Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Truyện ngắn chọn lọc
Phía sau nỗi buồn - Phan Triều Hải
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Asaki_No1" data-source="post: 7056" data-attributes="member: 367"><p>Trong khách sạn tivi có liên tục 24/24 nhờ cái ănten kiểu dáng cong cong như một rađa nhỏ. Loại này nghe đâu thường dân muốn lắp cũng được, mất chừng 300 đô cho cả công cán lẫn TRANG THIẾT BỊ. Ở ĐÂY HẲN SẼ RẺ HƠN CHÚT ÍT. Người ở thành phố lớn đi đâu cũng hay nghĩ những gì của mình cũng là tốt nhất, đắt nhất. Tôi cũng thế đấy. Nhưng không hại gì, đơn giản chỉ là vấn đề tâm lý thôi. Nói về tâm lý, tôi chợt nhớ đến cô bé mới vào làm chung. Người Huế nhé, cực kỳ xinh xắn nhé, nhưng chỉ phải tội nói hơi nhiều. Nguyên nhân chính là gì? Mất chừng một tuần tôi phát hiện ra nói nhiều thì ai cũng nói nhiều (mọi người hễ bắt trúng đài là nói nhiều ngay), nhưng em gái này dễ bị có cảm giác nói nhiều hơn tất cả bởi thích nói về cái tôi, hay của tôi. Mà quả thực, tôi là một đề tài vô tận lại khó phát hiện vì cách đề cập đã trở nên quá tinh vi rồi. Chẳng hạn, một ai đó chỉ vào tủ kính mà khen, “ Chà, cái áo ấy đẹp quá”. Em này sẽ trả lời, “Hồi trước sếp em cũng tặng em một chiếc như thế”. Hay xa xôi hơn, “Nhỏ bạn em cũng có một chiếc như thế”. Mọi người cứ ngạc nhiên không hiểu sao cô bé này có thể tham gia vào tất cả mọi câu chuyện một cách trôi chảy tự nhiên như vậy, ngoài tôi. Nhưng bất hạnh thay, trong cái tuần dày công nghiên cứu ấy, tôi cũng phát hiện ra chính mình cũng mắc phải căn bệnh đó, và phát hoảng. Ðấy không phải là chuyện chơi, đấy là một cơn dịch thật sự, thế hệ này lây cho thế hệ khác. Người này không bao giờ muốn thua kém người kia, rằng, “Bạn mày như thế này hả ? Tao cũng biết một người như thế”. Hay tồi tệ hơn, như thế này. Năm ngoái, tôi nằm viện mổ ruột thừa. Chú tôi đến, ngồi bên giường bệnh, câu đầu tiên là, “Mi bị ri nhằm nhò chi. Tau còn có lúc tưởng bị ung thư nữa ấy chứ”. Sau khi phát hiện ra điều đó tôi câm bặt suốt một tuần, nhưng sự ăn năn ấy đã quá muộn màng và chỉ sau một tuần tôi lại trở về nếp cũ. </p><p></p><p></p><p>Bà con xa lâu ngày không gặp hay hỏi, “Công việc của mày là gì ?”. Tôi trả lời. Sau đó thể nào cũng nghe hỏi tiếp, “Nhưng cụ thể là gì?”. Những lúc ấy tôi đã cố gắng trình bày toàn bộ những gì mình thường làm trong một ngày để minh họa. Thế nhưng càng trình bày thì lại càng rối rắm. Tôi kinh ngạc nhận ra chỉ có 20% là khối lượng công việc ra việc thật sự. Còn tất tần tật những phần trăm khác chỉ là một mớ hỗn độn vặt vãnh không có tên gọi, và có lẽ, không có ý nghĩa nữa. Khốn khổ thay, chính sự vô nghĩa ấy đôi khi mệnh hệ làm sao. </p><p>- Anh đừng có mà nhăn nhó thế. </p><p>- Có gì đâu. </p><p>- Có. Em cảm thấy rõ ràng như vậy. </p><p>- Em nhạy cảm quá.