Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Truyện ngắn chọn lọc
Phía sau nỗi buồn - Phan Triều Hải
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Asaki_No1" data-source="post: 7054" data-attributes="member: 367"><p>Trưa, khi ngồi trên máy bay đi vào vùng bão mà mãi không hạ cánh được, tôi đã tự hỏi liệu mình có chết lúc này không. Và cái chết có thực sự đáng sợ lắm không? Tôi đang bay cùng chiếc Boeing 747 loại mới, thế mà nó chỉ như một cái lá trong cơn bão. Người ở những hàng ghế bên đã vội vã tìm túi nôn khiến MŨI TÔI CAY CAY. Ừ, LIỆU CÁI CHẾT CÓ ĐÁNG SỢ LẮM không nhỉ? Hôm nay là ngày thứ tám hay thứ chín gì đó của Olympic Atlanta, có lẽ tôi sẽ không kịp xem Carl Lewis nhảy xa hay Michael Johnson dứt điểm cuộc chạy 400m như thế nào. Trước Olympic hai ngày, một chiếc TWA-800 của Mỹ rơi ngoài đại dương. Những hình ảnh kinh hoàng đó phủ đầy các kênh truyền hình trong những ngày qua. Những khuôn mặt thất thần, những dáng ngồi chờ đợi. Kinh hoàng cho những người ở lại. Còn những người đi trên chuyến bay đó còn lại gì? Chỉ là một dấu chấm hết to tướng mà thôi. Cô tiếp viên hỏi tôi, “Anh cần thêm túi nôn không?”. Tôi không đáp được, tôi mệt lắm, vả lại tôi đang bận nghĩ. Thế đấy, cái chết thật ra chỉ dễ sợ khi người ta ngồi mà chứng kiến hay ngắm nghía, chứ một khi nó đã đến thì không có gì để nói nhiều. Chấm dứt mọi chuyện. Trong một tích tắc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Mãi mãi như thế. </p><p></p><p></p><p>Máy bay cứ nhồi lên nhồi xuống tìm cách hạ cánh. Tôi ngồi ngay cửa thoát hiểm thấy cái cánh dài của nó nghiêng ngả phe phẩy như quạt. Các cô tiếp viên bận bịu túi bụi, tóc tai xổ cả ra. Những chiếc áo hồng giờ cứ nhòe nhòe như những vệt màu ướt. Nào chăn nào nước nào khăn. Cổ tôi đắng nghét. Nếu chết mà lại nhẹ nhàng như một dấu chấm hết thế kia thì cái gì mới đáng sợ nhất nhỉ? Tiền bạc à? Cũng không. Thời buổi này có bị đẩy ra đường với hai tay trắng cũng khó mà chết vì đói rũ. Sự nghiệp à? Cũng không. Thành bại cũng là một cái gì đó mơ hồ lắm. Thế thì gì? Nhất định phải có một cái gì đó khiến người ta sợ, người ta bất lực, chứ nếu không, ai cũng vênh vênh váo váo cả thì loạn mất. Tiếng tiếp viên nói qua loa nhỏ: “Máy bay chúng ta sẽ quay lại N. chờ hết bão”. Giọng này rất hợp với kiểu nói: “Ghét anh quá đi THÔI !”. À, TÔI NHỚ RA TÔI ĐANG ĐI đâu. Tôi đang chạy trốn. Khi trốn là đã biết sợ rồi. Vậy thì có thể kết luận ngay rằng, sợ hơn cả cái chết, là nỗi buồn. </p><p></p><p></p><p>Không ai có thể vo viên nỗi buồn mà ném ra ngoài cửa sổ, dù biết giữ trong lòng là héo úa lắm, bức bối lắm, không thoát được. Lúc ngồi ở phòng chờ tôi lang thang xem hai tay thanh niên người Pháp tóc vàng hoe mồ hồi mồ kê nhễ nhại đá cầu, trong khi nhân viên sân bay cứ thắt thỏm không biết nên cấm hay nên cho phép cái trò chơi quá đỗi tự nhiên bụi đời này. Tôi len vào giữa cả bọn và nhặt được một tờ chuyên đề điện ảnh đầy những câu vớ vẩn đặt ra cho mấy diễn viên Hồng Kông. Trong đó có ảnh một