rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách : “The joy of less, a minimalist living guide” của tác giả Francine Jay.
https://www.mediafire.com/?c11jdc79s3i68eg
Bạn nghĩ gì nếu tôi nói rằng: có ít đồ đạc có thể làm bạn hạnh phúc hơn ? Nghe có vẻ điên rồ vì hằng ngày , chúng ta nhận được hàng ngàn thông điệp ngược lại : mua cái này và bạn sẽ xinh đẹp hơn; mua cái kia và bạn sẽ thành công hơn.
Bạn đã quan sát ngôi nhà mình chưa , những đồ vật bạn mua hoặc được tặng khiến bạn cảm thấy bị quá tải hay là vui sướng ? Khi nhà bạn chất đầy đồ đạc, bạn sẽ không có thời gian, không gian và năng lượng cho những kinh nghiệm mới.
Trở thành người theo phong cách tối giản ( minimalist ) nghĩa là kiểm soát những đồ vật bạn sở hữu. Chúng ta đem lại không gian cho ngôi nhà của mình, làm cho nó rộng mở, thông thoáng.
Nói chung , những vật dụng trong nhà của chúng ta có thể được phân thành 3 loại : Vật dụng hữu ích, vật dụng trang trí/ làm đẹp và vật dụng cảm xúc.
Vật dụng hữu ích là những thứ đồ đạc có tính thực tế, chức năng và giúp chúng ta hoàn thành mọi việc. Một số vật dụng có tầm quan trọng đến sự sinh tồn ; những vật dụng khác giúp cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn một chút. Bạn có thể sẽ nghĩ rằng tất cả vật dụng trong nhà bạn là hữu dụng – nhưng bạn đã từng đọc sách về kỹ năng sinh tồn chưa ? Thực ra thì chúng ta cần rất ít vật dụng để đảm bảo sự sinh tồn : 1 nơi trú ẩn đơn giản, quần áo để duy trì nhiệt độ cơ thể , nước, thức ăn và 1 số đồ chứa, dụng cụ nấu nướng.
Bên cạnh đó, cũng có những vật dụng không cần thiết để sinh tồn nhưng rất hữu dụng như : giường, laptop, bút, sách, đèn , chổi quét bụi...
Nhưng hãy nhớ rằng: để trở nên hữu dụng thì 1 vật phải được sử dụng. Phần đông chúng ta có nhiều vật dụng hữu ích tiềm năng nhưng chúng ta đơn giản là không sử dụng đến chúng.
Trộn lẫn với những vật dụng hữu ích của chúng ta là những đồ vật không có chức năng thực tiễn nhưng nó lại giúp bạn thỏa mãn 1 nhu cầu khác . Ví dụ : 1 cái bình tuyệt đẹp, 1 cái ghế hiện đại mang lại niềm vui và sự thỏa mãn cho chúng ta và do đó, những vật dụng kiểu như vậy có quyền được trở thành 1 phần trong cuộc sống của chúng ta.
Đồ vật cảm xúc gắn liền với một số kiểu ký ức hoặc gắn bó cảm xúc như bộ sưu tập ống sáo của bố bạn , chiếc quần xà lỏn ( quần váy của người Mã lai ) bạn mua dịp trăng mật. Những vật dụng đó gợi nhắc chúng ta về con người, nơi chốn, những sự kiện quan trọng đối với ta. Thường thì chúng bước vào ngôi nhà của bạn dưới hình thức là những món quà, vật được thừa kế hoặc vật kỷ niệm.
Bạn không phải là những thứ bạn sở hữu.
