Mr.Quangvd
New member
- Xu
- 0
Thời Hậu Lê, Văn Miếu chiếm một khu vực rất rộng ở giữa địa phận hai làng Cổ Giám và Văn Chương. Bên tả là khu học xá ở thôn Minh Giám, nơi trú ngụ của các cống sĩ về học ở Quốc Tử Giám. Phía trước có một hồ nhỏ gọi là Văn Hồ, tu sửa thành một cảnh khá đẹp.
Thoi đưa tay mỏi canh chày,
Tiếng ai xin lửa là thầy cống Sen
Thầy rằng đang học tắt đèn
Cậy tình lân lý dám phiền đêm hôm.
Ðó chính là bài dân ca tình tứ vẫn được truyền tụng nói lên cái cảnh tượng chung quanh Văn Hồ, ngày đêm luôn luôn rộn lên những tiếng ngâm thơ, đọc sách của các "quan nghè" dự bị xen lẫn tiếng thoi đưa lách cách nhịp nhàng của các cô gái đảm đang.
Tương truyền, một người ở thôn Minh Giám là Phủ Hào có lập một toà nhà ở phía đông Văn Hồ, gọi là Nho sinh quán để đón mời các sĩ tử ở xa về kẻ chợ trọ học. Những ai không có nơi quen biết, hoặc nghèo túng không có tiền thuê nhà, vào đó ở đều được đối xử tử tế. Vì vậy người ta cũng gọi quán ấy là quán ông đồ. Phủ Hào còn dựng một cái dinh con trên một gò nhỏ giữa hồ, làm theo hình chiếc hồ rượu, gọi là Nhất hồ đình. Ðôi khi Phủ Hào vẫn mời các danh sĩ chèo thuyền ra đó, uống rượu, làm thơ. Có lần Phủ Hào treo giải, ra một câu đối để thách các bạn làng văn đối chơi cho vui. Câu đối ấy như sau:
Nước Văn Hồ tha hồ tắm mát, rượu Hồ Ðình thơm ngát đón làng văn.
Câu đối ra yêu cầu nho sĩ phải đối với một cảnh đẹp cũng ở đất Thăng Long. Nhưng thật oái ăm vì câu ra có những ba chữ "hồ" và hai chữ "văn" lại có thêm một nghĩa riêng không giống nhau vì vậy luôn mấy năm liền năm nào cũng treo giải mà vẫn chưa ai đối được.
(Nguồn Internet)
Thoi đưa tay mỏi canh chày,
Tiếng ai xin lửa là thầy cống Sen
Thầy rằng đang học tắt đèn
Cậy tình lân lý dám phiền đêm hôm.
Ðó chính là bài dân ca tình tứ vẫn được truyền tụng nói lên cái cảnh tượng chung quanh Văn Hồ, ngày đêm luôn luôn rộn lên những tiếng ngâm thơ, đọc sách của các "quan nghè" dự bị xen lẫn tiếng thoi đưa lách cách nhịp nhàng của các cô gái đảm đang.
Tương truyền, một người ở thôn Minh Giám là Phủ Hào có lập một toà nhà ở phía đông Văn Hồ, gọi là Nho sinh quán để đón mời các sĩ tử ở xa về kẻ chợ trọ học. Những ai không có nơi quen biết, hoặc nghèo túng không có tiền thuê nhà, vào đó ở đều được đối xử tử tế. Vì vậy người ta cũng gọi quán ấy là quán ông đồ. Phủ Hào còn dựng một cái dinh con trên một gò nhỏ giữa hồ, làm theo hình chiếc hồ rượu, gọi là Nhất hồ đình. Ðôi khi Phủ Hào vẫn mời các danh sĩ chèo thuyền ra đó, uống rượu, làm thơ. Có lần Phủ Hào treo giải, ra một câu đối để thách các bạn làng văn đối chơi cho vui. Câu đối ấy như sau:
Nước Văn Hồ tha hồ tắm mát, rượu Hồ Ðình thơm ngát đón làng văn.
Câu đối ra yêu cầu nho sĩ phải đối với một cảnh đẹp cũng ở đất Thăng Long. Nhưng thật oái ăm vì câu ra có những ba chữ "hồ" và hai chữ "văn" lại có thêm một nghĩa riêng không giống nhau vì vậy luôn mấy năm liền năm nào cũng treo giải mà vẫn chưa ai đối được.
(Nguồn Internet)