chàng bị thất tình nhưng mặt mày béo tốt chải chuốt khiến tôi dí mũi vào. Chàng kể, khi bị bồ bỏ, chàng đã quay về nhà mà khóc sướt mướt. Mẹ chàng mới bảo rằng, “Mẹ mong rằng ngày mẹ chết con cũng có thể khóc như vậy”. Câu này báo chơi chữ italic khiến tôi chạnh lòng hết sức. Và suốt buổi, cái câu nói có tính giáo dục cao ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Quả thật, buồn bã bởi yêu đương chỉ là trò của con trẻ, đứng bên ngoài nhìn vào trông hết sức cải lương (xin lỗi !). Nhất người buồn lại là đàn ông. Tệ ! Nhưng đã nói rồi, làm sao mà thoát được đây. Du dương với một em khác ư? Càng chán chường ghê hơn. Ðọc truyện cười ư? Càng thấy nhạt nhẽo hơn. Và thế là tôi đã chạy trốn với đúng nghĩa của nó. Tôi bảo với Chi rằng, “Mọi chuyện khiến anh chịu hết nổi rồi. Anh đi một tuần”. Khi nói vậy, để giảm phần ướt át, tôi đã không chìa cho nàng xem cái vé đã mua từ lâu mà chỉ bình thản quay đi một cách ấn tượng. Chi đau khổ,”Anh đi thật sao? Anh đi thật sao?”. Cái câu đầy yêu thương ấy cứ ám ảnh tôi mãi, và nó là biểu hiện vật chất của nỗi buồn khủng khiếp mà lâu nay tôi không sao diễn đạt được. </p><p></p><p></p><p>Ở N., suốt hai tiếng đồng hồ gặm cái bánh mì tròn dai nhách có kẹp chả mềm cùng một ly nước ngọt, tôi chỉ biết nhìn ra ngoài cửa kính, ngắm mây bay phù phù qua núi mà không nghĩ gì. Hình như tôi có ngủ chập chờn một lát, chân gác lên cái túi du lịch. Bên cạnh tôi, một gia đình trẻ chiếm hẳn chiếc ghế dài. Ðôi vợ chồng rất đẹp. Người đàn ông vạm vỡ, mắt kính đen sang trọng. Người vợ da nâu, mũi thẳng và mắt thì có cái nhìn đầy như muốn hớp hồn người ta. Suốt buổi, hai vợ chồng không nói với nhau một lời nào. Chỉ có con bé con chạy qua chạy lại giữa hai người, liến thoắng. Ðó là một con bé có khuôn mặt người lớn, mà bất hạnh thay, khuôn mặt ấy xấu xí lạ lùng. Nó chạy quanh phòng đợi và thỉnh thoảng lại lâm vào ngõ cụt. “Chú để chân xuống cho cháu qua nào !”, nó nói với tôi, giọng nhanh và chuẩn. Cứ thế, con bé chạy qua chạy lại nhưng không tỏ vẻ tha thiết với người nào và trí tưởng tượng nghèo nàn nhưng rảnh rang của tôi bắt đầu vẽ nên một câu chuyện có chiều hướng không tốt lắm với những gì mình nhìn thấy. Thêm hai tiếng đồng hồ trôi qua nữa, trời tối dần và trên đầu núi mây bay chậm rãi hơn nhưng vẫn dày đặc khiến giữa cái sân bay xa lạ này tình cảnh mọi người nom càng có vẻ thê thiết giả tạo hơn. Ðúng sáu giờ chiều, tiếng tiếp viên hàng không lại vang lên, rõ ràng mạch lạc, “Bão tan”. Lần này là giọng tự tin của người không còn nợ nần gì ai nữa. Giọng này rất giống kiểu nói “Thôi đi !” của Chi khi em phủi tay. Gia đình con con bên cạnh tôi thu xếp đồ đạc. Người phụ nữ kéo lê túi xách đi trước, đứa trẻ thì nắm chặt tay cha dẫn đường. Ðó là một người đàn ông khiếm thị. Ðường xuống cầu thang đông nghẹt người ùn lại, gia đình ba người đó nép vào một góc. Ðứa bé vẫn nắm chặt tay cha, còn người phụ nữ thì vén tóc duyên dáng, mắt nhìn qua tôi vẫn rất đầy, bình thản. Tôi xách cái túi nhẹ bỗng của