Bạn là bạn và đồ vật là đồ vật; mặc cho những gì nhà quảng cáo nói với bạn. Do đó, chúng ta cần lưu tâm đến những đồ vật mình sở hữu được gọi là “ đồ vật thu hút ”. Đó là những đồ vật chúng ta mua nhằm gây ấn tượng với người khác hoặc để nuông chiều cái “ảo tưởng về bản thân “ của chúng ta. Chúng ta có thể lưỡng lự khi thừa nhận điều này, nhưng chúng ta có thể đã mua nhiều đồ vật nhằm phóng chiếu vào đó hình ảnh bản thân. Ví dụ như xe máy, oto. Chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu đi lại với 1 chiếc xe đơn giản giúp ta đi từ điểm A đến điểm B. Vậy thì tại sao ta phải trả gấp đôi tiền cho 1 chiếc xe “ xa xỉ ” ? Vì các nhà quảng cáo thuyết phục bạn rằng chiếc xe của bạn là sự phóng chiếu của bản thân, tính cách và địa vị xã hội của chúng ta.
Thôi thúc muốn đồng nhất bản thân với đồ vật ăn sâu vào đời sống chúng ta – từ lựa chọn về nhà ở cho đến những đồ vật trong nhà. Phần lớn mọi người sẽ đồng ý rằng 1 ngôi nhà nhỏ, cơ bản là đã thỏa mãn cho như cầu trú ẩn của chúng ta. Nhưng chúng ta được khuyên rằng những vật dụng trong nhà sẽ phản ánh về bản thân ta – và chúng ta nên trưng bày những đồ vật “phù hợp” để gây ấn tượng với người khác. Những nhà quảng cáo còn khuyến khích chúng ta định nghĩa về mình thông qua quần áo – lý tưởng là quần áo hàng hiệu.
Thật không dễ dàng để trở thành 1 người tối giản trong thế giới thông tin đại chúng. Những nhà quảng cáo liên tục dội bom chúng ta với thông điệp rằng sự tích lũy của cải là thước đo thành công. Họ muốn khai thác thực tế rằng việc mua vị trí xã hội thì dễ dàng hơn là đạt được nó. Đã bao nhiêu lần bạn nghe câu “ nhiều hơn là tốt hơn “ hoặc “ quần áo làm nên con người ?” Họ nói rằng nhiều đồ đạc hơn đồng nghĩa hạnh phúc nhiều hơn, trong khi thực tế là nhiều đồ đạc hơn khiến bạn đau đầu nhiều hơn. Việc mua sắm những vật dụng kiểu này chắc chắn mang lại lợi ích cho ai đó nhưng không phải chúng ta.
Chúng ta cũng đồng nhất hóa bản thân với những đồ vật từ trong quá khứ và lưu giữ chúng nhằm chứng minh mình là ai hoặc những thành tựu của chúng ta. Chúng ta hợp lý hóa cho việc lưu giữ chúng rằng đó là bằng chứng của sự thành công của chúng ta. Tuy nhiên, những đồ vật như vậy luôn luôn được đóng thùng và để ở nơi nào đó trong nhà, và nó không chứng minh điều gì cả với mọi người.
Khi chúng ta kiểm tra lại những đồ vật của mình, chúng ta có thể sẽ ngạc nhiên về việc chúng đại diện cho những kỷ niệm trong quá khứ, những hy vọng về tương lai hoặc đại diện cho sự tưởng tượng về bản thân. Không may là việc bạn dành quá nhiều không gian, thời gian và năng lượng cho những đồ vật đó sẽ ngăn cản bạn sống trong hiện tại.
Đôi khi chúng ta sợ rằng việc loại bỏ những món đồ như vậy tương đương với việc từ bỏ 1 phần con người mình. Bất kể việc bạn hiếm khi chơi violin, việc cho đi cây đàn khiến bạn nghĩ là mình sẽ loại bỏ cơ hội trở thành người chơi violin giỏi. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng những kỷ niệm, giấc mơ và tham vọng của chúng ta không nằm trong những đồ vật mà chúng ở trong chúng ta. Chúng ta không phải là những gì mình sở hữu; chúng ta là những gì mình làm, suy nghĩ.
Ít đồ đạc = ít căng thẳng.
