu chuyện. Ví dụ về những bài này, các bạn sẽ tìm thấy cách dạy đạo đức rèn nhân cách trong bộ sách “Giáo Án Rèn Nhân Cách.” ở website www.chonlac.org
· Cứ như vậy thì mỗi em sẽ ý thức được từng đức hạnh đạo đức trong cuộc sống mà không bao giờ quên được. Mỗi em sẽ ý thức việc mình làm là mang tình thương yêu, lợi ích, niềm vui và hạnh phúc đến cho chính mình, cho mọi người, cho đất nước, thiên nhiên và muôn loài vạn vật có sự sống khác.
· Dạy đạo đức cần bắt đầu từ lớp 1 cho lên đến đại học. Có như vậy thì đạo đức mới thắm vào tận xương và không bao giờ quên được.
Ví dụ: Đâu cần dạy nhiều, đối với cấp 1, 2, 3 đầu mỗi năm học Thầy cô giáo dạy đạo đức vẫn lấy đức hiếu sinh, đức lễ và 5 điều bác hồ ra dạy đi dạy lại cũng đủ (1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; 2. Học tập tốt, lao động tốt; 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt; 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm). Vì mỗi năm sự tư duy và hiểu biết của các em sẽ khác, các em sẽ cho nhiều ví dụ hơn, sẽ nắm vững hơn khi học hỏi thêm những cách áp dụng đạo đức và biết rõ hơn lợi ích của từng đạo đức. Năm điều Bác Hồ dạy chính là 1. Đức thương yêu tổ quốc và đức hiếu sinh; 2. Đức học tập và đức lao động; 3. Đức đoàn kết và đức kỷ luật; 4. Đức vệ sinh; 5. Đức khiêm tốn, đức thành thật và đức dũng cảm. Nhờ hiểu từng hành động là đạo đức thì các em sẽ hiễu rõ việc làm của mình, khi quen dần thì sự nhạy bén của các em về đạo đức rất nhanh, nhìn từng hành động, lời nói thì biết ngay là có đạo đức hay không đạo đức. Người học sinh sau khi học cách này chắc chắn sẽ thành người đạo đức.

Ước mong sao bài viết này đến được tay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hay các vị thủ tướng các bộ tưởng, bộ tưởng giáo dục để có thể biến những ước mơ nho nhỏ này thành hiện thực. Thế hệ học sinh tương lai chắc chắn sẽ là những con người đạo đức, đó là một niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam. Chính vì sống có đức vệ sinh, đất nước Singapore là một trong những nước thuộc Châu Á phát triển nhất. Nếu con người Việt Nam biết sống đạo đức thì đất nước Việt Nam cũng sẽ phát triển và cường thịnh.

Tôi đã từng tham gia học lớp rèn nhân cách khoảng 2 năm theo giáo án trên tại tu viện Chơn Như (còn gọi là chùa Am huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh do hòa thượng Thích Thông Lạc tổ chức) và thấy rất khả quan, nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Bài viết “ Sống Thương Yêu ” là sự đúc kết những gì tôi đã được học và kinh nghiệm trong cuộc sống. Xin các bạn có thể kiểm chứng lại.
Chân thành cám ơn sự lưu tâm của quí bạn đọc.
P.Anh
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top