rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Projection and Identity
Published on April 24, 2013 by Andrea Mathews, L.P.C. in Traversing the Inner Terrain
Đã đến lúc xem xét về khả năng có 1 cái tôi - 1 phần của chúng ta là thật, là độc nhất và quan trọng- có thể phân biệt với những thứ mà chúng ta đã sáp nhập vào bản sắc tâm lý của chúng ta dựa vào người khác đã phóng chiếu (projection), từ chối, những hành động và những phản ứng đối với chúng ta. Và nếu điều đó là đúng thì bao nhiêu phần của bạn là cái tôi chân thực?
Chúng ta phải nhìn vào những sự phóng chiếu, những sự từ chối, những hành động và phản ứng đó và làm thế nào chúng trở thành bản sắc tâm lý - 1 bản sắc KHÔNG PHẢI LÀ con người thực của chúng ta.
Chúng ta sẽ bắt đầu với sự phóng chiếu. 1 số vấn đề từng bị tống vào trong vô thức. Nhưng vấn đề đó có năng lượng và nó luôn tìm cách giải thoát khỏi nhà tù trong vô thức. Vì vậy, nó phóng chiếu nó thông qua những ống kính của đôi mắt - 1 con mắt tâm lý có thể chỉ nhìn thấy thế giới bên ngoài hơn là thế giới bên trong - và vấn đề đột ngột được nhìn thấy ở 1 người khác. (xem thêm bài 101 cơ chế phòng vệ).
Vấn đề là khi người khác phóng chiếu 'vấn đề' của họ sang chúng ta, họ có xu hướng hành động như thể sự phóng chiếu của họ có liên quan đến con người thực của chúng ta. Nói cách khác, họ đối xử với chúng ta như thể sự phóng chiếu của họ là có căn cứ. Và, đặc biệt là nếu chúng ta dễ bị tổn thương, chúng ta có xu hướng tin rằng có lẽ họ đang mô tả 1 điều gì đó đúng về chúng ta - 1 điều gì đó mà chúng ta có thể thậm chí không nhìn thấy.
Khi tôi nghe thân chủ nói "Họ nói tôi là người...và tôi đoán mình là người như vậy." Đặc biệt, khi những sự phóng chiếu đó đến từ những thành viên quan trọng trong gia đình, chúng ta có xu hướng dễ bị tổn thương hơn trước ảnh hưởng của họ, và họ có xu hướng lặp đi lặp lại những lời nói/từ ngữ phóng chiếu của họ quá thường xuyên đến nỗi chúng ta khó mà tin rằng những điều họ đang nói là không đúng.
1 người cha cảm thấy như thể ông ấy không bao giờ bì được với bạn bè của ông đã tiến bộ nhanh hơn ông, trong khi ông thì thất nghiệp ở nhà và say tuý luý. Ông ấy có thể nói với đứa con rằng "mày sẽ không được tích sự gì cả." Đây rõ ràng là sự phóng chiếu, vì người cha cảm thấy mình không được tích sự gì, nhưng ông ấy không dám cho phép bản thân ông chấp nhận điều đó và xử lí cảm xúc đó của chính ông, do đó ông chuyển nó sang con trai ông. Đứa con đã nghe điều này rất nhiều lần từ người cha mà nó yêu thương và muốn làm ông hài lòng, đã chấp nhận sự phóng chiếu này như là bản sắc tâm lí của nó và bắt đầu hành động theo nó như thể nó mô tả đầy đủ về bản thân cậu bé.
Đây chỉ là 1 ví dụ của rất nhiều ví dụ về sự phóng chiếu, nhưng nó rõ ràng cho thấy cách chúng ta hình thành nên ý thức về bản thân chúng ta từ những vấn đề của người khác như thế nào. Người cha dễ dàng xem đứa con là vô tích sự. Nhưng nếu đứa con bằng cách nào đó có thể xem điều này không có liên quan gì đến nó mà đúng hơn, tất cả chỉ là những cảm xúc của người cha về bản thân ông ta, thì đứa con sẽ không hợp nhất điều đó vào bản sắc tâm lý của nó và sẽ không bắt đầu hành động như thể nó là đứa vô tích sự. Nhưng thường thì trẻ em không thể có những đánh giá như vậy.
Tuy nhiên, khi nhà trị liệu nói cho thân chủ biết là bố họ sai - rằng ông ấy nói với họ những điều không đúng. Họ có thể thực sự nổi giận với ông ta, thậm chí là căm ghét. Và sự tức giận hoặc căm ghét này (hầu hết mọi người nói rằng 1 đứa con không nên tức giận hoặc ghét bố/mẹ), có thể cứu cuộc đời của đứa trẻ- hoặc ít nhất là ý thức về bản thân của nó.
Sự thật là tất cả bố mẹ đã phóng chiếu những vấn đề chưa được giải quyết của riêng họ lên con cái của họ mà thậm chí không biết khá là phổ biến, vì những phóng chiếu phần lớn là những thôi thúc vô thức. Nhưng khi chúng ta trở thành những người trưởng thành, chúng ta có khả năng nhìn lại thời thơ ấu của chúng ta và bắt đầu nhận ra chúng ta đã chấp nhận những sự phóng chiếu đó như thế nào- đơn giản là vì hiện tại chúng ta có thể nhìn thấy bố mẹ chúng ta rõ ràng hơn.
Bây giờ là 1 thách thức: Hãy nhìn lại bản sắc tâm lí của bạn khi còn là 1 đứa trẻ và bản sắc tâm lí hiện tại bạn có, và lập 1 danh sách tất cả những sự phóng chiếu mà bạn đã hợp nhất chúng vào bản sắc tâm lí của bạn.