Hãy nghĩ về năng lượng bạn tiêu tốn cho việc sở hữu 1 món đồ : lên kế hoạch cho nó, đọc bải tham khảo về nó, tìm nơi mua tốt nhất, kiếm tiền ( hoặc mượn tiền ) để mua nó, đi đến cửa hàng mua sắm, chở nó về nhà, tìm nơi để chứa nó , học cách sử dụng nó, lau chùi nó ( hoặc lau chùi xung quanh nó ) , bảo dưỡng nó, mua thêm phụ tùng cho nó, mua bảo hiểm cho nó, bảo vệ nó , cố gắng không làm hỏng nó, sửa chữa nó và đôi khi là trả thêm phí sửa chữa nó. Và bây giờ nhân con số này với số vật dụng trong nhà bạn. Nó sẽ làm bạn kiệt sức !
Trở thành người chăm sóc cho tất cả những đồ vật trong nhà có thể là 1 công việc toàn thời gian. Với tất cả thời gian, tiền bạc và năng lượng mà đồ vật đòi hỏi, chúng ta có thể bắt đầu cảm nhận rằng đồ vật đang sở hữu chúng ta.
Hãy xem xét về mức độ căng thẳng mà đồ vật có thể gây ra.
Thứ nhất, chúng ta có thể bị stress vì không sở hữu được món đồ đó. Có lẽ chúng ta nhìn thấy nó trong cửa hàng, trong quảng cáo và không thể tưởng tượng được làm thế nào chúng ta có thể sống kể từ bây giờ mà không có nó. Hàng xóm có 1 cái , đồng nghiệp mới mua nó từ tuần trước , và liệu chúng ta có phải là người duy nhất trên thế giới này không sở hữu nó ?
Tiếp theo, chúng ta sẽ bị stress về việc làm thế nào để mua được nó. Chúng ta sẽ lùng sục từ cửa hàng này đến cửa hàng khác ( hoặc xem từ trang web này sang web khác ) để kiểm tra giá và ao ước món đồ được giảm giá. Chúng ta biết rằng mình thực sự không thể mua nó ngay bây giờ nhưng chúng ta muốn có nó ngay bây giờ. Do đó chúng ta sẽ làm thêm giờ hoặc vay mượn tiền , hy vọng mình sẽ trả tiền sau.
Cái ngày mà cuối cùng chúng ta mua đươc nó . Mặt trời tỏa sáng, chim hót véo von và tất cả căng thẳng tan biến ? Hãy suy nghĩ lại đi. Vì chúng ta đã tiêu tốn 1 món tiền cho nó và chúng ta sẽ phải chăm sóc nó. Chúng ta không chỉ đạt được 1 món đồ mới mà còn gánh thêm 1 đống trách nhiệm.
Chúng ta cần phải đảm bảo rằng mình lau chùi nó thường xuyên, vì bụi bẩn sẽ làm nó mau hỏng. Chúng ta phải giữ nó khỏi tầm tay của trẻ con và vật nuôi. Chúng ta phải cẩn thận khi dùng nó để không làm vỡ, làm hỏng nó. Và khi nó bị hỏng ( điều này là không thể tránh khỏi ), chúng ta sẽ căng thẳng và làm thế nào để sửa nó. Chúng ta đi ra ngoài mua bộ phận thay thế. Hoặc gửi nó đến cửa hàng sửa chữa. Hoặc có lẽ chúng ta trì hoãn việc sửa chữa vì không thể xác định được làm thế nào hoặc không muốn xử lý với nó. Và món đồ nằm ở góc nhà nhưng chúng vẫn nằm trong trí óc chúng ta. Hoặc chúng ta không làm hỏng món đồ mà đơn giản là ta chán nó. Cho dù trường hợp gì đi nữa thì chúng ta vẫn cảm thấy 1 chút tội lỗi và không dễ chịu vì tốn quá nhiều tiền và thời gian cho món đồ.
