Phong trào công nhân (1919 – 1925)

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Phong trào công nhân (1919 – 1925)

a. Những nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam

- Ra đời ngay trong công cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và phát triển mạnh cả về số lượng, chất
lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (từ 10 vạn trước chiến tranh tăng 22 vạn năm 1929) phần lớn
tập trung trong các trung tâm kinh tế của Pháp

- Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ
nhất xã hội, điều kiện lao động và sinh hoạt tập trung, tính kỷ luật cao...) giai cấp công nhân Việt Nam
có đặc điểm riêng:

o Bị 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt
o Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân
o Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc
o Vừa mới ra đời đã tiếp thu ngay ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới và
chủ nghĩa Mác – Lênin

- Do đời sống vật chất tinh thần của giai cấp công nhân thế giới hết sức thấp kém và khổ cực.
Hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mình giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính
trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước để trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo
cách mạng nước ta.

* Nguyên nhân phong trào công nhân có bước phát triển :

o Sự ra đời của công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo.
o Bị áp bức bóc lột nặng nề.
o Do sự cổ vũ của công nhân, thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương
Cảng,...
 
Phong trào công nhân (1919 – 1925)

1. Những nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam


- Ra đời ngay trong công cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và phát triển mạnh cả về số lượng, chất

lượng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (từ 10 vạn trước chiến tranh tăng 22 vạn năm 1929) phần lớn

tập trung trong các trung tâm kinh tế của Pháp

- Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế (đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ

nhất xã hội, điều kiện lao động và sinh hoạt tập trung, tính kỷ luật cao...) giai cấp công nhân Việt Nam

có đặc điểm riêng:

- Bị 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt

- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

- Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc

- Vừa mới ra đời đã tiếp thu ngay ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới và

chủ nghĩa Mác – Lênin

- Do đời sống vật chất tinh thần của giai cấp công nhân thế giới hết sức thấp kém và khổ cực.

Hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mình giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính

trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước để trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo

cách mạng nước ta.

* Nguyên nhân phong trào công nhân có bước phát triển :

- Sự ra đời của công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo.

- Bị áp bức bóc lột nặng nề.

- Do sự cổ vũ của công nhân, thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương

Cảng,...

2. Khái quát về phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925 :

- Phong trào công nhân thời kỳ này chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của công nhân và

thuỷ thủ Trung Quốc và Pháp. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga các

các cuộc đấu tranh dân chủ

- Có 25 cuộc đấu tranh riêng rẽ và quy mô tương đối lớn nhưng mục tiêu đấu tranh còn nặng về

kinh tế chưa có sự phối hợp giữa nhiều nơi, mới chỉ có một trong các lực lượng tham gia phong trào dân

tộc, dân chủ còn tính chất tự phát.

- Các cuộc đấu tranh:

+ Ở Bắc Kì, bãi công nổ ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...

+ Ở Nam Kì, mổi bật là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) ngăn cản chiến hạm

Misơlê của Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ

thủ Trung Quốc. Cuộc bãi công đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân , tư tưởng cách mạng

tháng Mười đã thâm nhập vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động có ý thức.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam dần đi vào tổ chức. Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn

thành lập công hội (bí mật) do đồng chí Tôn Đức Thắng đứng đầu thu hút khá đông hội viên tham gia.

Cũng trong thời gian này, có một số lớn công nhân và thuỷ thủ Việt Nam gia nhập các tổ chức nghiệp

đoàn và công hội ở Pháp, ở Quảng Châu, Thượng Hải (Trung Quốc),....

- Đây là giai đoạn chuẩn bị sang “tự giác” của công nhân nước ta, phát triển nhanh về số lượng,

trưởng thành về chất lượng

3.Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công Ba Son (8/1925) là một cái mốc quan trọng trên con

đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh ?

Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào công nhân Việt Nam để

công nhân Việt Nam hành động có ý thức hơn.

Sự trưởng thành của công nhân Việt Nam : Là cuộc đấu tranh quan trọng đầu tiên của công

nhân có tổ chức, lãnh đạo; đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu

chính trị; họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản; đánh dấu công nhân Việt

Nam bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top