Nguồn: PsychologyToday
Projection and Identity
Published on April 24, 2013 by Andrea Mathews, L.P.C. in Traversing the Inner Terrain
Đã đến lúc xem xét về khả năng có 1 cái tôi - 1 phần của chúng ta là thật, là độc nhất và quan trọng- có thể phân biệt với những thứ mà chúng ta đã sáp nhập vào bản sắc tâm lý của chúng ta dựa vào người khác đã phóng chiếu (projection), từ chối, những hành động và những phản ứng đối với chúng ta. Và nếu điều đó là đúng thì bao nhiêu phần của bạn là cái tôi chân thực?
Chúng ta phải nhìn vào những sự phóng chiếu, những sự từ chối, những hành động và phản ứng đó và làm thế nào chúng trở thành bản sắc tâm lý - 1 bản sắc KHÔNG PHẢI LÀ con người thực của chúng ta.
Chúng ta sẽ bắt đầu với sự phóng chiếu. 1 số vấn đề từng bị tống vào trong vô thức. Nhưng vấn đề đó có năng lượng và nó luôn tìm cách giải thoát khỏi nhà tù trong vô thức. Vì vậy, nó phóng chiếu nó thông qua những ống kính của đôi mắt - 1 con mắt tâm lý có thể chỉ nhìn thấy thế giới bên ngoài hơn là thế giới bên trong - và vấn đề đột ngột được nhìn thấy ở 1 người khác. (xem thêm bài 101 cơ chế phòng vệ).
Vấn đề là khi người khác phóng chiếu 'vấn đề' của họ sang chúng ta, họ có xu hướng hành động như thể sự phóng chiếu của họ có liên quan đến con người thực của chúng ta. Nói cách khác, họ đối xử với chúng ta như thể sự phóng chiếu của họ là có căn cứ. Và, đặc biệt là nếu chúng ta dễ bị tổn thương, chúng ta có xu hướng tin rằng có lẽ họ đang mô tả 1 điều gì đó đúng về chúng ta - 1 điều gì đó mà chúng ta có thể thậm chí không nhìn thấy.
Khi tôi nghe thân chủ nói "Họ nói tôi là người...và tôi đoán mình là người như vậy." Đặc biệt, khi những sự phóng chiếu đó đến từ những thành viên quan trọng trong gia đình, chúng ta có xu hướng dễ bị tổn thương hơn trước ảnh hưởng của họ, và họ có xu hướng lặp đi lặp lại những lời nói/từ ngữ phóng chiếu của họ quá thường xuyên đến nỗi chúng ta khó mà tin rằng những điều họ đang nói là không đúng.
1 người cha cảm thấy như thể ông ấy không bao giờ bì được với bạn bè của ông đã tiến bộ nhanh hơn ông, trong khi ông thì thất nghiệp ở nhà và say tuý luý. Ông ấy có thể nói với đứa con rằng "mày sẽ không được tích sự gì cả." Đây rõ ràng là sự phóng chiếu, vì người cha cảm thấy mình không được tích sự gì, nhưng ông ấy không dám cho phép bản thân ông chấp nhận điều đó và xử lí cảm xúc đó của chính ông, do đó ông chuyển nó sang con trai ông. Đứa con đã nghe điều này rất nhiều lần từ người cha mà nó yêu thương và muốn làm ông hài lòng, đã chấp nhận sự phóng chiếu này như là bản sắc tâm lí của nó và bắt đầu hành động theo nó như thể nó mô tả đầy đủ về bản thân cậu bé.
Đây chỉ là 1 ví dụ của rất nhiều ví dụ về sự phóng chiếu, nhưng nó rõ ràng cho thấy cách chúng ta hình thành nên ý thức về bản thân chúng ta từ những vấn đề của người khác như thế nào. Người cha dễ dàng xem đứa con là vô tích sự. Nhưng nếu đứa con bằng cách nào đó có thể xem điều này không có liên quan gì đến nó mà đúng hơn, tất cả chỉ là những cảm xúc của người cha về bản thân ông ta, thì đứa con sẽ không hợp nhất điều đó vào bản sắc tâm lý của nó và sẽ không bắt đầu hành động như thể nó là đứa vô tích sự. Nhưng thường thì trẻ em không thể có những đánh giá như vậy.
Tuy nhiên, khi nhà trị liệu nói cho thân chủ biết là bố họ sai - rằng ông ấy nói với họ những điều không đúng. Họ có thể thực sự nổi giận với ông ta, thậm chí là căm ghét. Và sự tức giận hoặc căm ghét này (hầu hết mọi người nói rằng 1 đứa con không nên tức giận hoặc ghét bố/mẹ), có thể cứu cuộc đời của đứa trẻ- hoặc ít nhất là ý thức về bản thân của nó.
Sự thật là tất cả bố mẹ đã phóng chiếu những vấn đề chưa được giải quyết của riêng họ lên con cái của họ mà thậm chí không biết khá là phổ biến, vì những phóng chiếu phần lớn là những thôi thúc vô thức. Nhưng khi chúng ta trở thành những người trưởng thành, chúng ta có khả năng nhìn lại thời thơ ấu của chúng ta và bắt đầu nhận ra chúng ta đã chấp nhận những sự phóng chiếu đó như thế nào- đơn giản là vì hiện tại chúng ta có thể nhìn thấy bố mẹ chúng ta rõ ràng hơn.
Bây giờ là 1 thách thức: Hãy nhìn lại bản sắc tâm lí của bạn khi còn là 1 đứa trẻ và bản sắc tâm lí hiện tại bạn có, và lập 1 danh sách tất cả những sự phóng chiếu mà bạn đã hợp nhất chúng vào bản sắc tâm lí của bạn.
Nguồn: PsychologyToday