Dường như chúng ta không bao giờ có đủ thời gian trong ngày – có lẽ là vì đồ đạc của chúng ta . Bao nhiêu thời gian quý giá mà chúng ta lãng phí cho việc lau chùi , sửa chữa , bảo quản đồ đạc ? Học tập, vui chơi quan trọng hơn những đồ vật mà bạn sở hữu. Hãy tưởng tượng bạn chỉ còn sở hữu ½ số đồ vật hiện tại. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm! Bạn sẽ giảm được 50% lo lắng và thời gian lau chùi, bảo quản và sửa chữa.
Ít đồ đạc = nhiều tự do hơn.
Quá nhiều đồ đạc có thể làm tinh thần bạn mệt mỏi. Giống như tất cả đồ vật đều có sức hút riêng của nó, và chúng liên tục níu kéo bạn. Chúng ta có thể cảm thấy nặng nề ( theo nghĩa đen ) trong 1 căn phòng chất đầy đồ đạc, quá mệt mỏi và lười biếng để thức dậy và làm việc. Đối lập với khung cảnh 1 căn phòng đầy đồ là 1 căn phòng sạch sẽ, sáng sủa , thưa thớt – trong 1 không gian như vậy, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng , tự do. Khi không phải chịu gánh nặng của đồ vật, chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho mọi việc.
Niềm vui của sự vừa đủ.
Phần lớn chúng ta có thể sẽ đồng ý rằng chúng ta đã có đủ thức ăn, nước uống, quần áo , chỗ ở vừa đủ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Nhưng tại sao chúng ta vẫn cảm thấy thôi thúc mua sắm và sở hữu nhiều hơn ?
Hạnh phúc là muốn những gì bạn có. Khi những mong muốn của bạn được thỏa mãn bởi những đồ vật mà bạn đã có, thì bạn không có nhu cầu kiếm thêm những đồ vật khác. Nhưng để kiểm soát được mong muốn của bạn, chúng ta cần phải hiểu cái gì đã thúc đẩy mong muốn.
Hãy tưởng tượng bạn đang sống ở 1 nơi không có tivi, internet , báo, tạp chí. Chúng ta có thể sống 1 cuộc sống đơn giản, nhưng chúng ta thỏa mãn với những gì mình có. Chúng ta có quần áo ấm, được ăn uống đầy đủ và ở nhà an toàn. Nói 1 cách đơn giản là chúng ta có đầy đủ. Và 1 ngày, có 1 gia đình chuyển đến, họ xây 1 ngôi nhà cạnh nhà chúng ta; nó to hơn và đầy ắp vật dụng. Và cái sự “ đầy đủ” của chúng ta không còn giống trước nữa. Sau đó có nhiều gia đình khác chuyển đến, với những kiểu nhà khác nhau, và chúng ta nhận ra có bao nhiêu đồ vật mình chưa bao giờ sở hữu ! Chúng ta không còn đanh giá sự “ đầy đủ “ của mình 1 cách khách quan ( liệu ngôi nhà của mình có đủ cho gia đình mình ), thay vào đó , chúng ta đánh giá sự “ đầy đủ” của mình trong mối quan hệ với người khác ( liệu ngôi nhà của mình có to, đẹp, mới như hàng xóm ). Nếu chúng ta nhận ra sự đầy đủ trong cuộc sống của mình , đánh giá cao những gì mình có thì chúng ta sẽ không muốn có nhiều hơn nữa. Chúng ta chỉ đơn giàn là tập trung vào những gì mình có hơn là những gì mình không có. Bạn có thể làm 1 bài tập nhỏ về sự “ đầy đủ “ như sau. Những gì bạn cần là 1 tờ giấy và 1 cây bút. Đi khắp ngôi nhà của bạn và lập danh sách tất cả những gì bạn sở hữu. Hãy liệt kê từng quyển sách, từng cái áo, từng cây bút – tất cả những đồ vật riêng lẻ trong nhà bạn. Bạn cảm thấy quá khó ? Hãy thử làm ở từng phòng. Bạn có cảm thấy bị quá tải không ? Bạn vẫn cảm thấy mình thiếu thốn chứ ?
https://www.mediafire.com/?c11jdc79s3i68eg
Bạn nghĩ gì nếu tôi nói rằng: có ít đồ đạc có thể làm bạn hạnh phúc hơn ? Nghe có vẻ điên rồ vì hằng ngày , chúng ta nhận được hàng ngàn thông điệp ngược lại : mua cái này và bạn sẽ xinh đẹp hơn; mua cái kia và bạn sẽ thành công hơn.