</p><p>- Có gì anh cứ nói thẳng ra đi. </p><p>- Không có gì. Chuyện vặt. </p><p>- Có phải do em đến muộn không ? </p><p>- Rồi sao nữa? - Em phải làm nốt công việc, anh biết chứ? </p><p>- Biết, biết. Bảy giờ, tám giờ, chín giờ... lúc nào cũng công việc. Vô tận.</p><p>- Thế thì chỉ nên gặp nhau một lần vào Chủ nhật vậy.</p><p>- Ðược thôi. </p><p></p><p>Yêu đương là cả một quá trình. Thế này, ban đầu là sôi nổi, vồ vập, quay quắt, săn đón, cường điệu, lúc nào cũng như điên lên, lúc nào cũng như chết được. Sau đó là những chuyện hết sức thường nhật, hết sức vớ vẩn nhưng luôn luôn mang một chút mệnh hệ nào đó. Gom nhiều chút đó lại thì có chuyện. Thật tình, ở tuổi này mà cứ lý sự mãi về thảm bại của những cuộc tình thì nghe kệch cỡm thật. Chỉ có là được hay là không. Biết yêu không? Biết giữ không? Và cuối cùng (mong sao không phải dùng đến) là biết cách chia tay không? Mỗi thứ đều phải học, học từ kinh nghiệm. Thảo nào, phụ huynh, cô dì, chú bác, cứ nhìn đám thanh niên yêu nhau mà thái độ điềm tĩnh bao dung làm sao. Nghĩ mà thẹn cho sự tự tin thái quá của mình. </p><p></p><p></p><p>Những ngày sau tôi hay ra bờ hồ. Bão đang nghỉ ngơi giữa hai lần đến, để lại một thành phố xác xơ trong cái oi nồng của một nồi xông mờ mịt. hơi nước. Suốt một dãy phố là NHỮNG KEM PHÁP, KEM Ý, KEM MỸ, NÀO LÀ BASKIN ROBIN, HAY 31 mùi...Kiểu trưng bảng Tây này mới hấp dẫn làm sao, không những ngon mà còn sang trọng nữa. Thế nhưng chúng vẫn không át được cái khung cảnh thân QUEN MÀ LẠ LẪM CỦA MỘT BỜ HỒ ĐÔNG NGHỊT NGƯỜI RA HÓNG MÁT. Ở ĐÂY, MỖI NGƯỜI NHƯ CÓ MỘT MẢNH SÂN CỦA RIÊNG mình, tự nhiên, thân tình. Từng nhóm đánh cờ, những con cờ mẻ góc chạy qua chạy lại xành xạch trên những bàn tay cũ kỹ của tuổi năm mươi. Ðám thanh niên ngồi trên bờ đá xem câu cá, nghe dây câu bắn vun vút ra xa, như những tia nước mảnh dẻ mà sắc. Thỉnh thoảng một con cá bạc lấp loáng bị hất lên khiến cả một góc bờ hồ trở nên loạng choạng. Một ông cụ dắt xe đạp dừng bên cạnh tôi, thong thả gỡ chiếc ghế xếp xuống, rồi tìm nơi phẳng phiu mà ngồi hướng ra ngoài, hai tay đặt trên đùi, khuôn mặt da mồi nom bình thản lạ lùng. Tôi nghe nói dưới hồ này có những con rùa 300 hay 500 năm tuổi, ông lão này chừng bảy mươi tuổi, còn tôi hai mươi bảy. Tôi còn rất nhiều việc chưa làm ở phía trước, nhưng lúc này, tôi có cảm giác rằng, tất cả những gì tôi sẽ lamứ chỉ là một sự lặp lại những gì mà những người khác đã làm trong hàng ngàn năm qua. Nếu may ra sống được êm xuôi, một ngày hè oi nồng nào đó tôi cũng sẽ là một lão ông phúc hậu như thế này, tóc bạc da mồi như thế, bình an như thế. Lúc ấy, những lo toan phiền muộn về tiền bạc hay tình yêu hẳn phải nhường bước cho