Phương Đông cổ đại

Phương Đông cổ đại

Khoảng thiên niên kỉ IV trước Công nguyên (TCN), trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi, công cụ bằng kim loại xuất hiện, báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và bình minh của thời đại văn minh mà ở đó xuất hiện sự tư hữu, sự bóc lột, thống trị của thiểu số quý tộc đối với đa số thành viên công xã và nô lệ. Cũng nơi đây, cư dân phương Đông đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình.

Tuy ở mỗi nơi, quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế mà trong đó vùa là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền con nối. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

Chế độ công xã thị tộc tan rã, thời kỳ mới bắt đầu với sự xuất hiện của tư hữu. Đây cũng chính là lúc loài người từ giã thời kỳ mông muội với cuộc sống thấp kém, bấp bênh để bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh, mà ở đó con người sản xuất ra của cải dư thừa, biết xây dựng những công trình đồ sộ, có chữ viết và nghệ thuật, khoa học và văn chương.

Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v… Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời sống của con người.

Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi.

Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng nghê nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ.

Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ… nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã.

Ngoài nghề nông, những cư dân phương Đông cổ đại còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim… đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm do mình làm ra giữa vùng này với vùng khác.

Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông. Ở một số vùng đồi ven chân núi, những đàn gia súc lớn được chăn nuôi đã đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể.

Tuy nhiên, tất cả những ngành kinh tế đó dù phát triển đến đâu cũng chỉ hỗ trợ cho nghề nông và không làm giảm ý nghĩa “lấy nghề nông làm gốc” của cư dân phương Đông cổ đại trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

Câu hỏi:
- Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước sơm được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi?
- Nêu đặc điểm kinh tế của các vùng này.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ rất sớm. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau trong các công xã để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Đến khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, các công xã đã tự kết hợp lại thành các liên minh công xã và nhiều liên minh công xã gần gũi liên kết với nhau thành một tiểu quốc. Quá trình đó ở phương Đông diễn ra vào khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên.

Ở Ai Cập cổ đại, các liên minh công xã (được gọi là các “Nôm”) đã được hình thành từ giữa thiên niên kỉ IV trước Công nguyên. Khoảng 3200 năm trước Công nguyên, một quý tộc có thế lực tên là Mê-nét đã chinh phục được tất cả các “Nôm” ở vùng hạ lưu sông Nin, dựng nên nhà nước Ai Cập thống nhất. Cũng vào khoảng thời gian này, ở lưu vực Lưỡng Hà, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành.

Ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã được hình thành trên lưu vực sông Ấn từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên. Ở đây, người ta đã tìm thấy di tích của hai thành phố cổ kính là Ha-ráp-pa và Mô-hen-giô Đa-rô với những đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có lát đá, hai bên là những dãy nhà hai tầng bằng gạch nung. Đến khoảng thiên niên kỉ II trước Công nguyên, khi người A-ri-an xâm nhập và miền Bắc Ấn Độ thì họ lại xây dựng những quốc gia đầu tiên của mình ở lưu vực sông Hằng.

Ở lưu vực Hoàng Hà, chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III trước Công nguyên; trên cơ sở đó, Vương triều Hạ được hình thành.
Như thế, các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên, khi những cư dân ở đây chưa hề biết tới công cụ bằng sắt. Nhưng do điều kiện thiên nhiên thuận lợi và sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, cư dân ở lưu vực các dòng sông lớn không những đã tạo ra sản phẩm dư thừa dẫn tới sự ra đời của nhà nước, mà còn có những cống hiến to lớn trong nhiều lĩnh vực cho nền văn minh nhân loại.

Câu hỏi: - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở những vùng nào và từ bao giờ?

3.
Xã hội có giai cấp đầu tiên


Cũng như các khu vực khác trên thế giới, xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là những người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương… Họ sống trong những dinh thự sang trọng, mặc quần áo bằmg tơ lụa, đi kiệu… Sự giàu sang đó là do bổng lộc của nhà nước và chức vụ đem lại.

Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân công xã. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tiến hành canh tác trên phần ruộng được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Bằng sức lao động của mình, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế; ngoài ra, còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung đình, đền miếu và gia đình quý tộc… đến những việc nặng nhọc nhất ngoài xã hội như làm đường, xây cầu cống, dinh thự…

Câu hỏi:
- Xã hội có giai cấp đầu tiên gồm những tầng lớp nào?
- Phân tích vai trò của nông dân công xã

4. Chế độ chuyên chế cổ đại

Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Một số công xã gần gũi tập hợp nhau lại thành một tiểu quốc. Người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua và được tôn vinh lên từ một trong số những người đứng đầu công xã. Như thế vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực. Vua tự coi là người đại diện của thần thành ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc.

Ở Ai Cập, vua được gọi là Pharaon (cái nhà lớn), ở Lưỡng Hà là Enxi (người đứng đầu), còn ở Trung Quốc được gọi là Thiên tử (con trời). Ở Trung Quốc, “dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà) còn nói rằng: thần thánh đã trao cho vua quyền tối cao thiêng liêng để cai trị đất nước.

Giúp việc cho nhà vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc. Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá… và chỉ huy quân đội.

Như thế, do những điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông, sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, đã hình thành nên những nhà nước, dù lớn hay nhỏ đều mang tính chất tập quyền. Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên, trong đó vùa là người đứng đầu quan lại và tăng lữ, có quyền lực tối cao tuyệt đối, được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại hay còn gọi là chế độ quân chế trung ương tập quyền.

Câu hỏi: - Quyền chuyên chế của nhà vua được thể hiện như thế nào ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

5.
Văn hoá cổ đại phương Đông


Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng.

Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.

Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.

Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.

Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.

Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.

Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.

Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.

Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các công trình kiến trúc cổ xưa không còn là của thần thánh, không còn tượng trưng cho vua chúa, mà là hiện thân của sức lao động và trí sáng tạo vĩ đại của con người.

Sưu tầm
 
1.Văn minh cổ Assyria và Tân Babylone (TNK III TCN đến – 538)

1. Người Assyria ở thượng lưu sông Tigris
Assyria có ba giai đoạn lịch sử:
+ thời kỳ Cổ (thế kỷ 20-15 TCN):
+ thời kỳ Trung (thế kỷ 15-10 TCN):
+ thời kỳ Tân Assyrian (911–612 TCN) phát triển rực rỡ nhất. TK thứ 9 TCN giành độc lập. TK thứ 8 TCN bắt đầu chinh phạt. Thời vua [FONT=&quot]Assourbanibal
[/FONT] (669 – 626 TCN), đế quốc Assyria trãi rộng từ cao nguyên Iran tới Etiopia. Sau [FONT=&quot]người Scythian từ châu Âu đến tàn phá. 612 TCN, thành Nineveh thất thủ. 605 TCN, Assyria diệt vong.
[/FONT]
2. Giai đoạn 605 – 538 TCN: vương quốc Tân Babylon[FONT=&quot] Hoàng đế Nabuchodonosor [/FONT]trị vì 605 – 562 TCN. Có [FONT=&quot]thành Babylon[/FONT] sầm uất, xinh đẹp, lộng lẫy. Cuối cùng bị Ba tư thôn tính.

Di sản, nổi tiếng:

[FONT=&quot]- Đội quân Assyrian thiện chiến, hung bạo, bách chiến, bách thắng. Người Assyrian nổi tiếng hung dữ và tàn bạo nhất trong các tộc người cổ đại. Người Assyrian sáng tạo ra các đào hầm qua tường thành, dùng máy phá thành, bắc cầu phao hoặc làm áo phao cho chiến binh để có thể bơi được qua sông.
- Người Assyria học cách dùng ngựa và chiến xa từ người Kassites, học thuật luyện kim từ người Hittite
- Trong lịch sử, đế quốc Assyria là đế quốc đầu tiên có lãnh thổ rộng nhất, tập trung nhiều trung tâm văn hoá cổ đại.
- Vua Assourbanibal, người Assyria lập thư viện lớn ở Nineveh có tới 22.000 bảng gạch khắc chữ.
- Đền thờ lớn nhất là đền thờ thần Mardouk (Mộc tinh)
- 600 TCN, thành Babylon rất xinh đẹp giữa vùng hoang mạc với Tháp Babel (Cổng thần) cao ngất ngưỡng, vườn treo Babylon xanh mát, cổng thành trang trí gạch tráng men.
[/FONT]


2.HITTITE - Nền Văn Minh Bị Lãng Quên.

KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN MINH HITTITE. Khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, những giáo sĩ gốc Ấn – Âu đã đến sinh cơ lập nghiệp tại Anatolie. Họ mau chóng thiết lập một đế quốc hùng mạnh tại vùng Tiểu Á. Bằng việc thuần dưỡng ngựa, phát minh ra bánh xe và chiến xa, sản xuất được cả sắt thép… Họ đã tạo được một nền văn minh rực rỡ, cho tới khi bị tiêu diệt và bị chìm vào quên lãng… Anatolie là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều mỏ sắt và đồng, ngũ cốc mọc tự nhiên. Các giáo sĩ Ấn – Âu cùng với đoàn du mụccó thể đã từ Đông Âu vượt Bosphore hoặc qua miền Bắc Caucase trước khi dừng lại ở trung tâm Anatolie thuộc xứ sở Hatti. Từ địa danh ấy, người ta quen gọi những người dân vùng này là Hittite. Sau khi hùng mạnh, năm 1595 trước Công nguyên, người Hittite đã chinh phục được Syrie, Chypre và Babylone. Sức mạnh và tinh thần quật cường cho phép họ bành trướng ra tới biển. Cách cố đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ 140km về phía đông, kế cận ngôi làng Bogazkoy hiện nay, là thủ đô Hattousa của đế quốc Hittite (thế kỉ XIII – XIV trước Công nguyên) dưới triều đại Souppilouliouma. Không những người ta tìm thấy trong phế tích của nó những tài liệu lưu trữ của các vua Hittite viết bằng tiếng Ấn – Âu và sao chép lại chữ hình góc, mà còn tìm thấy dấu vết 5 ngôi đền và một tòa lâu đài nằm chót vót trên cao, với một vòng thành bao quanh 6km. Những cái cửa (nhất là cửa sư tử) được trang hoàng bằng hình điêu khắc rất đẹp. Trong tài liệu lưu trữ bấy giờ đã có những văn bản luật lệ với đầy đủ chi tiết và một sách chuyên luận nghiên cứu ngựa viết bằng chữ hình góc – chữ viết của dân Sumérien mà người Hittite đã ứng dụng. Ngay từ thế kỉ XV trước Công nguyên, người Hittite cũng đã có chữ tượng hình riêng, được sử dụng trong kinh sách và ấn của nhà vua. Đến nay, người ta vẫn chưa thể đưa ra ánh sáng tất cả những bí mật của dân tộc này. Nhưng kì lạ nhất là một điện thờ nằm trong hốc đá ở Yazilikaya, với 2 phòng lộ thiên, cách Hattusa 1500km. Trên một vách đá vôi, còn lại vết tích điêu khắc đám rước 12 vị thần tế lễ vào dịp xuân sang. Vua Souppilouliouma I, vào thế kỉ XIV trước Công nguyên, đã biến một trong hai căn phòng ấy thành một ngôi đền thờ vua cha Toudhaliya III. Tại Alaca – Hoyuk ở phía Bắc làng Bogazkoy hiện nay, người ta đã phát hiện hai thành phố chồng chất lên nhau: một của người Hatti, cổ nhất , và một của người Hittite, những kẻ xâm lăng họ. Hai dân tộc ấy, có lúc đã là láng giềng của nhau, có ngôn ngữ riêng, sống hòa đồng cho tới khi Hatti hoàn toàn bị Hittite chinh phục. Như vậy, người ta đã khám phá được nhiều ngôi mộ của các vương thân Hatti trong các niên đại từ 2300 đến 2000 năm trước Công nguyên. Các vương thân đã được mai táng với những vật dụng quý giá nhất của họ. Người ta đã tìm thấy tại thành phố này