Bạn đã quan sát ngôi nhà mình chưa , những đồ vật bạn mua hoặc được tặng khiến bạn cảm thấy bị quá tải hay là vui sướng ? Khi nhà bạn chất đầy đồ đạc, bạn sẽ không có thời gian, không gian và năng lượng cho những kinh nghiệm mới.
Trở thành người theo phong cách tối giản ( minimalist ) nghĩa là kiểm soát những đồ vật bạn sở hữu. Chúng ta đem lại không gian cho ngôi nhà của mình, làm cho nó rộng mở, thông thoáng.
Nói chung , những vật dụng trong nhà của chúng ta có thể được phân thành 3 loại : Vật dụng hữu ích, vật dụng trang trí/ làm đẹp và vật dụng cảm xúc.
Vật dụng hữu ích là những thứ đồ đạc có tính thực tế, chức năng và giúp chúng ta hoàn thành mọi việc. Một số vật dụng có tầm quan trọng đến sự sinh tồn ; những vật dụng khác giúp cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn một chút. Bạn có thể sẽ nghĩ rằng tất cả vật dụng trong nhà bạn là hữu dụng – nhưng bạn đã từng đọc sách về kỹ năng sinh tồn chưa ? Thực ra thì chúng ta cần rất ít vật dụng để đảm bảo sự sinh tồn : 1 nơi trú ẩn đơn giản, quần áo để duy trì nhiệt độ cơ thể , nước, thức ăn và 1 số đồ chứa, dụng cụ nấu nướng.
Bên cạnh đó, cũng có những vật dụng không cần thiết để sinh tồn nhưng rất hữu dụng như : giường, laptop, bút, sách, đèn , chổi quét bụi...
Nhưng hãy nhớ rằng: để trở nên hữu dụng thì 1 vật phải được sử dụng. Phần đông chúng ta có nhiều vật dụng hữu ích tiềm năng nhưng chúng ta đơn giản là không sử dụng đến chúng.
Trộn lẫn với những vật dụng hữu ích của chúng ta là những đồ vật không có chức năng thực tiễn nhưng nó lại giúp bạn thỏa mãn 1 nhu cầu khác . Ví dụ : 1 cái bình tuyệt đẹp, 1 cái ghế hiện đại mang lại niềm vui và sự thỏa mãn cho chúng ta và do đó, những vật dụng kiểu như vậy có quyền được trở thành 1 phần trong cuộc sống của chúng ta.
Đồ vật cảm xúc gắn liền với một số kiểu ký ức hoặc gắn bó cảm xúc như bộ sưu tập ống sáo của bố bạn , chiếc quần xà lỏn ( quần váy của người Mã lai ) bạn mua dịp trăng mật. Những vật dụng đó gợi nhắc chúng ta về con người, nơi chốn, những sự kiện quan trọng đối với ta. Thường thì chúng bước vào ngôi nhà của bạn dưới hình thức là những món quà, vật được thừa kế hoặc vật kỷ niệm.
Bạn không phải là những thứ bạn sở hữu.