niềm vui được đón trọn vẹn thêm một ngày mới. Tôi sẽ ngồi bên một bờ hồ nào đó, trong khi ở nhà, một bà cụ (cũng phúc hậu) đang an nhàn với đám cháu chắt của mình. Lúc ấy cái xinh tươi trẻ trung của chúng ta bây giờ đã đi về đâu nhỉ? Lúc ấy mà bất chợt lỡ nghĩ về một thời yêu đương sóng gió, hay ganh đua thì sẽ có cảm giác như thế nào nhỉ? Và người đàn bà của tôi đó sẽ là ai trong tất cả những thiếu nữ mà tôi đã gặp, là em chăng? Hay là một ai khác? Càng nghĩ càng rối. Càng nghĩ càng quẩn. Và đỉnh cao của sự quẩn đó là vào lúc nửa đêm, khi tôi tỉnh dậy ráo hoảnh mà không có lý do nào cả. Tôi cảm thấy mình đang ngủ và thức trong một chương trình định sẵn. Thật thế, thử liệt kê những chuyện không hề dự báo được mà xem. Này nhé: Năm 1995, tháng Bảy, đi Thái Lan (sự kiện này rất đáng kể vì cho đến nay đi được nước ngoài hãy còn là một nỗi tự hào âm thầm), tháng Tám, Chi xuất hiện. Tháng Chín, tháng Mười và những tháng tiếp theo không có gì đặc biệt ngoài những cuộc vui liên tiếp. Năm 1996, tháng Hai, tháng này là đỉnh cao của sự vui tươi, tôi nói với Chi là”Chúng ta sẽ lấy nhau nhé”, Chi cười. Tháng Ba, sau Tết ai cũng mệt mỏi, Chi thường xuyên cáu gắt. Tôi bị kỷ luật. Tháng Tư, lần đầu tiên Chi nói chia tay. Tháng Năm, Chi nói chia tay hai lần, tôi nói chia tay một lần. Và những tháng sau là hỗn loạn. Ðấy, toàn là những sự kiện mình không thể lường hết được. Tôi ngồi thừ một lúc, đầu óc minh bạch hẳn ra. Những phiền muộn rất nhỏ không sao giải quyết được ấy chỉ chứng tỏ một điều là, đường đi nước bước của mỗi người đã được chương trình hóa sẵn rồi. Và có thể kết hợp khoa học kỹ thuật với duy tâm mà rằng, có một cái computer khổng lồ và siêu việt ở đâu đó đã hoạch định đời sống của mình. Kiểu lập luận này mà va phải những cái đầu chứa đầy sách vở của đám em trai, em gái ở nhà thì thể nào cũng có một cuộc tranh luận nảy lửa. Nhưng liệu chúng có biết rằng, nỗi buồn, thì không thể nào vo viên ném ra ngoài cửa sổ được không? Và phải có một lối thoát nào chứ. Ðỉnh cao của sự quẫn trí ấy cứ kéo dài cho đến bảy giờ sáng và chấm dứt bằng một cú điện thoại bất thường của mẹ tôi gọi ra. Nói là bất thường, bởi vì theo quan niệm đúng đắn của bà, điện thoại đường dài luôn luôn đắt một cách bất hợp lý. Mẹ thông báo rằng, Chi sáng nay đã đem trả lại hết những vật kỷ niệm. Rồi hoang mang, mẹ hỏi. </p><p>- Phải làm gì đây ? </p><p>- Cứ giữ lấy, mẹ ạ. - Tôi nói. </p><p>- Thế con... - Mẹ nói, giọng thương xót. </p><p>- Không có gì. Không sao đâu. - Tôi đáp. </p><p></p><p></p><p>Tôi bật tivi. Bản tin sáng có nhấn mạnh là Carl Lewis đã đoạt huy chương vàng nhảy xa nam và Michael Johnson thống lĩnh đường chạy 200m và 400m với một kỷ lục Olympic và một kỷ lục Thế Giới. Những tay này