Nếu không được điều trị kịp thời, phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: liệt, tàn phế,… Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của TVĐĐ, xảy ra khi đĩa đệm chỉ mới phồng (lồi) ra sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường không gây chèn ép thần kinh. Do đó, khi bị phồng đĩa đệm thì người bệnh chưa có cảm giác đau và hạn chế vận động như TVĐĐ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và dưới sự tác động của một số nhân tố như quá trình lão hoá, mang vác nặng,… thì phồng đĩa đệm có thể dẫn tới TVĐĐ. Lúc này, nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, thậm chí là liệt.
Để phòng ngừa TVĐĐ, những người bị phồng đĩa đệm cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hạn chế mang vác vật nặng; tránh mọi chấn thương cho cột sống,... Ngoài ra, hiện nay, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học, điển hình là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Với thành phần chính là dầu vẹm xanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng và độ chắc khỏe của xương, kết hợp cùng nhiều thành phần khác như: thiên niên kiện, nhũ hương,…, Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau, cải thiện khả năng vận động, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị TVĐĐ nói riêng và các bệnh về cột sống nói chung.
Đối với các trường hợp phồng đĩa đệm, bên cạnh việc sử dụng thường xuyên Cốt Thoái Vương, người bệnh cần điều chỉnh chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh đau tái phát hoặc tiến triển sang thoát vị đĩa đệm và tái khám định kỳ.
Ảnh minh hoạ.
Đối với các trường hợp phồng đĩa đệm, bên cạnh việc sử dụng thường xuyên Cốt Thoái Vương, người bệnh cần điều chỉnh chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh đau tái phát hoặc tiến triển sang thoát vị đĩa đệm và tái khám định kỳ.