Bạn là bạn và đồ vật là đồ vật; mặc cho những gì nhà quảng cáo nói với bạn. Do đó, chúng ta cần lưu tâm đến những đồ vật mình sở hữu được gọi là “ đồ vật thu hút ”. Đó là những đồ vật chúng ta mua nhằm gây ấn tượng với người khác hoặc để nuông chiều cái “ảo tưởng về bản thân “ của chúng ta. Chúng ta có thể lưỡng lự khi thừa nhận điều này, nhưng chúng ta có thể đã mua nhiều đồ vật nhằm phóng chiếu vào đó hình ảnh bản thân. Ví dụ như xe máy, oto. Chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu đi lại với 1 chiếc xe đơn giản giúp ta đi từ điểm A đến điểm B. Vậy thì tại sao ta phải trả gấp đôi tiền cho 1 chiếc xe “ xa xỉ ” ? Vì các nhà quảng cáo thuyết phục bạn rằng chiếc xe của bạn là sự phóng chiếu của bản thân, tính cách và địa vị xã hội của chúng ta.
Thôi thúc muốn đồng nhất bản thân với đồ vật ăn sâu vào đời sống chúng ta – từ lựa chọn về nhà ở cho đến những đồ vật trong nhà. Phần lớn mọi người sẽ đồng ý rằng 1 ngôi nhà nhỏ, cơ bản là đã thỏa mãn cho như cầu trú ẩn của chúng ta. Nhưng chúng ta được khuyên rằng những vật dụng trong nhà sẽ phản ánh về bản thân ta – và chúng ta nên trưng bày những đồ vật “phù hợp” để gây ấn tượng với người khác. Những nhà quảng cáo còn khuyến khích chúng ta định nghĩa về mình thông qua quần áo – lý tưởng là quần áo hàng hiệu.
Thật không dễ dàng để trở thành 1 người tối giản trong thế giới thông tin đại chúng. Những nhà quảng cáo liên tục dội bom chúng ta với thông điệp rằng sự tích lũy của cải là thước đo thành công. Họ muốn khai thác thực tế rằng việc mua vị trí xã hội thì dễ dàng hơn là đạt được nó. Đã bao nhiêu lần bạn nghe câu “ nhiều hơn là tốt hơn “ hoặc “ quần áo làm nên con người ?” Họ nói rằng nhiều đồ đạc hơn đồng nghĩa hạnh phúc nhiều hơn, trong khi thực tế là nhiều đồ đạc hơn khiến bạn đau đầu nhiều hơn. Việc mua sắm những vật dụng kiểu này chắc chắn mang lại lợi ích cho ai đó nhưng không phải chúng ta.
Chúng ta cũng đồng nhất hóa bản thân với những đồ vật từ trong quá khứ và lưu giữ chúng nhằm chứng minh mình là ai hoặc những thành tựu của chúng ta. Chúng ta hợp lý hóa cho việc lưu giữ chúng rằng đó là bằng chứng của sự thành công của chúng ta. Tuy nhiên, những đồ vật như vậy luôn luôn được đóng thùng và để ở nơi nào đó trong nhà, và nó không chứng minh điều gì cả với mọi người.
Khi chúng ta kiểm tra lại những đồ vật của mình, chúng ta có thể sẽ ngạc nhiên về việc chúng đại diện cho những kỷ niệm trong quá khứ, những hy vọng về tương lai hoặc đại diện cho sự tưởng tượng về bản thân. Không may là việc bạn dành quá nhiều không gian, thời gian và năng lượng cho những đồ vật đó sẽ ngăn cản bạn sống trong hiện tại.
Đôi khi chúng ta sợ rằng việc loại bỏ những món đồ như vậy tương đương với việc từ bỏ 1 phần con người mình. Bất kể việc bạn hiếm khi chơi violin, việc cho đi cây đàn khiến bạn nghĩ là mình sẽ loại bỏ cơ hội trở thành người chơi violin giỏi. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng những kỷ niệm, giấc mơ và tham vọng của chúng ta không nằm trong những đồ vật mà chúng ở trong chúng ta. Chúng ta không phải là những gì mình sở hữu; chúng ta là những gì mình làm, suy nghĩ.
Ít đồ đạc = ít căng thẳng.