phi thường thật. Nếu thi đấu mà cứ phân tâm vì vợ ở nhà kèo nhèo suốt thì còn làm ăn được gì. Lắm lúc phải công nhận sống thiên về tình cảm quá cũng hỏng việc. Chỉ cần biết mình phải làm gì, và tập trung làm cho được điều đó là xong. Tôi mở nhạc thật to và thu xếp vali. Lẫn giữa áo quần là cuốn album một thời đã như là vị thần hộ mệnh không rời. Này là ở biển. Này ở trên tàu. Này là buổi chiều. Chi cười rất tươi. Cuối cùng là hình Chi ở chùa trên núi, đứng bên cạnh một tấm biển khắc chữ vàng. Mặt em kênh kênh, lơ láo mà vui tươi lạ. Biển đề: </p><p></p><p>Tự mình điều ác làm </p><p>Tự mình làm nhiễm ô </p><p>Tự mình ác không làm </p><p>Tự mình làm thanh tịnh </p><p>Thanh tịnh không thanh tịnh </p><p>Ðều do tự chính mình </p><p>Không ai thanh tịnh ai </p><p></p><p>Tôi thiệt tình muốn suy nghĩ sâu hơn nữa về những điều trong tấm biển đó, vì thích cái không khí phiêu diêu ngồ ngộ trong từng dòng chữ. Nhưng xung quanh hỗn độn quá. Nhạc thì đang chuyển qua một trong những bài thời thượng nhất của Michael Learns To Rock. Tivi chiếu đi chiếu lại hết cảnh Carl Lewis ba mươi lăm tuổi nhảy bước phi thường nhất trong đời mình, lại đến cảnh Michael Johnson quấn cờ Mỹ chạy tung tăng khắp sân vận động, và xen vào đó là những mảnh vỡ cùng hành lý của chiếc TWA-800 vẫn bập bềnh trên sóng nước. Các cơ quan chức năng đang đặt nghi ngờ không biết tai nạn này là do lỗi kỹ thuật hay do khủng bố để rồi kết luận một câu mơ hồ đại loại: Còn lâu mới tìm ra ! </p><p></p><p></p><p>Phan Triều Hải 9.1996</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Asaki_No1, post: 7056, member: 367"] Trong khách sạn tivi có liên tục 24/24 nhờ cái ănten kiểu dáng cong cong như một rađa nhỏ. Loại này nghe đâu thường dân muốn lắp cũng được, mất chừng 300 đô cho cả công cán lẫn TRANG THIẾT BỊ. Ở ĐÂY HẲN SẼ RẺ HƠN CHÚT ÍT. Người ở thành phố lớn đi đâu cũng hay nghĩ những gì của mình cũng là tốt nhất, đắt nhất. Tôi cũng thế đấy. Nhưng không hại gì, đơn giản chỉ là vấn đề tâm lý thôi. Nói về tâm lý, tôi chợt nhớ đến cô bé mới vào làm chung. Người Huế nhé, cực kỳ xinh xắn nhé, nhưng chỉ phải tội nói hơi nhiều. Nguyên nhân chính là gì? Mất chừng một tuần tôi phát hiện ra nói nhiều thì ai cũng nói nhiều (mọi người hễ bắt trúng đài là nói nhiều ngay), nhưng em gái này dễ bị có cảm giác nói nhiều hơn tất cả bởi thích nói về cái tôi, hay của tôi. Mà quả thực, tôi là một đề tài vô tận lại khó phát hiện vì cách đề cập đã trở nên quá tinh vi rồi. Chẳng hạn, một ai đó chỉ vào tủ kính mà khen, “ Chà, cái áo ấy đẹp quá”. Em này sẽ trả lời, “Hồi trước sếp em cũng tặng em một chiếc như thế”. Hay xa xôi hơn, “Nhỏ bạn em cũng có một chiếc như thế”. Mọi người cứ ngạc nhiên không hiểu sao cô bé này có thể tham gia