mình lên, lòng nhen nhóm một nỗi hổ thẹn nho nhỏ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Asaki_No1, post: 7054, member: 367"] Trưa, khi ngồi trên máy bay đi vào vùng bão mà mãi không hạ cánh được, tôi đã tự hỏi liệu mình có chết lúc này không. Và cái chết có thực sự đáng sợ lắm không? Tôi đang bay cùng chiếc Boeing 747 loại mới, thế mà nó chỉ như một cái lá trong cơn bão. Người ở những hàng ghế bên đã vội vã tìm túi nôn khiến MŨI TÔI CAY CAY. Ừ, LIỆU CÁI CHẾT CÓ ĐÁNG SỢ LẮM không nhỉ? Hôm nay là ngày thứ tám hay thứ chín gì đó của Olympic Atlanta, có lẽ tôi sẽ không kịp xem Carl Lewis nhảy xa hay Michael Johnson dứt điểm cuộc chạy 400m như thế nào. Trước Olympic hai ngày, một chiếc TWA-800 của Mỹ rơi ngoài đại dương. Những hình ảnh kinh hoàng đó phủ đầy các kênh truyền hình trong những ngày qua. Những khuôn mặt thất thần, những dáng ngồi chờ đợi. Kinh hoàng cho những người ở lại. Còn những người đi trên chuyến bay đó còn lại gì? Chỉ là một dấu chấm hết to tướng mà thôi. Cô tiếp viên hỏi tôi, “Anh cần thêm túi nôn không?”. Tôi không đáp được, tôi mệt lắm, vả lại tôi đang bận nghĩ. Thế đấy, cái chết thật ra chỉ dễ sợ khi người ta ngồi mà chứng kiến hay ngắm nghía, chứ một khi nó đã đến thì không có gì để nói nhiều. Chấm dứt mọi chuyện. Trong một tích tắc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Mãi mãi như thế. Máy bay cứ nhồi lên nhồi xuống tìm cách hạ cánh. Tôi ngồi ngay cửa thoát hiểm thấy cái cánh dài của nó nghiêng ngả phe phẩy như quạt. Các cô tiếp viên bận bịu túi bụi, tóc tai xổ cả ra. Những chiếc áo hồng giờ cứ nhòe nhòe như những vệt màu ướt. Nào chăn nào nước nào khăn. Cổ tôi đắng nghét. Nếu chết mà lại nhẹ nhàng như một dấu chấm hết thế kia thì cái gì mới đáng sợ nhất nhỉ? Tiền bạc à? Cũng không. Thời buổi này có bị đẩy ra đường với hai tay trắng cũng khó mà chết vì đói rũ. Sự nghiệp à? Cũng không. Thành bại cũng là một cái gì đó mơ hồ lắm. Thế thì gì? Nhất định phải có một cái gì đó khiến người ta sợ, người ta bất lực, chứ nếu không, ai cũng vênh vênh váo váo cả thì loạn mất. Tiếng tiếp viên nói qua loa nhỏ: “Máy bay chúng ta sẽ quay lại N. chờ hết bão”. Giọng này rất hợp với kiểu nói: “Ghét anh quá đi THÔI !”. À, TÔI NHỚ RA TÔI ĐANG ĐI đâu. Tôi đang chạy trốn. Khi trốn là đã biết sợ rồi. Vậy thì có thể kết luận ngay rằng, sợ hơn cả cái chết, là nỗi buồn. Không ai có thể vo viên nỗi buồn mà ném ra ngoài cửa sổ, dù biết giữ trong lòng là héo úa lắm, bức bối lắm, không thoát được. Lúc ngồi ở phòng chờ tôi lang thang xem hai tay thanh niên người Pháp tóc vàng hoe mồ hồi mồ kê nhễ nhại đá cầu, trong khi nhân viên sân bay cứ thắt thỏm không biết nên cấm hay nên cho phép cái trò chơi quá đỗi tự nhiên bụi đời này. Tôi len vào giữa cả bọn và nhặt được một tờ chuyên đề điện ảnh đầy những câu vớ vẩn đặt ra cho mấy diễn viên Hồng Kông. Trong đó có ảnh một chàng bị thất tình nhưng mặt mày béo tốt chải chuốt khiến tôi dí mũi vào. Chàng kể, khi bị bồ bỏ, chàng đã quay về nhà mà khóc sướt mướt. Mẹ chàng mới bảo rằng, “Mẹ mong rằng ngày mẹ chết con cũng có thể khóc như vậy”. Câu này báo chơi chữ italic khiến tôi chạnh lòng hết sức. Và suốt buổi, cái câu nói có tính giáo dục cao ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Quả thật, buồn bã bởi yêu đương chỉ là trò của con trẻ, đứng bên ngoài nhìn vào trông hết sức cải lương (xin lỗi !). Nhất người buồn lại là đàn ông. Tệ ! Nhưng đã nói rồi, làm sao mà thoát được đây. Du dương với một em khác ư? Càng chán chường ghê hơn. Ðọc truyện cười ư? Càng thấy nhạt nhẽo hơn. Và thế là tôi đã chạy trốn với đúng nghĩa của nó. Tôi bảo với Chi rằng, “Mọi chuyện khiến anh chịu hết nổi rồi. Anh đi một tuần”. Khi nói vậy, để giảm phần ướt át, tôi đã không chìa cho nàng xem cái vé đã mua từ lâu mà chỉ bình thản quay đi một cách ấn tượng. Chi đau khổ,”Anh đi thật sao? Anh đi thật sao?”. Cái câu đầy yêu thương ấy cứ ám ảnh tôi mãi, và nó là biểu hiện vật chất của nỗi buồn khủng khiếp mà lâu nay tôi không sao diễn đạt được. Ở N., suốt hai tiếng đồng hồ gặm cái bánh mì tròn dai nhách có kẹp chả mềm cùng một ly nước ngọt, tôi chỉ biết nhìn ra ngoài cửa kính, ngắm mây bay phù phù qua núi mà không nghĩ gì. Hình như tôi có ngủ chập chờn một lát, chân gác lên cái túi du lịch. Bên cạnh tôi, một gia đình trẻ chiếm hẳn chiếc ghế dài. Ðôi vợ chồng rất đẹp. Người đàn ông vạm vỡ, mắt kính đen sang trọng. Người vợ da nâu, mũi thẳng và mắt thì có cái nhìn đầy như muốn hớp hồn người ta. Suốt buổi, hai vợ chồng không nói với nhau một lời nào. Chỉ có con bé con chạy qua chạy lại giữa hai người, liến thoắng. Ðó là một con bé có khuôn mặt người lớn, mà bất hạnh thay, khuôn mặt ấy xấu xí lạ lùng. Nó chạy quanh phòng đợi và thỉnh thoảng lại lâm vào ngõ cụt. “Chú để chân xuống cho cháu qua nào !”, nó nói với tôi, giọng nhanh và chuẩn. Cứ thế, con bé chạy qua chạy lại nhưng không tỏ vẻ tha thiết với người nào và trí tưởng tượng nghèo nàn nhưng rảnh rang của tôi bắt đầu vẽ nên một câu chuyện có chiều hướng không tốt lắm với những gì mình nhìn thấy. Thêm hai tiếng đồng hồ trôi qua nữa, trời tối dần và trên đầu núi mây bay chậm rãi hơn nhưng vẫn dày đặc khiến giữa cái sân bay xa lạ này tình cảnh mọi người nom càng có vẻ thê thiết giả tạo hơn. Ðúng sáu giờ chiều, tiếng tiếp viên hàng không lại vang lên, rõ ràng mạch lạc, “Bão tan”. Lần này là giọng tự tin của người không còn nợ nần gì ai nữa. Giọng này rất giống kiểu nói “Thôi đi !” của Chi khi em phủi tay. Gia đình con con bên cạnh tôi thu xếp đồ đạc. Người phụ nữ kéo lê túi xách đi trước, đứa trẻ thì nắm chặt tay cha dẫn đường. Ðó là một người đàn ông khiếm thị. Ðường xuống cầu thang đông nghẹt người ùn lại, gia đình ba người đó nép vào một góc. Ðứa bé vẫn nắm chặt tay cha, còn người phụ nữ thì vén tóc duyên dáng, mắt nhìn qua tôi vẫn rất đầy, bình thản. Tôi xách cái túi nhẹ bỗng của mình lên, lòng nhen nhóm một nỗi hổ thẹn nho nhỏ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Truyện ngắn chọn lọc
Phía sau nỗi buồn - Phan Triều Hải
Top