Hãy nghĩ về năng lượng bạn tiêu tốn cho việc sở hữu 1 món đồ : lên kế hoạch cho nó, đọc bải tham khảo về nó, tìm nơi mua tốt nhất, kiếm tiền ( hoặc mượn tiền ) để mua nó, đi đến cửa hàng mua sắm, chở nó về nhà, tìm nơi để chứa nó , học cách sử dụng nó, lau chùi nó ( hoặc lau chùi xung quanh nó ) , bảo dưỡng nó, mua thêm phụ tùng cho nó, mua bảo hiểm cho nó, bảo vệ nó , cố gắng không làm hỏng nó, sửa chữa nó và đôi khi là trả thêm phí sửa chữa nó. Và bây giờ nhân con số này với số vật dụng trong nhà bạn. Nó sẽ làm bạn kiệt sức !
Trở thành người chăm sóc cho tất cả những đồ vật trong nhà có thể là 1 công việc toàn thời gian. Với tất cả thời gian, tiền bạc và năng lượng mà đồ vật đòi hỏi, chúng ta có thể bắt đầu cảm nhận rằng đồ vật đang sở hữu chúng ta.
Hãy xem xét về mức độ căng thẳng mà đồ vật có thể gây ra.
Thứ nhất, chúng ta có thể bị stress vì không sở hữu được món đồ đó. Có lẽ chúng ta nhìn thấy nó trong cửa hàng, trong quảng cáo và không thể tưởng tượng được làm thế nào chúng ta có thể sống kể từ bây giờ mà không có nó. Hàng xóm có 1 cái , đồng nghiệp mới mua nó từ tuần trước , và liệu chúng ta có phải là người duy nhất trên thế giới này không sở hữu nó ?
Tiếp theo, chúng ta sẽ bị stress về việc làm thế nào để mua được nó. Chúng ta sẽ lùng sục từ cửa hàng này đến cửa hàng khác ( hoặc xem từ trang web này sang web khác ) để kiểm tra giá và ao ước món đồ được giảm giá. Chúng ta biết rằng mình thực sự không thể mua nó ngay bây giờ nhưng chúng ta muốn có nó ngay bây giờ. Do đó chúng ta sẽ làm thêm giờ hoặc vay mượn tiền , hy vọng mình sẽ trả tiền sau.
Cái ngày mà cuối cùng chúng ta mua đươc nó . Mặt trời tỏa sáng, chim hót véo von và tất cả căng thẳng tan biến ? Hãy suy nghĩ lại đi. Vì chúng ta đã tiêu tốn 1 món tiền cho nó và chúng ta sẽ phải chăm sóc nó. Chúng ta không chỉ đạt được 1 món đồ mới mà còn gánh thêm 1 đống trách nhiệm.
Chúng ta cần phải đảm bảo rằng mình lau chùi nó thường xuyên, vì bụi bẩn sẽ làm nó mau hỏng. Chúng ta phải giữ nó khỏi tầm tay của trẻ con và vật nuôi. Chúng ta phải cẩn thận khi dùng nó để không làm vỡ, làm hỏng nó. Và khi nó bị hỏng ( điều này là không thể tránh khỏi ), chúng ta sẽ căng thẳng và làm thế nào để sửa nó. Chúng ta đi ra ngoài mua bộ phận thay thế. Hoặc gửi nó đến cửa hàng sửa chữa. Hoặc có lẽ chúng ta trì hoãn việc sửa chữa vì không thể xác định được làm thế nào hoặc không muốn xử lý với nó. Và món đồ nằm ở góc nhà nhưng chúng vẫn nằm trong trí óc chúng ta. Hoặc chúng ta không làm hỏng món đồ mà đơn giản là ta chán nó. Cho dù trường hợp gì đi nữa thì chúng ta vẫn cảm thấy 1 chút tội lỗi và không dễ chịu vì tốn quá nhiều tiền và thời gian cho món đồ.
Dường như chúng ta không bao giờ có đủ thời gian trong ngày – có lẽ là vì đồ đạc của chúng ta . Bao nhiêu thời gian quý giá mà chúng ta lãng phí cho việc lau chùi , sửa chữa , bảo quản đồ đạc ? Học tập, vui chơi quan trọng hơn những đồ vật mà bạn sở hữu. Hãy tưởng tượng bạn chỉ còn sở hữu ½ số đồ vật hiện tại. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm! Bạn sẽ giảm được 50% lo lắng và thời gian lau chùi, bảo quản và sửa chữa.
Ít đồ đạc = nhiều tự do hơn.
Quá nhiều đồ đạc có thể làm tinh thần bạn mệt mỏi. Giống như tất cả đồ vật đều có sức hút riêng của nó, và chúng liên tục níu kéo bạn. Chúng ta có thể cảm thấy nặng nề ( theo nghĩa đen ) trong 1 căn phòng chất đầy đồ đạc, quá mệt mỏi và lười biếng để thức dậy và làm việc. Đối lập với khung cảnh 1 căn phòng đầy đồ là 1 căn phòng sạch sẽ, sáng sủa , thưa thớt – trong 1 không gian như vậy, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng , tự do. Khi không phải chịu gánh nặng của đồ vật, chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho mọi việc.
Niềm vui của sự vừa đủ.
Phần lớn chúng ta có thể sẽ đồng ý rằng chúng ta đã có đủ thức ăn, nước uống, quần áo , chỗ ở vừa đủ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Nhưng tại sao chúng ta vẫn cảm thấy thôi thúc mua sắm và sở hữu nhiều hơn ?
Hạnh phúc là muốn những gì bạn có. Khi những mong muốn của bạn được thỏa mãn bởi những đồ vật mà bạn đã có, thì bạn không có nhu cầu kiếm thêm những đồ vật khác. Nhưng để kiểm soát được mong muốn của bạn, chúng ta cần phải hiểu cái gì đã thúc đẩy mong muốn.
Hãy tưởng tượng bạn đang sống ở 1 nơi không có tivi, internet , báo, tạp chí. Chúng ta có thể sống 1 cuộc sống đơn giản, nhưng chúng ta thỏa mãn với những gì mình có. Chúng ta có quần áo ấm, được ăn uống đầy đủ và ở nhà an toàn. Nói 1 cách đơn giản là chúng ta có đầy đủ. Và 1 ngày, có 1 gia đình chuyển đến, họ xây 1 ngôi nhà cạnh nhà chúng ta; nó to hơn và đầy ắp vật dụng. Và cái sự “ đầy đủ” của chúng ta không còn giống trước nữa. Sau đó có nhiều gia đình khác chuyển đến, với những kiểu nhà khác nhau, và chúng ta nhận ra có bao nhiêu đồ vật mình chưa bao giờ sở hữu ! Chúng ta không còn đanh giá sự “ đầy đủ “ của mình 1 cách khách quan ( liệu ngôi nhà của mình có đủ cho gia đình mình ), thay vào đó , chúng ta đánh giá sự “ đầy đủ” của mình trong mối quan hệ với người khác ( liệu ngôi nhà của mình có to, đẹp, mới như hàng xóm ). Nếu chúng ta nhận ra sự đầy đủ trong cuộc sống của mình , đánh giá cao những gì mình có thì chúng ta sẽ không muốn có nhiều hơn nữa. Chúng ta chỉ đơn giàn là tập trung vào những gì mình có hơn là những gì mình không có. Bạn có thể làm 1 bài tập nhỏ về sự “ đầy đủ “ như sau. Những gì bạn cần là 1 tờ giấy và 1 cây bút. Đi khắp ngôi nhà của bạn và lập danh sách tất cả những gì bạn sở hữu. Hãy liệt kê từng quyển sách, từng cái áo, từng cây bút – tất cả những đồ vật riêng lẻ trong nhà bạn. Bạn cảm thấy quá khó ? Hãy thử làm ở từng phòng. Bạn có cảm thấy bị quá tải không ? Bạn vẫn cảm thấy mình thiếu thốn chứ ?