vào tất cả mọi câu chuyện một cách trôi chảy tự nhiên như vậy, ngoài tôi. Nhưng bất hạnh thay, trong cái tuần dày công nghiên cứu ấy, tôi cũng phát hiện ra chính mình cũng mắc phải căn bệnh đó, và phát hoảng. Ðấy không phải là chuyện chơi, đấy là một cơn dịch thật sự, thế hệ này lây cho thế hệ khác. Người này không bao giờ muốn thua kém người kia, rằng, “Bạn mày như thế này hả ? Tao cũng biết một người như thế”. Hay tồi tệ hơn, như thế này. Năm ngoái, tôi nằm viện mổ ruột thừa. Chú tôi đến, ngồi bên giường bệnh, câu đầu tiên là, “Mi bị ri nhằm nhò chi. Tau còn có lúc tưởng bị ung thư nữa ấy chứ”. Sau khi phát hiện ra điều đó tôi câm bặt suốt một tuần, nhưng sự ăn năn ấy đã quá muộn màng và chỉ sau một tuần tôi lại trở về nếp cũ. Bà con xa lâu ngày không gặp hay hỏi, “Công việc của mày là gì ?”. Tôi trả lời. Sau đó thể nào cũng nghe hỏi tiếp, “Nhưng cụ thể là gì?”. Những lúc ấy tôi đã cố gắng trình bày toàn bộ những gì mình thường làm trong một ngày để minh họa. Thế nhưng càng trình bày thì lại càng rối rắm. Tôi kinh ngạc nhận ra chỉ có 20% là khối lượng công việc ra việc thật sự. Còn tất tần tật những phần trăm khác chỉ là một mớ hỗn độn vặt vãnh không có tên gọi, và có lẽ, không có ý nghĩa nữa. Khốn khổ thay, chính sự vô nghĩa ấy đôi khi mệnh hệ làm sao. - Anh đừng có mà nhăn nhó thế. - Có gì đâu. - Có. Em cảm thấy rõ ràng như vậy. - Em nhạy cảm quá. - Có gì anh cứ nói thẳng ra đi. - Không có gì. Chuyện vặt. - Có phải do em đến muộn không ? - Rồi sao nữa? - Em phải làm nốt công việc, anh biết chứ? - Biết, biết. Bảy giờ, tám giờ, chín giờ... lúc nào cũng công việc. Vô tận. - Thế thì chỉ nên gặp nhau một lần vào Chủ nhật vậy. - Ðược thôi. Yêu đương là cả một quá trình. Thế này, ban đầu là sôi nổi, vồ vập, quay quắt, săn đón, cường điệu, lúc nào cũng như điên lên, lúc nào cũng như chết được. Sau đó là những chuyện hết sức thường nhật, hết sức vớ vẩn nhưng luôn luôn mang một chút mệnh hệ nào đó. Gom nhiều chút đó lại thì có chuyện. Thật tình, ở tuổi này mà cứ lý sự mãi về thảm bại của những cuộc tình thì nghe kệch cỡm thật. Chỉ có là được hay là không. Biết yêu không? Biết giữ không? Và cuối cùng (mong sao không phải dùng đến) là biết cách chia tay không? Mỗi thứ đều phải học, học từ kinh nghiệm. Thảo nào, phụ huynh, cô dì, chú bác, cứ nhìn đám thanh niên yêu nhau mà thái độ điềm tĩnh bao dung làm sao. Nghĩ mà thẹn cho sự tự tin thái quá của mình. Những ngày sau tôi hay ra bờ hồ. Bão đang nghỉ ngơi giữa hai lần đến, để lại một thành phố xác xơ trong cái oi nồng của một nồi xông mờ mịt. hơi nước. Suốt một dãy phố là NHỮNG KEM PHÁP, KEM Ý, KEM MỸ, NÀO LÀ BASKIN ROBIN, HAY 31 mùi...Kiểu trưng bảng Tây này mới hấp dẫn làm sao, không những ngon mà còn sang trọng