những vật bằng vàng (mũ, miện, bình) và bằng đồng (con hươu cao 52cm, cần và mạ bạc, bò rừng, báo). Những cửa ở lối vào thành phố (1400 năm trước Công nguyên) được bảo vệ bởi những con nhân sư to lớn, chạm trắc trên những cột chống bằng đá. Tín ngưỡng của người Hittite chịu ảnh hưởng của các nước lân cận: Babylone, Hourrite, Syrie. Nhưng những sáng tạo nghệ thuật của họ đã có một sắc thái riêng biệt. Các vị tầhn tỏa ra sức mạnh và ánh sáng. Họ ở trong thành phố và trong các ngôi đền. Nhà vua kiêm chức giáo chủ, cùng các giáo sĩ chịu trách nhiệm tắm rửa, mặc quần áo, chăm sóc và giải trí cho các vị thần bằng âm nhạc và vũ điệu. Trước các vị thần, nhà vua đại diện cho toàn dân, và sau khi băng hà, vua được tôn vinh là thần. Người Hittite giữ vai trò quan trọng trong việc nhập giống ngựa đã được thuần dưỡng vào phương Đông. Đó là một cuộc cách mạng trong phương tiện vận chuyển. Trước cuộc cách mạng này, phương tiện vận chuyển vẫn còn rất thô sơ. Chẳng hạn như một bánh xe được tìm thấy ở vùng Mésopotamie (Lưỡng Hà) vào năm 3500 trước Công nguyên là một bánh xe đặc, đơn giản được gắn vào xe do bò hoặc “onagre” – một giống lừa to lớn – kéo, chỉ dùng để chở hàng hóa tới những kho của lâu đài hay đền thờ. Khi phải chuyên chở đi xa, người ta thường chất lên lưng con vật hay ngay cả trên lưng người. Sự thuần dưỡng ngựa đã làm nảy sinh một phát minh mới: chiến xa nhẹ, với bánh xe có nan hoa, như người ta đã nhìn thấy trên các bức phù điêu thời đó. Trong ngôi đền ở Abou Simbel, thuộc Thượng Ai Cập, có một bức bích họa mô tả trận đánh nhau bằng chiến xa giữa lực lượng của Pharaoh Rámès II và quân đội của Mouwatalli – vua xứ Hittite. Trong cuộc chiến này, quân đội Hittite đã huy động gần 2500 chiến xa với 7500 binh lính. Mãi tới năm 1000 trước Công nguyên, ngựa mới được dùng để cưỡi; và yên ngựa chỉ xuất hiện vào thế kỉ thứ IV sau Công nguyên. Người Hittite đã vượt hẳn các quốc gia khác đương thời về mặt quân sự cùng với việc độc quyền sản xuất sắt. Thời bấy giờ, sắt được coi là một kim loại quý hiếm. Các Pharaoh Ai Cập đã nhận được quá biếu là những đồ vật bằng sắt của người Hittite. Vào thế kỉ XII trước Công nguyên, đế quốc Hittite sụp đổ sau những trận chiến tranh liên miên với các dân tộc ở vùng biển hoặc các bộ tộc man rợ cũng có nguồn gốc Ấn – Âu. Tuy nhiên, nền văn minh Hittite vẫn được kế thừa trong những quốc gia tân – Hittite ở miền Bắc Syrie và miền Đông Anatolie cho tới thế kỉ VII trước Công nguyên. Nền văn minh Hittite rực rỡ đã bị chìm hẳn vào quên lãng, đến nỗi Hérodote, nhà sử gia Hy Lạp lỗi lạc, đã đặt chân tới Anatolie vào thế kỉ V trước Công nguyên mà cũng ko hề viết được một dòng nào về dân tộc Hittite. Phải đợi đến thế kỉ XIX và XX, nền văn minh Hittite mới được các nhà khảo cổ khai quật để mổ xẻ và soi rọi những bí mật về nó.

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top