Phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ (1945 - 1950) và những thành tựu chính mà ND Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Sau CTTG II, cuộc đấu tranh đòi độc lập phát triển mạnh:
+ 19-2- 1946 hai vạn thuỷ binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, được sự hưởng ứng của các lực lượng dân chủ.
+ 2-1947, 40 vạn công nhân Calcutta bãi công.
+ Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).
+ Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. 26/01/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa..
2. Xây dựng đất nước:
a. Đối nội: đạt nhiều thành tựu:
- Nông nghiệp: nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ giữa những năm 70, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và từ 1995 là nước xuất khẩu gạo.
- Công nghiệp: phát triển mạnh công nghiệp nặng, chế tạo máy, điện hạt nhân..., đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp.
- Khoa học kỹ thuật, văn hóa - giáo dục: cuộc “cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ thành cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ (1974: chế tạo thành công bom nguyên tử, 1975: phóng vệ tinh nhân tạo…)
b. Đối ngoại: luôn thực hiện chính sách hòa bình trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
- Ngày 07.01.1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ với Việt Nam.
ST