nữa. Thế nhưng chúng vẫn không át được cái khung cảnh thân QUEN MÀ LẠ LẪM CỦA MỘT BỜ HỒ ĐÔNG NGHỊT NGƯỜI RA HÓNG MÁT. Ở ĐÂY, MỖI NGƯỜI NHƯ CÓ MỘT MẢNH SÂN CỦA RIÊNG mình, tự nhiên, thân tình. Từng nhóm đánh cờ, những con cờ mẻ góc chạy qua chạy lại xành xạch trên những bàn tay cũ kỹ của tuổi năm mươi. Ðám thanh niên ngồi trên bờ đá xem câu cá, nghe dây câu bắn vun vút ra xa, như những tia nước mảnh dẻ mà sắc. Thỉnh thoảng một con cá bạc lấp loáng bị hất lên khiến cả một góc bờ hồ trở nên loạng choạng. Một ông cụ dắt xe đạp dừng bên cạnh tôi, thong thả gỡ chiếc ghế xếp xuống, rồi tìm nơi phẳng phiu mà ngồi hướng ra ngoài, hai tay đặt trên đùi, khuôn mặt da mồi nom bình thản lạ lùng. Tôi nghe nói dưới hồ này có những con rùa 300 hay 500 năm tuổi, ông lão này chừng bảy mươi tuổi, còn tôi hai mươi bảy. Tôi còn rất nhiều việc chưa làm ở phía trước, nhưng lúc này, tôi có cảm giác rằng, tất cả những gì tôi sẽ lamứ chỉ là một sự lặp lại những gì mà những người khác đã làm trong hàng ngàn năm qua. Nếu may ra sống được êm xuôi, một ngày hè oi nồng nào đó tôi cũng sẽ là một lão ông phúc hậu như thế này, tóc bạc da mồi như thế, bình an như thế. Lúc ấy, những lo toan phiền muộn về tiền bạc hay tình yêu hẳn phải nhường bước cho niềm vui được đón trọn vẹn thêm một ngày mới. Tôi sẽ ngồi bên một bờ hồ nào đó, trong khi ở nhà, một bà cụ (cũng phúc hậu) đang an nhàn với đám cháu chắt của mình. Lúc ấy cái xinh tươi trẻ trung của chúng ta bây giờ đã đi về đâu nhỉ? Lúc ấy mà bất chợt lỡ nghĩ về một thời yêu đương sóng gió, hay ganh đua thì sẽ có cảm giác như thế nào nhỉ? Và người đàn bà của tôi đó sẽ là ai trong tất cả những thiếu nữ mà tôi đã gặp, là em chăng? Hay là một ai khác? Càng nghĩ càng rối. Càng nghĩ càng quẩn. Và đỉnh cao của sự quẩn đó là vào lúc nửa đêm, khi tôi tỉnh dậy ráo hoảnh mà không có lý do nào cả. Tôi cảm thấy mình đang ngủ và thức trong một chương trình định sẵn. Thật thế, thử liệt kê những chuyện không hề dự báo được mà xem. Này nhé: Năm 1995, tháng Bảy, đi Thái Lan (sự kiện này rất đáng kể vì cho đến nay đi được nước ngoài hãy còn là một nỗi tự hào âm thầm), tháng Tám, Chi xuất hiện. Tháng Chín, tháng Mười và những tháng tiếp theo không có gì đặc biệt ngoài những cuộc vui liên tiếp. Năm 1996, tháng Hai, tháng này là đỉnh cao của sự vui tươi, tôi nói với Chi là”Chúng ta sẽ lấy nhau nhé”, Chi cười. Tháng Ba, sau Tết ai cũng mệt mỏi, Chi thường xuyên cáu gắt. Tôi bị kỷ luật. Tháng Tư, lần đầu tiên Chi nói chia tay. Tháng Năm, Chi nói chia tay hai lần, tôi nói chia tay một lần. Và những tháng sau là hỗn loạn. Ðấy, toàn là những sự kiện mình không thể lường hết được. Tôi ngồi thừ một lúc, đầu óc minh bạch hẳn ra. Những phiền muộn rất nhỏ không sao giải quyết được