Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 và Cách mạng tháng Tám 1945 - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập
I.Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945
1. Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương:
- Tháng 11 - 1939, hội nghị trung ương 6 họp tại Gia Định do Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
- Nội dung:
+ Mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương và Việt Nam hoàn toàn độc lập.
+ Tạm gác khẩu hiệu Cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu Tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản động, chống địa tô cao và cho vay nặng lãi. Khẩu hiệu Thành lập chính quyền Xô viết công - nông - binh được đổi thành Thành lập chính phủ cộng hòa dân chủ Đông Dương.
+ Phương pháp đấu tranh: từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền đế quốc tay sai. Chuyển từ đấu tranh công khai, hợp pháp sáng đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
+ Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay Mặt trận dân chủ Đông Dương bao gồm các tầng lớp, giai cấp,... gặp nhau ở lòng yêu nước và chống đế quốc.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự mở đầu cho việc thay đổi chủ trương đấu tranh cách mạng của Đảng.
2. Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:
- Xây dựng lực lượng chính trị:
+ Lấy Cao Bằng, nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc. Năm 1942, 9 châu ở Cao Bằng đều có hội cứu quốc trong đó 3 châu là hoàn toàn. Ủy ban Việt minh Cao Bằng và Ủy ban Việt minh Cao - Bắc - Lạng được thành lập.
+ Ở các thành phố, thị xã, hội phản đế được thành lập ( 11 - 1939 đến 5 - 1941 ) chuyển thành hội cứu quốc.
+ Đảng tập hợp các lực lượng học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc,... vào Mặt trận cứu nước. Năm 1943, đưa ra Đề cương văn hóa Việt Nam và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc. Tháng 6 - 1944, Đảng dân chủ Việt Nam tham gia Việt minh.
+ Vận động binh lính ngoại Kiều chống phát xít. Báo chí của Đảng và Mặt trận Việt minh được phát hành: Giải phóng, Cờ giải phóng, Việt Nam độc lập,... nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh chống thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch.
- Xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, lực lượng vũ trang chuyển thành các đội du kích hoạt động ở Bắc Sơn - Võ Nhai. Ngày 1 - 5 - 1941, trung đội cứu quốc quân 1 ra đời, thực hiện chiến tranh du kích trong 8 tháng ( từ 7 - 1941 đến 2 - 1942 ). Ngày 15 - 9 - 1941, trung đội cứu quốc quân 2 thành lập.
+ Cuối 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định xây dựng các đội tự về vũ trang, tổ chức các lớp huấn luyện về quân sự, chính trị.
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng:
+ Bắc Sơn, Võ Nhai và Cao Bằng được xây dựng thành căn cứ địa cách mạng, hàng ngày diễn ra các hoạt động sản xuất và chiến đấu của các đội cứu quốc và lực lượng vũ trang.
+ Ngày 28 - 2 - 1943, hội nghị trung ương Đảng họp tại Võng La ( Đông Anh ) đã vạch ra kế hoạch cụ thể, chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang.
- Sau hội nghị:
+ Ở thành phố, thị xã: các đoàn thể Việt Minh, hội cứu quốc được xây dựng và củng cố ở các trường học.
+ Ở miền Trung: tổ chức Việt Minh phat triển mạnh trong công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị.
+ Ở miền Nam: tổ chức Việt Minh được xây dựng ở Sài Gòn, Tây Ninh.
+ Ở Bắc Sơn, Vũ Nhai: cứu quốc quân hoạt động mạnh nhằm tuyên truyền vũ trang, gây dựng cơ sở chính trị và mở rộng căn cứ.
+ Tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn: năm 1943, lập ra 19 ban xung phong Nam tiến.
+ Ngày 7 - 5 - 1944, Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa, sắm vũ khí, đuổi thù chung.
+ Tháng 10 - 1944, trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh đã chuyển khởi nghĩa Bắc Sơn - Võ Nhai thành chiến tranh du kích và trì hoãn kháng chiến Cao - Bắc - Lạng.
+ Ngày 22 - 2 - 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Ngày 24 và 25 - 12, ta chiến thắng lẫy lừng ở Phay Khắt, Nà Ngần.
II. Cách mạng tháng Tám 1945 - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập
1. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận trong Cao trào kháng Nhật cứu nước:
a. Thời cơ trong cách mạng tháng Tám:
- Điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi:
+ Liên Xô và Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc đứng lên giải phóng.
+ Quân Nhật ở Đông Dương và bọn tay sai thân Nhật hoang mang rệu rã đến cực điểm. Kẻ thù của cách mạng nước ta suy yếu đến cực độ.
- Điều kiện chủ quan cho cuộc cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi rất đầy đủ:
+ Đảng cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám trong suốt 15 năm với ba cao trào cách mạng: 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945. Trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị đầy đủ và chu đáo về mặt đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và bước đầu taaph hợp được cho quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Khi phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện quân Đồng Minh, Đảng ta kịp thời chớp thời cơ, chuẩn bị chu đáo hơn nữa và dũng cảm phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ 13 đến 15 - 8 - 1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa và Đại hội quốc dân Tân Trào ngày 16 và 17 - 8 - 1945 hưởng ứng mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, chuẩn bị những công việc cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa.
b. Chủ trương của Đảng:
- Ngày 12 - 3 - 1945, ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật - Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta. Chỉ thị đã nêu rõ là điều kiện khởi nghĩa vũ trang đã chín muồi, phát xít Nhật là kẻ thù chính và cụ thể của cách mạng Đông Dương, thay khẩu hiệu Đánh đổ Nhật, Pháp bằng Đánh đuổi phát xít Nhật.
- Đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, biểu tình, thị uy, vũ trang du kích chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa.
- Phát động phong trào chống Nhật cứu nước, làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa.
Ý nghĩa: thể hiện sự sáng suốt, kịp thời của Đảng là kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
c. Khởi nghĩa từng phần:
- Ở khu căn cứ Cao - Bắc - Lạng:
Đội Việt Nam tuyên truyền cứu quân và lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, huyện, thành lập chính quyền, các hội cứu quốc được củng cố và phát triển.
- Ở Bắc Kì:
Diễn ra phong trào phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Yên,...
- Ở Quảng Ngãi:
Tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ.
- Ở nhà tù đế quốc:
Hỏa Lò ( Hà Nội ), Nghĩa Lộ, Sơn La,... tù chính trị nổi dậy đấu tranh, đòi tự do, phá nhà lao. Đây là nguồn cán bộ bổ sung rất lớn cho cách mạng.
- Hội nghị quân sự Bắc Kì ( họp từ 15 đến 20 - 4 -1945 ):
Hội nghị quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, mở trường đào tạo cấp tốc cho cán bộ quân sự và chính trị, phát triển du kích, xây dựng căn cứ địa phá Nhật. Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập.
- Sau hội nghị:
+ Ngày 16 - 4 - 1945, Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương và các cấp.
+ Ngày 15 - 5 - 1945, đội Việt Nam tuyên truyền phối hợp với cứu quân thành Việt Nam giải phóng quân và có bảy chiến khu trung ương ra đời.
+ Tháng 5 - 1945, Hồ Chí Minh chuyển từ Pắc Pó ( Cao Bằng ) về Tân Trào ( Tuyên Quang ), lấy đây là trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.
+ Tháng 6 - 1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.
Công việc chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám vẫn đang diễn ra và cả dân tộc ở trong tư thế chờ thời cơ để giành chính quyền.
2. Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền trong cả nước:
- Ngay từ những ngày đầu tháng 8 - 1945, một không khí gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa đã sục sôi trong cả nước. Khi nghe tin Nhật đầu hàng Đồng minh, đồng thời thực hiện quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào thì cuộc khởi nghĩ vũ trang của quần chúng đã chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang tổng khởi nghĩa.
- Chiều 16 - 8 - 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên bao vậy và tiến công quân Nhật ở thị xã, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Ngày 18 - 8 - 1945, bốn tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Sáng 19 - 8 - 1945, cả thủ đô Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm phủ khâm sai, tòa thị chính, trại lính bảo an, sở cảnh sát, các công sở của chính quyền bù nhìn. Trước khí thế quần chúng khởi nghĩa, hơn 1 vạn quân Nhật ở Hà Nội không dám chống lại. Ngày 19 - 8 - 1945, cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở Thủ đô Hà Nội. Sự kiện này có tác dụng cổ vũ to lớn đối với phong trào của cả nước.
- Ngày 23 - 8 - 1945, Huế - thành lũy hàng trăm năm của phong kiến triều Nguyễn và thủ phủ chính quyền bù nhìn trung ương cũng lọt vào tay nhân dân cách mạng.
- Ngày 25 - 8 - 1945, Sài Gòn - thành lũy cuối cùng của chế độ thực dân sụp đổ. Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã có tác dụng vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong phạm vi cả nước.
- Ngày 28 - 8 - 1945, hai tỉnh cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng giành chính quyền. Như vậy, chỉ trong vòng 15 ngày ( 14 - 8 đến 28 - 8 ), cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền cả nước thực sự thuộc về tay nhân dân ta.
- Ngày 30 - 8 - 1945, Bảo Đại - ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn tuyên bố thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm ở nước ta.
- Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời.
3. Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945:
* Ý nghĩa:
- Đây là một chiến thắng lớn của ta, nó đã phá tan xiếng xích nô lệ của Nhật - Pháp và lật nhào ngai vàng phong kiến. Nước ta trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ nô lệ lên địa vị làm chủ nước nhà.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc; kỉ nguyên nhân dân lao động làm chủ vận mệnh đất nước.
- Góp phần vào chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của đế quốc và góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng như hai nước Lào và Campuchia.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan:
Chiến thắng của Đồng minh trong cuộc chiến chống bọn phát xít, đặc biệt là chiến thắng phát xít Đức và bọn quân phiệt Nhật Bản của Hồng quân Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nên khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát động là nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
+ Cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo đã có những chiến lược, chủ trương và sách lược đúng đắn dựa trên lí luận Mác - Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
+ Để giành thắng lợi, Đảng ta đã chuẩn bị trong suốt 15 năm và đã rút được nhiều kinh nghiệm.
+ Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hi sinh, gian khổ quyết tâm giành độc lập, tự do. Các cấp lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
* Bài học kinh nghiệm:
- Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam một cách phù hợp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Đảng đã tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng nên đã tạo nên sức mạnh toàn dân và phân hóa, cô lập kẻ thù rồi tiến tới đánh bại chúng.
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị tiến tới tổng khởi nghĩa.
- Đảng luôn kết hợp giữa đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh về tổ chức, tư tưởng và chính trị, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo phong trào cách mạng thành công.
(Sưu tầm)