Bùi Khánh Thu
Member
- Xu
- 25,443
Từ năm 1918 kéo dài suốt 20 năm đến chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Châu Á đã có những biến chuyển to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Những điếu đó đã khiến cuộc đấu tranh giành độc lập ở đây cũng có những bước phát triển mới, ta tìm hiểu điều này qua phong trào cách mạng ở Trung Quốc, ấn Độ. Hai nước lớn này ở Châu Á và cũng chính là nội dung chính của bài “Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ” lịch sử 11.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939)
1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốca. Phong trào Ngũ tứ
- Mục tiêu đấu tranh: Chống đế quốc, chống phong kiến.
- Lực lượng: Học sinh, sinh viên, ... công nhân.
- Quy mô: Bắc Kinh lan rộng 22 Tỉnh và 150 Thành phố trong cả nước.
- Ý nghĩa:
- Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng cách mạng độc lập.
- Đánh dấu bước chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Điều kiện, sự thành lập:
- Phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt giai cấp công nhân.
- ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.
a. Chiến tranh Bắc phạt
- Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân Đảng nhằm tiêu diệt các tập đoàn Quân phiệt thống trị ở Bắc Dương.
- Do Quốc dân Đảng chống lại nên cuộc chiến tranh kết thúc vào tháng 07/1927.
- Diễn biến: 1927 - 1937
- Quân đội Tưởng Giới Thạch tổ chức 5 cuộc vây quét lớn vào căn cứ cách mạng của Đảng Cộng sản nhưng đều bị thất bại.
- Để bảo toàn lực lượng, tháng 10/1934 Hồng Quân công nông thực hiện cuộc "vạn lí trường chinh" rút khỏi căn cứ cách mạng, tiến lên phía bắc.
- Tháng 1/1935 Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tháng 7/1937, Nhật xâm lược Trung Quốc, Đảng cộng sản đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến đê chống Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở ấn Độ (1918 - 1939)
a. Giai đoạn 1918 – 1929- Nguyên nhân: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất => Mâu thuẫn xã hội căng thẳng.
- Phong trào độc lập những năm 1918 – 1922:
- Mục tiêu: Chống Anh.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại đứng đầu là M.Gan-di.
- Biện pháp: Hoà bình, không dùng bạo lực: biểu tình, bãi công...
- Lực lượng: Nông dân, công nhân, thị dân.
b. Giai đoạn 1929 – 1939:
- Nguyên nhân: Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Phong trào độc lập những năm 30:
- Mục tiêu: Chống Anh.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại đứng đầu là M.Gan-di.
- Biện pháp: hoà bình, không dùng bạo lực: các chiến dịch bất hợp tác
- Lực lượng: Các lực lượng chính trị liên kết thành mặt trận thống nhất.
- Khuynh hướng Cách mạng tư sản có sự chuyển biến hướng tới mục tiêu dân tộc, dân chủ.
- Xuất hiện một khuynh hướng mới: Khuynh hướng Cách mạng vô sản, khuynh hướng này ngày càng có vị trí quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước: khi các Đảng Cộng được sản thành lập.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Trang 80 – sgk lịch sử 11
Phong trào Ngũ Tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?
Bài làm:Ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với cách mạng Trung Quốc:
- Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng cách mạng độc lập. Là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi.
- Đánh dấu bước chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Tạo điều kiện thuận lợi để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Trung Quốc, dẫn tới sự thành lập của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Câu 2: Trang 81 – sgk lịch sử 11
Nội chiến Quốc – Cộng (1927 – 1937) diễn ra như thế nào?
Bài làm:Diễn biến của nội chiến Quốc – Cộng (1927 0 1937):
- Quân đội Tưởng Giới Thạch tổ chức 5 cuộc vây quét lớn vào căn cứ cách mạng của Đảng Cộng sản nhưng đều bị thất bại.
- Để bảo toàn lực lượng, tháng 10/1934 Hồng Quân công nông thực hiện cuộc "vạn lí trường chinh" rút khỏi căn cứ cách mạng, tiến lên phía bắc.
- Tháng 1/1935 Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tháng 7/1937, Nhật xâm lược Trung Quốc, Đảng cộng sản đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến đê chống Nhật.
Câu 3: Trang 82 – sgk lịch sử 11
Nêu những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1929?
Bài làm:Giai đoạn 1918 – 1929
- Nguyên nhân: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất => Mâu thuẫn xã hội căng thẳng.
- Phong trào độc lập những năm 1918 – 1922:
- Mục tiêu: Chống Anh.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại đứng đầu là M.Gan-di.
- Biện pháp: Hoà bình, không dùng bạo lực: biểu tình, bãi công...
- Lực lượng: Nông dân, công nhân, thị dân.
Giai đoạn 1929 – 1939:
- Nguyên nhân: Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Phong trào độc lập những năm 30:
- Mục tiêu: Chống Anh.
- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại đứng đầu là M.Gan-di.
- Biện pháp: hoà bình, không dùng bạo lực: các chiến dịch bất hợp tác
- Lực lượng: Các lực lượng chính trị liên kết thành mặt trận thống nhất.
Câu 4: Trang 83 – sgk lịch sử 11
Nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929 – 1939?
Bài làm:Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 lại làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới ở Ấn Độ.
Nét chính của phong trào đấu tranh của Ấn Độ thời kỳ (1929 - 1939):
- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh ,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dânAnh..
- Tháng 12 -1931 chiến dịch bất hợp tác mới được mọi người ủng hộ.
- Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động.,liên kết tất cả các lực lượng để hình thành Mặt trần thống nhất
- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.
Câu 1: Trang 83 – sgk lịch sử 11
Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trog những năm 1919 – 1939?
Bài làm:Thời gian | Sự kiện |
Ngày 4/5/1919 | Phong trào Ngũ tứ nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. |
Tháng 7/1921 | Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. |
Từ 1926 – 1927 | Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân Đảng |
Từ 1927 – 1937 | Nội chiến Quốc – Cộng |
Tháng 1/1935 | Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc |
Tháng 7/1937 | Quân Nhật phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. |
Câu 2: Trang 83 – sgk lịch sử 11
Hãy nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939
Bài làm:Giai cấp lãnh đạo của cách mạng Ấn Độ chính là Đảng Quốc Đại mà đứng đầu là M. Gan – đi, một lãnh tụ có uy tín và có ảnh hưởng lớn đối với nhân dân Ấn Độ.
Con đường đầu tranh bằng cách biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực (như biểu tình hòa bình, bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khóa ở các trường học…Phong trào bất bại, bất hợp tác …được nhân dân đồng lòng ủng hộ. Tháng 12/1925 Đảng Cộng Sản Ấn Độ ra đời thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
Câu 3: Trang 83 – sgk lịch sử 11
Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi?
Bài làm:Cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông:
- Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893, mất ngày 9 tháng 9 năm 1976. Ông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời.
- Dưới sự lãnh đạo của Mao trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
- Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại bang kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19….
- M. Gan-đi (1869 - 1948), là nhà yêu nước Ấn Độ (tâm hồn vĩ đại) và được nhân dân gọi là "thánh, là lãnh tụ Đảng Quốc đại với đường lối đấu tranh bất bạo động.
- Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.
- Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.
Nguồn: Sưu tầm