ấy chỉ chứng tỏ một điều là, đường đi nước bước của mỗi người đã được chương trình hóa sẵn rồi. Và có thể kết hợp khoa học kỹ thuật với duy tâm mà rằng, có một cái computer khổng lồ và siêu việt ở đâu đó đã hoạch định đời sống của mình. Kiểu lập luận này mà va phải những cái đầu chứa đầy sách vở của đám em trai, em gái ở nhà thì thể nào cũng có một cuộc tranh luận nảy lửa. Nhưng liệu chúng có biết rằng, nỗi buồn, thì không thể nào vo viên ném ra ngoài cửa sổ được không? Và phải có một lối thoát nào chứ. Ðỉnh cao của sự quẫn trí ấy cứ kéo dài cho đến bảy giờ sáng và chấm dứt bằng một cú điện thoại bất thường của mẹ tôi gọi ra. Nói là bất thường, bởi vì theo quan niệm đúng đắn của bà, điện thoại đường dài luôn luôn đắt một cách bất hợp lý. Mẹ thông báo rằng, Chi sáng nay đã đem trả lại hết những vật kỷ niệm. Rồi hoang mang, mẹ hỏi. - Phải làm gì đây ? - Cứ giữ lấy, mẹ ạ. - Tôi nói. - Thế con... - Mẹ nói, giọng thương xót. - Không có gì. Không sao đâu. - Tôi đáp. Tôi bật tivi. Bản tin sáng có nhấn mạnh là Carl Lewis đã đoạt huy chương vàng nhảy xa nam và Michael Johnson thống lĩnh đường chạy 200m và 400m với một kỷ lục Olympic và một kỷ lục Thế Giới. Những tay này phi thường thật. Nếu thi đấu mà cứ phân tâm vì vợ ở nhà kèo nhèo suốt thì còn làm ăn được gì. Lắm lúc phải công nhận sống thiên về tình cảm quá cũng hỏng việc. Chỉ cần biết mình phải làm gì, và tập trung làm cho được điều đó là xong. Tôi mở nhạc thật to và thu xếp vali. Lẫn giữa áo quần là cuốn album một thời đã như là vị thần hộ mệnh không rời. Này là ở biển. Này ở trên tàu. Này là buổi chiều. Chi cười rất tươi. Cuối cùng là hình Chi ở chùa trên núi, đứng bên cạnh một tấm biển khắc chữ vàng. Mặt em kênh kênh, lơ láo mà vui tươi lạ. Biển đề: Tự mình điều ác làm Tự mình làm nhiễm ô Tự mình ác không làm Tự mình làm thanh tịnh Thanh tịnh không thanh tịnh Ðều do tự chính mình Không ai thanh tịnh ai Tôi thiệt tình muốn suy nghĩ sâu hơn nữa về những điều trong tấm biển đó, vì thích cái không khí phiêu diêu ngồ ngộ trong từng dòng chữ. Nhưng xung quanh hỗn độn quá. Nhạc thì đang chuyển qua một trong những bài thời thượng nhất của Michael Learns To Rock. Tivi chiếu đi chiếu lại hết cảnh Carl Lewis ba mươi lăm tuổi nhảy bước phi thường nhất trong đời mình, lại đến cảnh Michael Johnson quấn cờ Mỹ chạy tung tăng khắp sân vận động, và xen vào đó là những mảnh vỡ cùng hành lý của chiếc TWA-800 vẫn bập bềnh trên sóng nước. Các cơ quan chức năng đang đặt nghi ngờ không biết tai nạn này là do lỗi kỹ thuật hay do khủng bố để rồi kết luận một câu mơ hồ đại loại: Còn lâu mới tìm ra ! Phan Triều Hải 9.1996 [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Truyện ngắn chọn lọc
Phía sau nỗi buồn - Phan Triều Hải
Top